Diện tích thiết bị và từ từng khu vực nhà xưởng

Một phần của tài liệu Đồ án công nghê chế biến: Đề tài Thiết kế phân xưởng sản xuất dưa chuột dầm dấm (Trang 67 - 73)

Bảng7.1 diện tích thiết bị

STT Tên thiết bị Diện tích (m2) Số lượng Tống diện tích m2 1 Thiết bị làm sạch 4,8 1 4,8 2 Phân loại 9,41 2 1 9,412 3 Rửa 7,5 1 7,5 4 Ngâm 3,6 4 14,4 5 Phối trộn 1,43 2 2,86 6 Gia nhiệt 2,3 2 4,6 7 Dò kim loại 0 1 0,945 8 Rót dịch , 1 1,925 9 Đóng nắp , 1 0,825 10 Băng tải 0,45 2 0,9 11 Thanh trùng 3,15 3 9,45 12 Bổn rửa 0,25 12 3,0 13 Bàn chứa 5,25 2 10,5 14 Bàn xếp hộp 7,5 2 15

CHƯƠNG 8: AN TOÀN SẢN XUẤT TRONG PHÂN XƯỞNG - An toàn lao động

An toàn lao động trong nhà máy đóng vai trò rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến quá

trình sản xuất, sức khỏe và tính mạng của công nhân cũng như tình trạng máy móc, thiết bị. Vì vậy cần phải quan tâm đúng mức, phổ biến rộng rãi để người công nhân hiểu rõ được tầm quan trọng của nó. Nhà máy cần phải đề ra nội quy, biện pháp chặt chẽ để đề phòng.

Nguyên nhân gây tai nạn

- Tổ chức lao động và sự liên hệ giữa các bộ phận không chặt chẽ.

- Các thiết bị bảo hộ lao động còn thiếu hoặc không đảm bảo an toàn.

- Ý thức chấp hành kỷ luật của công nh n chưa cao.

- Vận hành thiết bị, máy móc không đúng quy trình kỹ thuật.

- Trình độ lành nghề và nắm vững về mặt kỹ thuật của công nhân còn yếu.

- Các thiết bị, máy móc được trang bị không tốt hoặc chưa hợp lý.

Những biện pháp hạn chế tai nạn lao động:

Công tác tổ chức quản lý nhà máy: có nội qui, qui chế làm việc cụ thể cho từng bộ phận, phân xưởng sản xuất. Máy móc thiết bị phải có bảng hướng dẫn vận hành và sử dụng cụ thể.

- Bố trí lắp đặt thiết bị phù hợp với quá trình sản xuất. Các loại thiết bị có động cơ như: Gàu tải, máy nghiền phải có che chắn cẩn thận.

- Các đường ống hơi nhiệt phải có lớp bảo ôn, có áp kế.

- Phải kiểm tra lại các bộ phận của máy trước khi vận hành để xem có hư hỏng gì không, nếu có phải sửa chữa kịp thời.

- Kho xăng, dầu, nguyên liệu phải đặt xa nguồn nhiệt. Trong kho phải có bình CO2 chống cháy và vòi nước để chữa lửa. Ngăn chặn người vô phận sự vào khu vực sản xuất và kho tàng. Không được hút thuốc lá trong kho.

- Người công nhân vận hành máy phải thực hiện đúng chức năng của mình, phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu máy móc bị hư hỏng do quy trình vận hành của mình.

tác phòng cháy nổ.

Những yêu cầu cụ thể về an toàn lao động:

- Đảm bảo ánh sáng khi làm việc: các phòng, phân xưởng sản xuất phải có độ sáng và thích hợp với từng công việc. Bố trí hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo không bị lấp bóng hoặc lóa mắt.

- Bố trí cửa phù hợp để tận dụng ánh sáng tự nhiên.

- Thông gió: Khu vực sản xuất và làm việc phải được thông gió tốt. Phân xưởng nấu thải nhiều nhiệt cần phải bố trí thêm quạt máy, tạo điều kiện thoải mái cho công nhân làm việc.

- An toàn về điện:

+ Hệ thống điện điều khiển phải được tập trung vào bảng điện, có hệ thống chuông điện báo và hệ thống đèn màu báo động.

+ Trạm biến áp, máy phát phải có biến báo, bố trí xa nơi sản xuất. + Các thiết bị điện phải được che chắn, bảo hiểm.

+ Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân cơ điện. - An toàn sử dụng thiết bị:

+ Thiết bị, máy móc phải sử dụng đúng chức năng, đúng công suất.

+ Mỗi loại thiết bị phải có hồ sơ rõ ràng. Sau mỗi ca làm việc phải có sự bàn giao máy móc, nêu rõ tình trạng để ca sau xử lý.

+ Thường xuyên theo dõi chế độ làm việc của máy móc, thiết bị. + Có chế độ vệ sinh, sát trùng, vô dầu mỡ cho thiết bị.

+ Phát hiện và sửa chữa kịp thời khi có hư hỏng. - Phòng chống cháy nổ:

+ Nguyên nhân xảy ra cháy nổ là do tiếp xúc với lửa, do tác động của tia lửa điện, do cạn nước trong lò hơi, các ống hơi bị co giãn, cong lại gây nổ.

+ Đề phòng cháy nổ cần phải tuyệt đối tuân theo các thao tác về thiết bị đã được hướng dẫn.

+ Không hút thuốc tại kho nguyên liệu, xăng dầu, gara ô tô… + Có bể chứa nước, cát chữa cháy, thiết bị chữa cháy.

+ Thường xuyên tham gia hội thảo phòng cháy chữa cháy. - Yêu cầu trong thiết kế thi công:

+ Bố trí khoảng cách các khu nhà trong mặt bằng sao cho hợp l để thuận lợi trong phòng và chữa cháy

+ Xung quanh nhà lạnh cần phải có đường ôtô ra vào để phòng và chữa cháy - Yêu cầu đối với trang thiết bị:

+ Đối với thiết bị dễ cháy nổ cần tuân thủ một cách nghiêm ngặt những qui định về thao tác, sử dụng và cần đặt cuối hướng gió.

- An toàn với hoá chất: các hoá chất phải đặt đúng nơi quy định. Khi sử dụng phải tuân theo quy định đề ra để tránh gây độc hại, ăn mòn và hư hỏng thiết bị.

- Chống sét: để đảm bảo an toàn cho các công trình trong nhà máy phải có cột thu lôi cho những công trình ở vị trí cao.

- Vệ sinh công nghiệp

Vấn đề vệ sinh công nghiệp có nghĩa cực kỳ quan trọng đối với nhà máy thực phẩm. Nếu tiêu chuẩn vệ sinh trong nhà máy không đảm bảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khoẻ của người tiêu dùng và công nhân.

Vệ sinh cá nhân của công nhân: vấn đề này yêu cầu rất cao, đặc

biệt là công nhân trực tiếp làm việc tại các phân xưởng sản xuất chính. - Công nhân phải ăn mặc quần áo sạch sẽ. Khi vào sản xuất phải mặc đồng phục của nhà máy, đội mũ, đeo khẩu trang, đi ủng và mang găng tay.

- Không được ăn uống trong khu vực sản xuất.

- Thực hiện tốt chế độ khám sức khỏe cho công nhân theo định kỳ, 6 tháng một lần. Không để người đau ốm vào khu vực sản xuất.

Vệ sinh máy móc, thiết bị:

- Máy móc thiết bị trước khi bàn giao lại cho ca sau hoặc sau khi kết thúc giờ làm việc phải được vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng.

Vệ sinh xí nghiệp:

- Trong các phân xưởng sản xuất, sau mỗi mẻ, mỗi ca cần phải làm vệ sinh khu làm việc.

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện vệ sinh trong và ngoài các phân xưởng.

CHƯƠNG 9: LỢI ÍCH DỰ ÁN

Trước đây dưa chuột được dùng như một loại quả tươi để giải khát là chính. Nhưng khi thị trường trong nước và thế giới được mở rộng, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng phong phú thì việc đa dạng hóa cách sử dụng là tất yếu. Ngày nay dưa chuột được sử dụng rộng rãi trong bữa ăn thường nhật dưới dạng quả tươi, sào, trộn salat, cắt lát, muối chua, đóng hộp,…Dưa chuột còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Đặc biệt dưa chuột muối đóng hộp là loại mặt hàng chủ lực trong số các món rau quả được chế biến xuất khẩu mà thế giới quan tâm. Dự án đã đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng hiện nay đó là sản phẩm đồ hộp dưa chuột dầm giấm.

Với giá trị tiện dụng, thông tin dinh dưỡng rõ ràng, thời gian bảo quản lâu dài và dễ dàng sử dụng đã làm cho sản phẩm đồ hộp phát triển khá là đa dạng, phong phú để đáp ứng nhu cầu của con người. Điều này giúp cho thị trường đồ hộp ngày càng mở rộng.Trong những năm gần đây Hoa Kì là một thị trường tiêu thụ lớn của mặt hàng rau quả xuất khẩu Việt Nam, chúng ta còn xâm nhập vào rất nhiều thị trường nước ngoài khác như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Singapo...Do đó việc sản xuất sản phẩm dưa chuột dầm giấm sẽ giúp nước ta tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào, sẵn có, thu được nguồn ngoại tệ, quảng bá nông sản Việt Nam với thị trường quốc tế.

Hiện nay ngành sản xuất rau quả và các sản phẩm chế biến rau quả rất phổ biến, tuy nhiên chỉ ở dạng xí nghiệp vừa và nhỏ, quy mô gia đình. Đối với các xí nghiệp vừa và nhỏ không chỉ sản xuất một mặt hàng sản phẩm mà kết hợp nhiều sản phẩm chính vì thế làm cho sản phẩm không nhiều, mức ổn định thấp, chất lượng sản phẩm không đảm bảo. Đó là một trong những rào cản lớn nhất của mặt hàng dưa chuột muối chua nói riêng và ngành rau nói chung đối với thị trường trong nước và xuất khẩu. Do đó việc thiết kế nhà máy chuyên sản xuất một sản phẩm sẽ đảm bảo các vấn đề sản lượng và chất lượng ổn định, an toàn, uy tín đáp ứng được xu thế tiêu dùng thực phẩm an toàn hiện nay.

Dự án sẽ tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động dài hạn cũng như thời vụ trên địa bản tỉnh Lâm Đồng.

Tận dụng được nguồn nguyên liệu tại địa phương, thu mua dưa chuột ngay tại vườn của những hộ nông dân, đảm bảo đầu ra của quả dưa chuột, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các hộ dân và doanh nghiệp.

CHƯƠNG 10:KẾT LUẬN CHUNG CHO DỰ ÁN 1.Quyết định của nhà đầu tư

Theo những gì đã điều tra và nghiên cứu về thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như nguồn cung ứng nguyên liệu thì công ty quyết định lựa chọn sản xuất ra sản phẩm: “ dưa chuột dầm giấm” với công suất 1500 tấn nguyên liệu/ năm.

Trên cơ sở chọn vùng nguyên liệu tại Lâm Đồng nên địa điểm đặt công ty sẽ đặt tại Khu công nghiệp Lộc Sơn thuộc địa bàn Phường Lộc Sơn-TX Bảo Lộc-Tỉnh Lâm Đồng, KCN cách thị xã 3 km về phía Đông Nam, nằm cạnh các đầu mối giao thông chính. Phía Bắc có Quốc lộ 20 nối TP Hồ Chí Minh với Đà Lạt, phía tây là quốc lộ 55 nối với các tỉnh Bình Thuận.

Với việc lựa chọn công suất hoạt động mỗi năm như vậy nhà máy sẽ được xây dựng với diện tích và quy mô phù hợp nhất.

Từ việc hoàn thành các công việc trước đó thì công ty sẽ đẩy nhanh tiến trình hoạt động để sớm tạo ra những sản phẩm đầu tiên với chất lượng tốt nhất, thu lại lợi nhuận cho công ty cũng như cung cấp được sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

2.Ảnh hưởng của dự án tới môi trường

Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Sản xuất dưa chuột dầm dấm phải trải qua nhiều bước , có nhiều phế phụ phẩm nếu không được sử lí sẽ gây ô nhiễm môi trường như nước thải khi rửa quả, nước dịch, các loại hóa chất để rửa lọ thủy tinh, quả thối hỏng , quả không đạt yêu cầu sẽ làm ô nhiễm nguồn nước... Mùi hôi từ các chất thải gây ô nhiễm không khí cho cả khu vực, tình trạng ô nhiễm không khí chủ yếu là do sử dụng nhiên liệu, lượng bụi và khí CO, CO2, SO2 và Nox thải ra trong quá trình sản xuất khá cao. Xử lí các chất thải không đúng sẽ làm ô nhiễm nguồn đất, hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các khu vực xung quanh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.

Vậy để xây dựng nhà máy này bên cạnh việc tìm kiếm lợi nhuận trong kinh doanh ta còn cần chú ý đến việc bảo vệ môi trường .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

•Lê Văn Việt Mẫn, Lại Quốc Đạt, Nguyễn Thị Hiền, Tôn Nữ Minh Nguyệt, Trần Thị Thu Trà , Công nghệ chế biến thực phẩm, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2010, 1019 trang.

•Nguyễn Công Khẩn, Hà Thị Anh Đào, Bảng thành phần dinh cưỡng Việt

Nam, Bộ Y tế- Viện Dinh Dưỡng, 2007, 527 trang.

•Ngô Văn Tiếp và cộng sự, Kỹ thuật sản xuất đồ hộp rau quả, NXB thanh niên, tr 332-338.

•Phạm hoàng Hộ. Cây có vị thuốc ở Việt Nam. NXB Trẻ. 2006. Tr 608 •Nguyễn Trọng Cẩn, Nguyễn Lệ Hà, Nguyên lý sản xuất đồ hộp thực phẩm, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 277 trang.

• Nguyễn Xuân Phương, Nguyễn Văn Thoa, Cơ sở lý thuyết và kỹ thuật sản

xuất thực phẩm, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2010, 299 trang.

•TCVN 4844:1989 “ Dưa chuột tươi”. •TCVN 3974:2007, “Muối thực phẩm”

• Quyết định 46/2007/QĐ-BYT, Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học

và hóa học trong thực phẩm, Bộ Y Tế, 2007.

• TCVN 6959:2001, Đường cát trắng • TCVN 6958:2001, Đường tinh luyện

• Viện khoa học nông nghiệp kỹ thuật miền Nam, “ Quy trình sản xuất dưa bao tử muối”, 2014.

• http://phanphoihoachat.vn “acid acetic ”

• http://www.thietbivpm.com “Máy phân loại dưa chuột”.

• http://www.maythucpham.com.vn/may-dong-nap-lo-thuy-tinh-cyf-ksg100- 535394.html

• www.fao.org.vn, “ Nghiên cứu thị trường rau quả của Việt Nam”.

Một phần của tài liệu Đồ án công nghê chế biến: Đề tài Thiết kế phân xưởng sản xuất dưa chuột dầm dấm (Trang 67 - 73)