Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và dân cư quận Cầu Giấy

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 44)

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và dân cư Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý:

Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây Thành phố Hà Nội, với tổng diện tự nhiên là 1.231,70 ha, phía Bắc giáp quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, phía Nam giáp quận Thanh Xuân, phía Tây giáp quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm, phía Đông giáp quận Đống Đa, quận Ba Đình, quận Tây Hồ.

Quận nằm ở cửa ngõ phía tây nhưng liền kề với quận trung tâm, một trong những khu phát triển chính của thành phố Hà Nội. Trong quận có sông Tô Lịch chạy dọc theo chiều dài phía Đông của quận, có các trục đường giao thông vành đai nối thủ đô Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài và trục đường chính nối trung tâm Hà Nội với chuỗi đô thị vệ tinh Hòa Lạc - Sơn Tây - Xuân Mai (đường Trần Duy Hưng, đường Cầu Giấy - Xuân Thủy - 32). Có thể nói, quận có vị trí rất quan trọng ở phía Tây-Tây Bắc thủ đô Hà Nội, lại là nơi đang có tốc độ đô thị hóa nhanh với nhiều dự án lớn trên các lĩnh vực KT- XH.

Địa hình:

Về địa hình: Địa hình quận Cầu Giấy tương đối bằng phẳng, cao độ thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Phần đất phía Bắc quận và khu dân cư hữu ngạn sông Tô Lịch có cao độ từ 6,4-7,2m. Phía Tây và Nam quận phần lớn là đất canh tác cao độ từ 4,8 - 5.4m. Chất lượng đất đai ở đây được

34

hình thành chủ yếu do sự bồi đắp của phù sa sông Hồng và sông Tô lịch, tương đối tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc biệt là các loại lúa, rau màu và hoa cây cảnh. Tuy nhiên, đến nay do phát triển đô thị nên không còn duy trì được.

Thời tiết, khí hậu:

Khí hậu của quận mang những đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho đời sống và sản xuất. Nhiệt độ trung bình hàng năm của quận vào khoảng 23,9oC. Trong đó, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 6, trung bình là 29,4 oC và thấp nhất là vào tháng 1, trung bình là 16,9 oC. Lượng mưa trung bình hàng năm của Quận là 1577,3 mm. Lượng mưa thường cao nhất là vào tháng 7 và tháng 8, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12, khoảng 13,29 mm.

Điều kiện kinh tế - xã hội

Về kinh tế:

Kinh tế của quận phát triển nhanh và khá toàn diện, tạo được sự chuyển dịch quan trọng về cơ cấu theo đúng định hướng: từ “Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp” nay chuyển sang “Dịch vụ - Thương mại và Công nghiệp - Xây dựng”. Giá trị sản xuất ngành Thương mại - Dịch vụ ngoài nhà nước năm 2019 đạt 84.172,970 tỷ đồng, tăng 16,46% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ngoài nhà nước năm 2019 đạt 53.557,042 tỷ đồng, tăng 10,7%.

Công tác thu, chi ngân sách: Thu ngân sách quận năm 2019 đạt 7.522 tỷ đồng, đạt 87% dự toán Thành phố giao. Chi ngân sách ước thực hiện 1.391,508 tỷ đồng, đạt 78% dự toán HĐND quận giao, trong đó chi đầu tư phát triển 608,8 tỷ đồng đạt 77% dự toán sau điều chỉnh; chi thường xuyên

35

đạt 727 tỷ đồng đạt 89% dự toán; chi từ nguồn ngân sách thành phố bổ sung 40,669 tỷ đồng đạt 100% dự toán.

Đến nay, quận có 16.052 doanh nghiệp (tăng 1.766 doanh nghiệp), 9.068 hộ kinh doanh cá thể, tăng 499 hộ kinh doanh.

Cụm Tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ hình thành (nay là Khu Công nghệ thông tin tập trung) thu hút gần 400 doanh nghiệp. Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại ngày càng nhiều. Quận Cầu Giấy đang trên đà phát triển để trở thành một trong những Trung tâm Thương mại - Dịch vụ - Hành chính - Giáo dục của Thủ đô với các ngành dịch vụ hiện đại về Tài chính - Ngân hàng - Tin học - Viễn Thông.

Về văn hóa - xã hội:

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo liên tục đạt được những thành tựu quan trọng. Ngành giáo dục - đào tạo quận được quan tâm phát triển mạnh mẽ cả về giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn. Trong 20 năm qua, quận đã đầu tư 2.022,638 tỷ đồng để xây mới, cải tạo sửa chữa trường học, là đơn vị dẫn đầu thành phố về đầu tư cho giáo dục. Toàn quận có 43 trường đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt có trường THPT Nghĩa Tân đạt mô hình trường chuẩn khu vực Đông Nam Á. Ngành giáo dục quận tự hào có nhiều giáo viên, học sinh đạt giải cấp thành phố, quốc gia và đạt giải quốc tế trên các lĩnh vực. Liên tục nhiều năm ngành giáo dục và đào tạo quận được nhận cờ thi đua xuất sắc của Thành phố, nhiều năm liền dẫn đầu Thành phố về tỷ lệ học sinh thi đỗ vào lớp 10.

Hoạt động văn hóa - thể thao được đẩy mạnh từ quận tới cơ sở, 8/8 phường đều có nhà văn hóa được xây dựng khang trang, các tổ dân phố, liên tổ dân phố đều có nhà họp, nhà sinh hoạt cộng đồng. Hoạt động thể dục thể thao phong trào và thể thao thành tích cao được quan tâm phát triển; nhiều điểm vui chơi, nhà văn hóa, di tích lịch sử văn hóa - cách mạng được đầu tư

36

nâng cấp, cải tạo; các khu vui chơi được đầu tư lắp đặt các thiết bị thể thao ngoài trời góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách xã hội đạt nhiều kết quả; 100% hộ gia đình được cấp nước sạch, hàng chục nghìn người được hỗ trợ, giới thiệu giải quyết việc làm.

Điều kiện dân cư

Quận Cầu Giấy được hình thành trong vùng ven nội thành trước đây, là một vùng đất cổ, từ xa xưa đã giữ một vị trí chiến lược quan trọng của Thăng Long - Hà Nội.

Do vị trí địa lý và các yếu tố lịch sử để lại nên quận Cầu Giấy có đặc điểm về dân số và lao động rất phức tạp. Theo số liệu thống kê của quận, thì năm 2019 toàn quận có dân số khoảng 292.536 người với tổng số 90.862 hộ. Quận Cầu Giấy là nơi tập trung nhiều các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và các Viện nghiên cứu khoa học nên số lượng sinh viên, học sinh rất lớn đồng thời do số lượng lớn người dân di cư từ các vùng khác tới tạo nên sự gia tăng dân số nhanh. Đây là hệ quả tất yếu của quá trình đô thị hóa.

Số người trong độ tuổi lao động là 261.865 người, trong đó số người chưa có việc làm còn khá lớn. Đặc biệt đáng lưu ý, số lượng lao động nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy trong 5 năm gần đây đã không còn, ngược lại số lượng lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên rất nhanh. Lực lượng lao động trên địa bàn quận chưa được đào tạo còn chiếm tỷ trọng cao. Lực lượng lao động đã được đào tạo thì mất cân đối, lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên lớn hơn số lao động là công nhân, trung cấp kỹ thuật như vậy lực lượng lao động của Cầu Giấy tuy đông về số lượng nhưng về chất lượng còn hạn chế.

37

2.1.2. Ảnh hưởng của các điều kiện trên đến công tác quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp

Cầu Giấy thuộc khu vực phát triển của trung tâm Thành phố. Quận có vị trí rất quan trọng ở phía Tây-Tây Bắc thủ đô Hà Nội, lại là nơi đang có tốc độ đô thị hóa nhanh với nhiều dự án lớn trên các lĩnh vực KT-XH. Sự phát triển này làm ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Cầu Giấy đã thực hiện nhiều dự án, nhiều công trình mang tầm cỡ quốc gia, nhiều khu đô thị mới liên tiếp được xây dựng như: Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, Trung Yên, Cầu Giấy, Dịch Vọng…Từ chỗ chỉ có vài tuyến phố chính được trải nhựa, còn lại hầu hết là đường làng, ngõ xóm chưa được kiên cố hóa, đến nay hệ thống giao thông, công viên cây xanh được đầu tư mở mang xây dựng đồng bộ như: đường Hoàng Quốc Việt, Trần Duy Hưng, Trần Thái Tông, Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Huyên, Võ Chí Công… ,02 công viên Cầu Giấy, công viên Nghĩa Đô. Việc dành quỹ đất cho nhu cầu này là tất yếu, nhưng dẫn đến quỹ đất công, quỹ đất nông nghiệp bị mất đi để lấy đất thực hiện các dự án trên.

Việc nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới cơ sở hạ tầng - xã hội phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngoài việc chiếm một phần diện tích đất đai không nhỏ còn phải giải quyết hàng loạt các vấn đề như giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất.

Tốc độ đô thị hóa nhanh kéo theo sự gia tăng dân số kèm theo các nhu cầu của đời sống và sản xuất gây sức ép lên hệ thống hạ tầng của quận đặc biệt là giao thông, điện, nước, nhà ở và địa điểm sản xuất cho người dân. Điều kiện chỗ ở không đảm bảo bởi vậy tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai xảy ra.

38

Như vậy, sự phát triển KT-XH cùng sự gia tăng dân số cơ học cao đã tác động mạnh mẽ đến quá trình sử dụng đất đai trên địa bàn quận Cầu Giấy (trong đó chiếm tỷ lệ không nhỏ là đất công, đất nông nghiệp). Sự biến động đất đai lớn, áp lực sử dụng đất ngày càng cao, đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết để nhằm tạo sự trật tự, ổn định trên địa bàn quận. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý đất đai, đòi hỏi cơ quan quản lý đất đai phải nắm rõ, quản chặt để đảm bảo việc quản lý được thực hiện tốt.

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy trên địa bàn quận Cầu Giấy

Từ năm 2000 đến năm 2019, UBND quận Cầu Giấy đã ban hành các văn bản chỉ đạo về kiểm tra, rà soát các diện tích đất công, đất nông nghiệp, đất nhỏ lẻ xen kẹt trên địa bàn quận như sau:

Trong giai đoạn 2000-2006 , UBND quận đã ban hành 69 quyết định thu hồi đất kẹt, đất hoang hóa.

Năm 2011, UBND quận có văn bản số 591/UBND-TNMT ngày 18/7/2011 chỉ đạo UBND các phường báo cáo, cung cấp các hồ sơ tài liệu và tổng hợp tình hành quản lý, SDĐ nông nghiệp, đất công trên địa bàn quận.

Năm 2014, thực hiện Chỉ thị 04/CT-UBND ngày 14/01/2014 của UBND thành phố về tăng cường công tác QLNN đối với đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn thành phố; Văn bản số 494/STNMT-TTr ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Sở TN&MT về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 14/01/2014 của UBND thành phố tại các quận, huyện, thị xã. Ngày 21/4/2014, UBND quận Cầu Giấy ban hành kế hoạch 75/KH-UBND về việc kiểm tra, tăng cường công tác QLNN đối với đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn quận Cầu Giấy.

39

Đồng thời, UBND quận ban hành văn bản chỉ đạo UBND các phường tăng cường công tác quản lý đất nông nghiệp, đất công, đất chưa sử dụng như: Văn bản số 117/TNMT ngày 12/4/2016 của phòng TN&MT; Văn bản số 905/UBND-TNMT ngày 09/9/2016 của UBND quận.

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2019, tổng diện tích tự nhiên của quận Cầu Giấy là: 1.231,70 ha, được phân theo các loại đất chính như Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Diện tích, cơ cấu đất đai phân theo mục đích sử dụng trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2019

TT Chỉ tiêu SDĐ

I Tổng diện tích tự nhiên

1 Đất nông nghiệp

1.1 Đất trồng cây hàng năm

1.2 Đất trồng cây lâu năm

2 Đất phi nông nghiệp

2.1 Đất ở tại đô thị

2.2 Đất chuyên dùng

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan

2.2.2 Đất quốc phòng

2.2.3 Đất an ninh

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp

2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

2.2.6 Đất có mục đích công cộng

TT Chỉ tiêu SDĐ

I Tổng diện tích tự nhiên

2.3 Đất cơ sở tôn giáo

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng

3 Đất chưa sử dụng

Nguồn: Phòng TN&MT quận Cầu Giấy[17].

2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp 28,41 ha, chiếm 2,32% tổng diện tích đất tự nhiên của quận. Phân theo đơn vị hành chính: phường Mai Dịch có 23,73 ha; phường Dịch Vọng có 0,19 ha; phường Dịch Vọng Hậu có 3,45ha; phường Trung Hoà có 0,09 ha, Yên Hòa có 0,95 ha.

Thể hiện chi tiết tại Biểu 2.2 và Biểu 2.3

Biểu 2.2: Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2019 quận Cầu Giấy

STT LOẠI ĐẤT

1 Đất nông nghiệp

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp

STT LOẠI ĐẤT

Đất trồng cây hàng năm khác 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm

Nguồn: Phòng TN&MT quận Cầu Giấy [17]. Cụ thể như sau:

Đất sản xuất nông nghiệp 28,41 ha, chiếm 100,0% tổng diện tích đất nông nghiệp. Phân theo đơn vị hành chính: phường Mai Dịch có 23,73 ha; phường Dịch Vọng có 0,19 ha; phường Dịch Vọng Hậu có 3,45 ha; phường Trung Hoà có 0,09 ha, phường Yên Hoà 0,95 ha.Trong đó:

- Đất trồng cây hàng năm 4,71 ha, chiếm 16,5% tổng diện tích đất nông nghiệp, toàn bộ là đất trồng cây hàng năm khác. Phân theo đơn vị hành chính: phường Dịch Vọng có 0,19 ha; phường Dịch Vọng Hậu có 3,45 ha; phường

- Đất trồng cây lâu năm 23,73 ha, chiếm 83,5% tổng diện tích đất nông nghiệp. Tập trung toàn bộ tại phường Mai Dịch.

Biểu 2.3: Diện tích đất nông nghiệp phân theo đơn vị hành chính năm 2019 quận Cầu Giấy

Thứ tự Loại đất

I Tổng diện tích tự

nhiên

42

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 1.1.1.1 Đất trồng lúa 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm

Nguồn: Phòng TN&MT quận Cầu Giấy[17].

Hiện trạng sử dụng đất công

Hiện trạng sử dụng đất công trên địa bàn quận Cầu Giấy, chi tiết thể hiện theo Bảng 2.4:

Bảng 2.4: Diện tích, cơ cấu SDĐ công năm 2019 trên địa bàn quận Cầu Giấy

STT Loại đất

Tổng diện tích tự nhiên

1 Tổng diện tích đất công

1.1 Đất sử dụng vào mục đích công cộng do

UBND các phường quản lý

1.1.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan , CT sự

nghiệp

1.1.2 Đất có mục đích công cộng

1.1.3 Đất có mặt nước chuyên dùng

1.2 Đất chưa sử dụng do UBND các phường

43

Nguồn: Phòng TN&MT quận Cầu Giấy[17]. Tổng diện tích đất công trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2019 là 149,0513 ha, chiếm 12,16% tổng diện tích đất tự nhiên cụ thể như sau: Đất sử dụng vào mục đích xây dựng Trụ sở UBND, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ và công trình công cộng khác do UBND các phường quản lý là 144,53 ha, chiếm 11,79% tổng diện tích đất tự nhiên. Bao gồm: Đất xây dựng trụ sở cơ quan của tổ chức sự nghiệp: là 1,04 ha, chiếm 0,08 % tổng diện tích đất tự nhiên; Đất có mục đích công cộng là 141,58 ha. Trong đó: Đất giao thông: 139,55 ha; Đất thủy lợi: 1,95 ha; Đất công trình công cộng khác: 0,08 ha; Đất có mặt nước chuyên dùng là 1,91 ha, chiếm 0,16% tổng diện tích đất tự nhiên; Đất chưa sử dụng do UBND các

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 44)

w