Phụ thuộc về kinh tế với các nước nhận đầu tư

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 26 - 28)

III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DN FDI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

2. Một số hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 1 Một số hạn chế của FD

2.1.3. Phụ thuộc về kinh tế với các nước nhận đầu tư

Trong hơn 30 năm qua, nền kinh tế phụ thuộc ngày càng nhiều vào FDI là điều rất khó chấp nhận, và nếu muốn tạo ra nội lực thì không thể phụ thuộc vào FDI như hiện nay. Việt Nam đã rơi vào bẫy của công nghiệp chế tạo chế biến, gia công với giá trị thấp, kỹ năng thấp và rất khó để rút ra. Chưa kể, tốc độ tăng năng suất lao động chỉ 2,2% nhưng tốc độ tăng lương tối thiểu tăng 10,2%, và 10 năm nữa chi phí lao động ở Việt Nam sẽ giống như Trung Quốc hiện nay. Lúc đó, Việt Nam không còn lợi thế lao động nữa.

Kinh tế Việt Nam đang phụ phụ thuộc vào FDI, thể hiện qua các con số 70% kim ngạch xuất khẩu, 50% giá trị sản xuất công nghiệp, 30% lao động... Nghiêm trọng hơn, sự phụ thuộc

này không phải ngắn hạn mà có tính cơ cấu, sẽ phụ thuộc trong trung hạn và dài hạn vì các doanh nghiệp Việt Nam không kết nối vào được chuỗi giá trị toàn cầu mà chỉ là nơi gia công.

Gần đây nhất, giữa đại dịch Covid-19, nguồn vốn FDI trở thành chỗ dựa để duy trì nền kinh tế, khi doanh nghiệp FDI rút đầu tư sẽ gây đứt gãy nguồn cung ứng, ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Trước khi đợt bùng phát Covid-19 lần thứ 4 xảy ra, Việt Nam đã nổi lên như một lựa chọn thay thế hàng đầu cho sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu nhờ nhiều yếu tố bên ngoài như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, thành công trong việc kiểm soát đại dịch trong năm 2020 và sự phục hồi gần đây trong chi tiêu tiêu dùng ở các nước phát triển.

Trong 6 tháng đầu năm, giải ngân vốn FDI tăng 6,8% so với cùng kỳ trong khi tổng vốn FDI đăng ký giảm 2,6%. Tuy nhiên, sự bùng phát mạnh của đại dịch từ tháng 5 đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài chuyển sang tâm thế thận trọng, dẫn đến việc suy giảm vốn FDI thực hiện trong tháng 7 và tháng 8. Do đó, trong 8 tháng đầu năm, vốn FDI giải ngân chỉ tăng 2% so với cùng kỳ và vốn FDI đăng ký giảm 2,1% mặc dù FDI đăng ký mới tăng trưởng khá mạnh (tăng 16,3% so với cùng kỳ).

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) duy trì mức tăng trưởng xuất khẩu dương 3,3% so với cùng kỳ trước những bất ổn trong hoạt động do đại dịch gây ra. Ngược lại, xuất khẩu của khu vực trong nước giảm 13,3% so với cùng kỳ do ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ tư. Đáng chú ý, dòng vốn từ các nước phát triển vẫn đổ vào Việt Nam, điển hình như tập đoàn LG dù đóng mảng di động nhưng vẫn rót thêm 750 triệu USD vào Hải Phòng, dự kiến đến cuối năm nay có thể bổ sung thêm 1,5 tỷ USD. Công ty Jinko Solar của Hong Kong (Trung Quốc) cũng đầu tư gần 500 triệu USD vào khu công nghiệp Sông Khoai Quảng Yên, Quảng Ninh và Fukai Technology của Singapore đầu tư vào khu công nghiệp Quang Châu của Bắc Giang.

Nếu các doanh nghiệp FDI rút khỏi thị trường Việt Nam sẽ gây tổn hại lớn cho nền kinh tế nước nhà.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)