C. QUAN HỆ VIỆT NAM – PHÁP
2. Trao đổi thương mạ
Trong những năm gần đây, kim ngạch trao đổi thương mại Việt - Pháp tăng liên tục (khoảng 10-15%/năm), đưa Pháp trở thành một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam ở Tây Âu. Năm 2005, lần đầu tiên ta xuất trên 1 tỷ
euro sang Pháp trong kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,5 tỷ euro. Năm 2006, kim ngạch hai chiều tiếp tục tăng khoảng 10% đạt khoảng 1,6 tỷ euro. Năm 2007, kim ngạch hai c hiều đạt 1,33 tỷ euro.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Pháp là giày dép, dệt may, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, thuỷ sản, hàng nông sản. Các mặt hàng nhập khẩu chính là máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu may, máy bay dân dụng, dược phẩm, hóa chất, thực phẩm và thực phẩm chế biến.
3. Đầu tư
Pháp đứng đầu các nước Châu Âu và đứng thứ 9 trong tổng số 77 nước và lãnh thổ đầu tư ở Việt Nam (năm 2006 Pháp đứng thứ 7). Tính đến tháng 5/2007, Pháp đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn cam kết khoảng 2,25 tỷ đô-la (trong đó đã thực hiện khoảng 1,15 tỷ đô-la) cho trên 179 dự án. Các lĩnh vực c ó vốn đầu tư lớn là dịch vụ (50% tổng vốn), công nghiệp (37%). Hình thức đầu tư bao gồm hợp đồng hợp tác kinh doanh (chiếm 31%), BOT (29,6%) với quy mô trung bình là 16,24 triệu USD/dự án. Đầu tư trực tiếp của Pháp tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, giao thông và viễn thông, khách sạn và dịch vụ, chế biến thực phẩm; phân bổ trên khoảng 30 địa phương, tập trung phần lớn tại thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội.
Hợp tác văn hoá, khoa học và kỹ thuật 1. Hợp tác k hoa học và công nghệ