Thực trạng quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 49)

(trong đó chiếm tỷ lệ không nhỏ là đất công, đất nông nghiệp). Sự biến động đất đai lớn, áp lực sử dụng đất ngày càng cao, đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết để nhằm tạo sự trật tự, ổn định trên địa bàn quận. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý đất đai, đòi hỏi cơ quan quản lý đất đai phải nắm rõ, quản chặt để đảm bảo việc quản lý được thực hiện tốt.

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy trên địa bàn quận Cầu Giấy

Từ năm 2000 đến năm 2019, UBND quận Cầu Giấy đã ban hành các văn bản chỉ đạo về kiểm tra, rà soát các diện tích đất công, đất nông nghiệp, đất nhỏ lẻ xen kẹt trên địa bàn quận như sau:

Trong giai đoạn 2000-2006 , UBND quận đã ban hành 69 quyết định thu hồi đất kẹt, đất hoang hóa.

Năm 2011, UBND quận có văn bản số 591/UBND-TNMT ngày 18/7/2011 chỉ đạo UBND các phường báo cáo, cung cấp các hồ sơ tài liệu và tổng hợp tình hành quản lý, SDĐ nông nghiệp, đất công trên địa bàn quận.

Năm 2014, thực hiện Chỉ thị 04/CT-UBND ngày 14/01/2014 của UBND thành phố về tăng cường công tác QLNN đối với đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn thành phố; Văn bản số 494/STNMT-TTr ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Sở TN&MT về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 14/01/2014 của UBND thành phố tại các quận, huyện, thị xã. Ngày 21/4/2014, UBND quận Cầu Giấy ban hành kế hoạch 75/KH-UBND về việc kiểm tra, tăng cường công tác QLNN đối với đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn quận Cầu Giấy.

39

Đồng thời, UBND quận ban hành văn bản chỉ đạo UBND các phường tăng cường công tác quản lý đất nông nghiệp, đất công, đất chưa sử dụng như: Văn bản số 117/TNMT ngày 12/4/2016 của phòng TN&MT; Văn bản số 905/UBND-TNMT ngày 09/9/2016 của UBND quận.

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2019, tổng diện tích tự nhiên của quận Cầu Giấy là: 1.231,70 ha, được phân theo các loại đất chính như Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Diện tích, cơ cấu đất đai phân theo mục đích sử dụng trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2019

TT Chỉ tiêu SDĐ

I Tổng diện tích tự nhiên

1 Đất nông nghiệp

1.1 Đất trồng cây hàng năm

1.2 Đất trồng cây lâu năm

2 Đất phi nông nghiệp

2.1 Đất ở tại đô thị

2.2 Đất chuyên dùng

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan

2.2.2 Đất quốc phòng

2.2.3 Đất an ninh

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp

2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

2.2.6 Đất có mục đích công cộng

TT Chỉ tiêu SDĐ

I Tổng diện tích tự nhiên

2.3 Đất cơ sở tôn giáo

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng

3 Đất chưa sử dụng

Nguồn: Phòng TN&MT quận Cầu Giấy[17].

2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp 28,41 ha, chiếm 2,32% tổng diện tích đất tự nhiên của quận. Phân theo đơn vị hành chính: phường Mai Dịch có 23,73 ha; phường Dịch Vọng có 0,19 ha; phường Dịch Vọng Hậu có 3,45ha; phường Trung Hoà có 0,09 ha, Yên Hòa có 0,95 ha.

Thể hiện chi tiết tại Biểu 2.2 và Biểu 2.3

Biểu 2.2: Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2019 quận Cầu Giấy

STT LOẠI ĐẤT

1 Đất nông nghiệp

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp

STT LOẠI ĐẤT

Đất trồng cây hàng năm khác 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm

Nguồn: Phòng TN&MT quận Cầu Giấy [17]. Cụ thể như sau:

Đất sản xuất nông nghiệp 28,41 ha, chiếm 100,0% tổng diện tích đất nông nghiệp. Phân theo đơn vị hành chính: phường Mai Dịch có 23,73 ha; phường Dịch Vọng có 0,19 ha; phường Dịch Vọng Hậu có 3,45 ha; phường Trung Hoà có 0,09 ha, phường Yên Hoà 0,95 ha.Trong đó:

- Đất trồng cây hàng năm 4,71 ha, chiếm 16,5% tổng diện tích đất nông nghiệp, toàn bộ là đất trồng cây hàng năm khác. Phân theo đơn vị hành chính: phường Dịch Vọng có 0,19 ha; phường Dịch Vọng Hậu có 3,45 ha; phường

- Đất trồng cây lâu năm 23,73 ha, chiếm 83,5% tổng diện tích đất nông nghiệp. Tập trung toàn bộ tại phường Mai Dịch.

Biểu 2.3: Diện tích đất nông nghiệp phân theo đơn vị hành chính năm 2019 quận Cầu Giấy

Thứ tự Loại đất

I Tổng diện tích tự

nhiên

42

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 1.1.1.1 Đất trồng lúa 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm

Nguồn: Phòng TN&MT quận Cầu Giấy[17].

Hiện trạng sử dụng đất công

Hiện trạng sử dụng đất công trên địa bàn quận Cầu Giấy, chi tiết thể hiện theo Bảng 2.4:

Bảng 2.4: Diện tích, cơ cấu SDĐ công năm 2019 trên địa bàn quận Cầu Giấy

STT Loại đất

Tổng diện tích tự nhiên

1 Tổng diện tích đất công

1.1 Đất sử dụng vào mục đích công cộng do

UBND các phường quản lý

1.1.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan , CT sự

nghiệp

1.1.2 Đất có mục đích công cộng

1.1.3 Đất có mặt nước chuyên dùng

1.2 Đất chưa sử dụng do UBND các phường

43

Nguồn: Phòng TN&MT quận Cầu Giấy[17]. Tổng diện tích đất công trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2019 là 149,0513 ha, chiếm 12,16% tổng diện tích đất tự nhiên cụ thể như sau: Đất sử dụng vào mục đích xây dựng Trụ sở UBND, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ và công trình công cộng khác do UBND các phường quản lý là 144,53 ha, chiếm 11,79% tổng diện tích đất tự nhiên. Bao gồm: Đất xây dựng trụ sở cơ quan của tổ chức sự nghiệp: là 1,04 ha, chiếm 0,08 % tổng diện tích đất tự nhiên; Đất có mục đích công cộng là 141,58 ha. Trong đó: Đất giao thông: 139,55 ha; Đất thủy lợi: 1,95 ha; Đất công trình công cộng khác: 0,08 ha; Đất có mặt nước chuyên dùng là 1,91 ha, chiếm 0,16% tổng diện tích đất tự nhiên; Đất chưa sử dụng do UBND các phường quản lý trên địa bàn quận Cầu Giấy là 4,5213 ha, chiếm 0,37% tổng diện tích đất tự nhiên.

2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với đất công, đất nôngnghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy

Tổ chức bộ máy QLNN về đất đai tại quận Cầu Giấy

UBND quận Cầu Giấy là cơ quan thực hiện chức năng QLNN về đất đai trên địa bàn quận, để thực hiện được nhiệm vụ đó UBND quận phối hợp với các đơn vị khác thuộc hệ thống QLNN về đất đai được pháp luật quy định, nhằm mang lại môi trường thuận lợi nhất cho người SDĐ trong việc thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với đất đai, đảm bảo đất đai được sử dụng hiệu quả cao cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, cộng đồng, xã hội cũng như bảo vệ môi trường sống bền vững trên địa bàn quận, cụ thể: UBND quận chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND Thành phố Hà Nội, sự giám sát của HĐND quận, có trách nhiệm với Mặt trận Tổ quốc quận và các tổ chức đoàn thể cùng cấp chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; phối

44

hợp cùng với Viện kiểm sát nhân dân quận và Tòa án nhân dân quận trong đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp Luật Đất đai; phối hợp, kiểm tra và chỉ đạo UBND các phường trực thuộc quận trong tổ chức QLNN về đất đai trên địa bàn.

Phòng TN&MT quận Cầu Giấy là cơ quan chuyên môn giúp UBND quận Cầu Giấy thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn quận. Chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp từ UBND quận Cầu Giấy và sự hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ của Sở TN&MT Thành phố; có trách nhiệm hướng dẫn và giúp UBND phường, cán bộ địa chính phường về công tác chuyên môn. Đối với cấp phường, mỗi phường có từ 2-3 cán bộ địa chính trong biên chế. Phần lớn cán bộ địa chính cấp phường là cán bộ trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều nên có một phần ảnh hưởng đến hiệu quả công tác QLĐĐ trên địa bàn.

Phòng TN&MT quận có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Chức năng của Phòng TN&MT: là cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Cầu Giấy thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND quận QLNN về TN&MT gồm: đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất...

Phòng TN&MT có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của UBND quận đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở TN&MT.

- Nhiệm vụ: Trình UBND quận ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực TN&MT.

45

Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TN&MT, theo dõi thi hành pháp luật về TN&MT.

Lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ, chuyển QSDĐ, cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND quận.

Tham gia xác định giá đất, mức thu tiền SDĐ, tiền thuê đất của địa phương; tổ chức thẩm định nguồn gốc đất, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật; tham mưu giúp Chủ tịch UBND quận quyết định trưng dụng đất, gia hạn trưng dụng đất.

Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và các kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trên địa bàn; thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước, môi trường và đa dạng sinh học trên địa bàn.

Tham gia thực hiện các giải pháp ngăn ngừa và kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại; tiếp nhận, xử lý thông tin, dữ liệu về các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, quản lý nguồn gen; tham gia tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái, loài và nguồn gen.

46

Thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng tài nguyên nước, nguồn nước sinh hoạt tại địa phương; điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.

Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền.

Tổ chức đăng ký hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo thẩm quyền.

Tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tham gia cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn quận.

Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản.

Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về TN&MT; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí về TN&MT theo quy định của pháp luật và phân công của UBND quận.

Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác QLNN về TN&MT.

Giúp UBND quận QLNN đối với các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tham gia quản lý tổ chức và hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực TN&MT thuộc thẩm quyền của UBND quận.

Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ QLNN về TN&MT đối với công chức chuyên môn về TN&MT thuộc UBND các phường.

47

Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND quận và Sở TN&MT.

Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của UBND quận.

Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật.

Giúp UBND quận quản lý các nguồn tài chính và các dịch vụ công trong lĩnh vực TN&MT theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND quận giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Trong công tác quản lý đất công, đất nông nghiệp, quy hoạch, kế hoạch hoá là một công cụ hết sức hữu hiệu, nhất là trong nền kinh tế thị trường. Quy hoạch còn là công cụ để phân bổ nguồn lực (kể cả vốn, lao động và công nghệ) đồng đều. Quy hoạch dài hạn về đất đai được công bố sẽ giúp các nhà đầu tư chủ động hơn trong việc hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của mình.

Quy hoạch, kế hoạch SDĐ được duyệt là căn cứ và là điều kiện bắt buộc để thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ. Quy hoạch là công cụ quản lý khoa học, vì trong công tác lập quy hoạch phải đảm bảo tính thống nhất, tính đồng bộ, tính khoa học và tính dự báo. Một quy hoạch tốt cần đảm bảo tính chiến lược và tính thực thi. Trong công tác thực thi cần tuân thủ theo các nội dung đã quy hoạch, hạn chế

48

tối đa việc điều chỉnh bổ sung. Quy hoạch, kế hoạch là công cụ quan trọng của quản lý.

Ngoài quy hoạch SDĐ, còn có các quy hoạch khác hỗ trợ cho công tác QLNN về đất nông nghiệp như quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, hoạch xây dựng đô thị và khu dân cư …

Quy hoạch, kế hoạch SDĐ là một trong 15 nội dung QLNN về đất đai được ghi nhận tại Điều 22, Luật Đất đai 2013. Quy hoạch, kế hoạch SDĐ có vai trò và chức năng rất quan trọng, nó vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của một hệ thống các biện pháp kỹ thuật, KT-XH để hình thành các phương án tổ chức lại việc SDĐ. Đối với Nhà nước, nó đảm bảo việc SDĐ hợp lý, tiết kiệm, đạt các mục đích nhất định và phù hợp với các quy định của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu mặt bằng SDĐ trong hiện tại và tương lai của tất cả các ngành, các lĩnh vực cũng như sinh hoạt của mọi người có hiệu quả nhất. Thông qua quy hoạch, kế hoạch SDĐ để Nhà nước nắm chắc quỹ đất và xây dựng các chính sách QLĐĐ đồng bộ có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w