Trong một lần Phương Định đi phá bom: cô phải đào đất quanh bom, châm ngò

Một phần của tài liệu ĐỀ đọc HIỂU NGỮ văn 9 (kì II) (Trang 86 - 88)

- Hình ảnh hàng tre xuất hiệ nở khổ kết:

3. Trong một lần Phương Định đi phá bom: cô phải đào đất quanh bom, châm ngò

và đợi bom nổ. Ban đầu cô đi khom nhưng sau đó cô tự cảm thấy có ánh mắt các anh cao xạ đang dùng ống nhòm dõi theo, lòng tự trọng đã không cho phép cô đi khom mà đàng hoàng bước tới

4. * Giải thích : Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng

cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa

* Khẳng định và chứng minh: Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại:

– Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ( lấy dẫn chứng)

– Ngày nay: trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm ( nêu một vài tấm gương tiêu biểu của chiến sĩ cảnh sát, bộ đội…)

– Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn * Ý nghĩa của lòng dũng cảm:

+ chiến thắng được khó khăn, thử thách trong cuộc sống + chiến thắng chính bản thân để mình được hoàn thiện hơn

+ Dũng cảm tố cáo cái xấu cái ác còn giúp xã hội tốt đẹp, văn minh hơn

* Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng ảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám

đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống.

* Bài học nhận thức và hành động của bản thân:

+ Liên hệ bản thân đã dung cảm trong những việc gì…

+ Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏnhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn

+Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc.

ĐỀ 14:[…] Ở đây, trên cao điểm đầy bom này cũng có mưa đá. Những niềm vui

con trẻ của tôi lại nở tung ra, say sưa, tràn đầy. Chẳng ai có thì giờ mà gắt tôi. Chị Thao đang lúi húi hốt cái gì dưới đất. Chắc là đá. Còn Nho thì nhỏm dậy môi hé mở:

- Nào, mày cho tao mấy viên nữa.

Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó…Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu…

Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa…Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như song trong tâm trí tôi.

(Trích Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê) 1. Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi được sáng tác năm nào? 2. Nội dung chính của đoạn trích trên?

3. Tác dụng của việc dùng ngôi kế thứ nhất?

4. Phân tích cấu tạo ngữ pháp, chỉ ra các thành phần câu trong câu văn:

Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như song trong tâm trí tôi.

GỢI Ý:

1. Những ngôi sao xa xôi được sáng tác năm 1971

3.Tác dụng của việc dụng ngôi kể thứ nhất: diễn tả một cách chân thực và sinh động, tự nhiên những cảm xúc của nhân vật Phương Định.

4. Câu văn “Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như song trong tâm trí tôi” gồm các thành phần câu sau:

- Thành phần tình thái: bỗng chốc

- Thành phần trạng ngữ: sau một cơn mưa đá - Thành phần chủ ngữ; chúng

- Thành phần vị ngữ: xoáy mạnh như song trong tâm trí tôi.

ĐỀ 15. Cho đoạn văn sau:

« …Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt

lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó

chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen… »

(Trích “Những ngôi sao xa xôi” -Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập II )

Câu 1: “Chúng tôi” được nhắc đến trong đoạn văn trên là những ai? Họ làm nhiệm

vụ gì? Nụ cười và những lời nói đùa gọi nhau của các nhân vật ấy thể hiện vẻ đẹp nào ở họ?

Câu 2: Tại sao trong truyện, có lúc người kể chuyện xưng “tôi”, nhưng trong đoạn

trích này lại xưng là “chúng tôi” ? Tác dụng của cách thay đổi đại từ xưng hô đó?

Câu 3: Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu văn in đậm trên thuộc kiểu câu gì? Câu văn

“Cười thì hàm răng lóa lên trên khuôn mặt nhem nhuốc, khiến em liên tưởng tới câu thơ nào trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật? Chép lại chính xác khổ thơ có câu thơ đó?

GỢI Ý.

Câu 1: Học sinh nêu được:

- Nhân vật “chúng tôi” ở đây là : Phương Định, chị Thao và Nho. Họ là ba cô gái thanhniên xung phong làm nhiệm vụ trinh sát mặt đường trên một vùng trọng điểm ở Trường

Một phần của tài liệu ĐỀ đọc HIỂU NGỮ văn 9 (kì II) (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w