III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DN FDI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
2. Một số hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 1 Một số hạn chế của FD
2.1.4. Chi phí thu hút FDI và sản xuất không thích hợp
Để thu hút nguồn vốn dồi dào được đầu tư vào trong nước, thường nước sở tại sẽ đưa ra những ưu đãi đối với nước đầu tư như cắt giảm chi phí hay miễn giảm thuế ví dụ như giảm thuế đất, nhà xưởng,… để tăng lợi nhuận mà nước đầu tư có thể nhận được, nó được ví như một món hời đối với doanh nghiệp FDI. Không những thế, khi chuyển giao lại dây chuyền sản xuất, công nghệ và thiết bị máy móc cho nước sở tại sẽ khiến cho chi phí tại nước đó lớn hơn so với nước đầu tư trong khi nước đầu tư vẫn nhận được lãi từ việc bán lại các thiết bị cũ.
Điều này thể hiện ở 2 phương diện: Tỷ trọng về số thuế TNDN được ưu đãi miễn, giảm của doanh nghiệp FDI trên tổng số thuế TNDN được miễn, giảm của doanh nghiệp cả nước lên đến 76% và tỷ lệ số thuế TNDN được ưu đãi miễn, giảm của doanh nghiệp FDI trên tổng số thuế TNDN phải nộp tính theo thuế suất phổ thông là 48%, trong khi tỷ lệ này của DNNN là 4,6% và của DN ngoài quốc doanh là 14%.
Các nhà đầu tư sản xuất và bán hàng hóa không thích hợp cho các nước kém phát triển, hàng hóa có hại cho sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường như: thuốc lá, thuốc trừ sâu, nước ngọt có gas thay thế nước hoa quả tươi, chất tẩy thay thế xà phòng...
Điển hình như Công ty TNHH Vinabata- Philip Morris có nhà đầu tư từ Anh sản xuất thuốc lá điếu dùng để xuất khẩu và tiêu thụ trong và ngoài nước, hay Coca-Cola Việt Nam chuyên sản xuất đồ uống có gas… đều là những doanh nghiệp FDI thành công bậc nhất tại Việt Nam. Nhằm vào mục tiêu là lượng tiêu thụ khá lớn đã khiến các doanh nghiệp FDI bỏ qua các yếu tố liên quan đến sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng .