Đánh giá kết quả, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Chuyển đổi số trong hệ thống ngân hàng tài chính (Trang 31 - 37)

2.4.1. Kết quả

2.4.1.1. Lĩnh vực ngân hàng:

Thực tế thì việc chuyển đổi số đã diễn ra âm thầm nhưng khá mạnh mẽ ở Việt Nam những năm qua, tác động sâu sắc tới nhiều lĩnh vực và COVID-19 là tác nhân đẩy nhanh q trình này. Chuyển đổi rõ nét nhất có thể thấy là lĩnh vực ngân hàng. Dòng chảy của tiền thuận tiện đến mức chỉ cần một cú click chuột là có thể làm mọi việc.

Các ứng dụng ngân hàng di động đã được nâng cấp lên thành ứng dụng ngân hàng số với đầy đủ tính năng từ mở tài khoản, giao dịch tài chính, đầu tư đến các dịch vụ ngồi tài chính. Hoạt động ngân hàng khơng tiếp xúc cũng trở nên phổ biến hơn, việc sử dụng dịch vụ trực tuyến (online) của khách hàng cũng dần trở thành thói quen. Hàng loạt ứng dụng Mobile banking của các ngân hàng đã tích hợp dịch vụ đi chợ online để đáp ứng kịp thời và tốt nhất nhu cầu bảo đảm an toàn của thực tiễn, gia tăng sự tiện lợi cho khách hàng, nhất là trong giai đoạn các địa phương giãn cách xã hội.

● Thanh tốn khơng tiếp xúc:

Cơng ty kiểm tốn tồn cầu PwC ghi nhận Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán di động trong năm 2018, với tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng thiết bị di động để thanh toán hàng hoá, dịch vụ tăng từ 37% lên 61%. Đến giữa năm 2021, thanh toán qua internet, điện thoại di động và QR Code lần lượt tăng 65%, 86% và 95% so với cùng kỳ năm trước. Sự chuyển đổi dòng tiền của nền kinh tế dường như chưa bao giờ thuận tiện và dễ dàng như bây giờ. Ở chiều ngược lại, việc sử dụng thẻ ngân hàng để rút tiền mặt có xu hướng giảm trong thời gian bùng nổ đại dịch.

● Ngân hàng số:

Nếu như cách đây 2-3 năm, các NHTM tại Việt Nam chỉ mới tiếp cận khái niệm cơng nghệ, thì ngày nay, cuộc đua về ngân hàng số (digital bank) đã và đang diễn ra khá sơi nổi. Ngun Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng Phạm Xuân Hòe đã phát biểu: “Một cách hiểu ngắn gọn mà bao quát về một ngân hàng số hoàn hảo bằng 3 con số 3-1-0: Ngân hàng số hoàn hảo sẽ cung cấp các dịch vụ trực tuyến, đem lại trải nghiệm tốt cho khách hàng. Ở đó chỉ trong vịng 3 phút, khách hàng có thể hồn tất việc gửi hồ sơ yêu cầu để gửi tới cho ngân hàng; trong vòng 1 giây, hệ thống tự động phân tích trả lời về việc chấp nhận u cầu của khách hàng hay khơng; và tồn bộ quy trình này khơng (0) cần có sự tham gia của con người.”

Ngân hàng BIDV là ví dụ điển hình dẫn đầu và bứt tốc mạnh mẽ trong cuộc đua số hóa, liên tiếp được vinh danh là Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam (do The Asian Banker bình chọn); Ngân hàng Bán lẻ tiêu biểu, Ngân hàng Điện tử tiêu biểu và Ngân hàng Chuyển đổi số tiêu biểu (do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tập đồn Dữ liệu quốc tế IDG bình chọn). BIDV đưa ra tầm nhìn đến 2030 sẽ "là định chế tài chính hàng đầu khu vực Đơng Nam Á, có nền tảng số tốt nhất Việt Nam, phấn đấu thuộc nhóm 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á". Việc ra mắt BIDV SmartBanking thế hệ mới là kết quả của sự đầu tư đúng và trúng, bước đi lớn trong quá trình chuyển đổi số tồn diện, là tiền đề để ngân hàng tiến nhanh và tiến xa hơn trong giai đoạn sắp tới, trở thành ngân hàng có nền tảng số và dịch vụ số tốt nhất Việt Nam. Các ngân hàng TPBank, NamABank, Techcombank, MB, Vietcombank… cũng đang quyết liệt đua tranh về ngân hàng số.

Theo báo cáo mới từ Mambu - nền tảng ngân hàng đám mây SaaS, có đến 85% người dùng ngân hàng tại Việt Nam sử dụng các dịch vụ ngân hàng số, tăng hơn so với 18 tháng trước đây. Con số này minh chứng dấu ấn đậm nét những thành tựu từ chuyển đổi số của ngành Tài chính - Ngân hàng trong thời gian qua.

Hiện có nhiều tổ chức trong và ngồi nước có xếp hạng, đánh giá về hoạt động chuyển đổi số của ngân hàng và có sự khác biệt đáng kể.

Tại Việt Nam, Bộ Thơng tin và Truyền thơng có báo cáo xếp hạng về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm (Vietnam ICT Index). Cách đánh giá của ICT Index cũng dựa trên nhiều khía cạnh trong cơng nghệ thơng tin của ngân hàng:

● Về xếp hạng hạ tầng kỹ thuật, những ngân hàng dẫn đầu đang là TPBank, NamABank, BIDV, Teccombank, MB, Vietcombank… Trong khi đó, xét về hạ tầng nhân lực (cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin (CNTT), an tồn thơng tin), 5 ngân hàng top đầu lần lượt là TPBank, Techcombank, NamABank, VietABank, MB.

● Về xếp hạng ứng dụng CNTT nội bộ (gồm Core banking, ứng dụng, thanh toán điện tử), BIDV, VIB, SCB, NamAbank, TPBank là những ngân hàng có thứ hạng cao nhất.

● Về xếp hạng dịch vụ trực tuyến, BIDV đang là nhà băng có điểm số cao nhất, đứng top 1 trong hệ thống theo ICT Index. Tiếp theo lần lượt là VPBank, Vietcombank, VietinBank, Techcombank.

Trên thực tế, bảng xếp hạng của ICT Index có sự xáo trộn đáng kể giữa các năm bởi cuộc đua số hóa diễn ra rất nhanh. Trong bối cảnh cuộc đua này vẫn đang diễn ra rầm rộ, nhiều ngân hàng vẫn đang tích cực đầu tư tiền tài, nhân lực cho số hóa, thì thời gian tới, cuộc cạnh tranh này sẽ cịn nhiều điều bất ngờ.

Về chất lượng chung, các dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam đã đạt được: ● Gia tăng tính tiện lợi về dịch vụ tài khoản cho khách hàng:

● Tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch, đơn giản hóa quy trình thủ tục cho cả khách hàng và bản thân ngân hàng;

● Các giao dịch ngân hàng điện tử ở Việt Nam, bước đầu cho phép khách hàng tiếp cận thơng tin nhanh chóng ở bất cứ nơi đâu, vào bất kỳ thời điểm nào;

● Cho phép các NHTM VN cung cấp các dịch vụ chéo.

● Big Data giúp quản lý kho dữ liệu thông tin, tạo ra tri thức mới, hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định nhanh và phù hợp hơn, tạo lợi thế cạnh tranh, phân tích “hành vi khách hàng” và tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu vào đúng thời điểm một cách thành cơng và hiệu quả. Bên cạnh đó, việc phân tích dữ liệu giúp các cơng ty dễ dàng đưa ra chính sách ưu đãi đối với khách hàng.

● Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

Sự phát triển của dịch vụ ngân hàng hiện đại đã góp phần khai thơng nguồn vốn, tạo nên tốc độ chu chuyển nhanh, thuận lợi trong nền kinh tế, giảm thời gian đọng vốn trong thanh toán và thời gian chờ đợi cho khách hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đây là lợi ích mà các giao dịch ngân hàng truyền thống khó có thể đạt được với tốc độ nhanh, chính xác so với các giao dịch ngân hàng hiện đại.

● Bước đầu góp phần tạo dựng được hình ảnh ngân hàng hiện đại đa năng và làm tăng lợi nhuận cho các NHTM VN:

Với việc mở rộng, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại song song với việc hiện đại hoá, đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng truyền thống, các NHTM VN giờ đây đã xố đi được hình ảnh ngân hàng quốc doanh, hoạt động mang nặng tính bao cấp, với các dịch vụ nghèo nàn, hoạt động trì trệ theo lối chỉ huy trước đây. Thay vào đó là các NHTM năng động hơn, cung ứng dịch vụ đa dạng, hiện đại, tiện lợi theo nhu cầu của khách hàng, giảm thiểu rủi ro và chi phí, tăng các khoản thu dịch vụ phí. Ngồi ra, sự phát triển mạnh mẽ dịch vụ kinh doanh chứng khoán trong năm qua đã mang lại khoản lợi nhuận đáng kể cho các NHTM VN.

Về lợi ích của chuyển đổi số trong vịng 3-5 năm tới, có 82,5% ngân hàng kỳ vọng sẽ tăng trưởng doanh thu ít nhất 10%; 58,1% ngân hàng kỳ vọng hơn 60% khách hàng sử dụng kênh số và 44,4% ngân hàng kỳ vọng tỷ lệ tăng trưởng khách hàng đạt mức hơn 50%.

2.4.1.2. Lĩnh vực bảo hiểm:

Đối với lĩnh vực bảo hiểm, trong 5 năm qua, riêng thị trường bảo hiểm nhân thọ đã đạt tốc độ tăng trưởng cao, từ 25-30%. Cùng với đó, các sản phẩm bảo hiểm được đa dạng hóa với hơn 450 sản phẩm thuộc tất cả các nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của hơn 9,8 triệu người tham gia bảo hiểm.

Hiện tại, tồn ngành BHXH Việt Nam đang có: gần 30 hệ thống ứng dụng, quản lý cơ sở dữ liệu của gần 98 triệu người dân (tương ứng với gần 28 triệu hộ gia đình trên tồn quốc); hơn 20 nghìn tài khoản cơng chức, viên chức và người lao động trong ngành thường xuyên truy cập, khai thác và sử dụng để thực hiện các nghiệp vụ; kết nối liên thông với trên 12.000 cơ sở khám chữa bệnh và hơn 500 nghìn tổ chức, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ cơng trên tồn quốc và các bộ, ngành.

Nói về vai trị tự động hóa bằng cơng nghệ số, Trên quan điểm là chuyên gia cơng nghệ và là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực về bảo hiểm, ông Vũ Hồng Chiến, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (QAI) Quy Nhơn thuộc FPT Software nhấn mạnh, có thể giúp ngành bảo hiểm: tăng 99% độ chính xác với thơng tin cần trích xuất và xử lý các tài liệu đã nộp, giảm 50% thời gian và công sức xử lý giao dịch.

Bằng việc đẩy mạnh tự động hóa bằng cơng nghệ số, ngành bảo hiểm có thể đưa ra các dự báo về tính chính xác và độ tin cậy của tài liệu và xử lý được 15.000 lượt tài liệu mỗi tháng.

Mặc dù ngành bảo hiểm đã áp dụng công nghệ số để nâng cao việc quản trị, hoạt động, số hóa các quy trình nghiệp vụ…tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa như

mong muốn, kỳ vọng. Doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam vẫn cần đẩy mạnh việc chuyển đổi số mạnh mẽ, thực chất hơn nữa.

2.4.1.3. Lĩnh vực chứng khoán:

Bên cạnh ngân hàng, trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ tài chính, ngành kinh doanh chứng khốn năm 2021 được ghi nhận có nhiều nỗ lực chuyển đổi số, ra đời hoặc nâng cấp, cải tiến nhiều sản phẩm, dịch vụ giúp gia tăng hiệu quả quản trị, trải nghiệm cho doanh nghiệp và cho nhà đầu tư.

TTCK Việt Nam chứng kiến sự thay đổi thế hệ rất rõ ràng trong 20 năm qua. Ban đầu, các NĐT chỉ đến sàn giao dịch và nhìn màn hình chiếu bảng giá, đặt lệnh ghi phiếu. Cơng nghệ đã giúp hoạt động giao dịch từ xa trở nên chiếm ưu thế tuyệt đối, thực hiện giao dịch thông qua điện thoại thông minh ở bất kỳ đâu. Thế hệ NĐT trẻ có khả năng thích ứng cơng nghệ rất nhanh nên tiềm năng của dịch vụ tư vấn đầu tư dựa trên nền tảng cơng nghệ cao khơng hề nhỏ. Tính đến ngày 30/9/2021, tổng quy mơ thị trường đạt trên 8,3 triệu tỷ đồng, tương đương 133,83% GDP với 2.133 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch. Đây là con số ấn tượng so với vỏn vẹn 2 mã chứng khoán được giao dịch trong những ngày đầu tiên của TTCK.

Số lượng nhà đầu tư tham gia giao dịch trên thị trường ngày càng tăng, từ mức 3.000 tài khoản trong năm 2000 lên 2,77 triệu tài khoản vào cuối năm 2020. Đặc biệt, trong 11 tháng năm 2021 đã có hơn 1,31 triệu nhà đầu tư mới, cao gấp 3,3 lần số lượng trong cả năm 2020, nâng tổng số tài khoản của nhà đầu tư trong nước đạt gần 3,8 triệu đơn vị, vượt mức trên 3% dân số. Năm 2021 là năm kỷ lục về thu hút nhà đầu tư tham gia thị trường. Đây là nhờ sự đóng góp khơng nhỏ của việc đẩy mạnh mở tài khoản chứng khoán trực tuyến sử dụng cơng nghệ eKYC và cho phép thanh tốn qua tài khoản ngân hàng. Theo dự báo của CTCK VNDirect, với mức độ số hóa ngày càng tăng, TTCK sẽ ngày càng trở nên dễ tiếp cận đối với nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt là khi lượng tài khoản chứng khoán ở Việt Nam vẫn chỉ ở mức 3,5% dân số, tương đối thấp trong nhóm ASEAN-6.

Thanh khoản thị trường ln đạt ở mức cao trong vài năm trở lại đây, kể cả thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Cụ thể, trong những tháng đầu năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, TTCK Việt Nam đã bứt phá mạnh mẽ, liên tục lập kỷ lục mới về cả chỉ số và giá trị giao dịch. Tính cuối tháng 10/2021, chỉ số VN-Index đạt 1.444,27 điểm điểm, tăng 30,8% so với cuối năm 2020. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 7,462 triệu tỷ đồng, tăng 41% so với cuối năm 2020, tương đương 118,6% GDP. Đáng chú ý, thanh khoản của thị trường tăng mạnh lên mức cao kỷ lục trên 1 tỷ USD mỗi phiên.

Bất chấp đại dịch COVID-19, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh mẽ cả về điểm số, thanh khoản và số lượng nhà đầu tư tham gia. Tuy nhiên đây cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng nghẽn lệnh kéo dài trên Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) cuối năm 2020, gây bức xúc và cả thiệt hại cho nhà đầu tư mà còn tạo ra áp lực lớn cho cơ quan quản lý, HOSE và các đơn vị liên quan. Theo đúng kế hoạch, ngày 5/7/2021, HOSE đã đưa vào vận hành giải pháp xử lý sự cố hệ thống giao dịch. Giải pháp mới với năng lực lệnh lên tới 3-5 triệu lệnh/ngày đã vận hành ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch. Với hệ thống giao dịch mới, thanh khoản thị trường đã được cởi trói và xác lập những kỷ lục mới. Tính bình qn, giá trị giao dịch tồn thị trường trong năm 2021 tại thời điểm 17/12/2021 đạt 26.211 tỷ đồng/phiên, mức cao nhất trong suốt 21 năm vận hành thị trường.

VNDirect xây dựng kịch bản tích cực khi dự báo VN-Index năm 2022 sẽ đạt mức 1.700-1.750 điểm; trên cơ sở lợi nhuận trên một cổ phần của công ty (P/E) khoảng 16 -16,5 lần và tăng trưởng lợi nhuận 23% so với cùng kỳ.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi số trong hệ thống ngân hàng tài chính (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)