1. Chính sách phân quyền
Chính sách phân quyền thể hiện qua đạo luật năm 1982 nhằm mục đích thiết lập lại sự cân bằng về quyền lực giữa trung ương và địa phương ở Pháp vào cuối thế kỷ XX. Đây là một cuộc cải tổ thực sự sau hàng thế kỷ tập quyền, vì theo luật này quyền hành pháp hàng tỉnh và hàng vùng được chuyển từ tay tỉnh trưởng sang các chủ tịch hội đồng được bầu ra (hội đồng hàng tỉnh, và hội đồng hàng vùng). Bộ luật này hủy bỏ việc bảo trợ về hành chính và tài c hính cũng như mọi kiểm soát ban đầu đối với các quyết định c ủa chính phủ hàng tổng, hàng tỉnh và hàng vùng. Bộ luật này còn tăng thêm khả năng can thiệp của chính quyền địa phương trong lĩnh vực kinh tế từ đó thúc đẩy sự phát triển cân đối trong từng vùng.
2. Chính sách quốc hữu hóa và tư nhân hóa.
Vào năm 1982, khi các đảng cánh tả lên cầm quyền, đã thực hiện c hính sách quốc hữu hóa các xí nghiệp, công ty lần thứ tư nhằm mục đích đem lại sự năng động trong sản xuất công nghiệp và bảo vệ lợi ích quốc gia. Nhiều công ty lớn như Bull, Thomson, Dassault và 36 ngân hàng, trong đó c ó c ác ngân hàng quan trọng như CIC, Paribas, Suer đã thuộc khu vực nhà nước. Nhưng sau đó, trong hoàn cảnh khủng hoảng kinh tế quốc tế, và do chịu ảnh hưởng từ Mỹ và từ quan điểm của các tổ chức quốc tế như OECD hoặc IMF, nhà nước Pháp đã theo quan điểm kinh tế tự do. Chủ trương của chính phủ thời kì đó là đặt trọng tâm vào việc tư nhân hóa các xí nghiệp công c ộng nhằm giảm bớt gánh nặng cho khu vực nhà nước, thu về một khoản tiền lớn cho ngân sách và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Theo đó, chính sách tư nhân hóa được thông qua vào tháng 4/1986. Đợt tư nhân hóa này đem lại c ho nhà nước Pháp 71 tỷ phrang.
3. Chính sách quy hoạch lãnh thổ
Chính sách quy hoạch lãnh thổ nhằm mục tiêu hạn chế hậu quả của việc tập quyền quá mức, giảm sự mất cân đối giữa các vùng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên toàn bộ lãnh thổ. Quy hoạch lãnh thổ được thực hiện đối với mọi loại hình hoạt động kinh tế như quy hoạch lãnh thổ về công nghiệp để giải quyết sự phát triển không đồng đều giữa Paris và các tỉnh, mở mang công nghiệp tại c ác vùng còn ít cơ sở công nghiệp; quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ, đường sông, đường biển, bến cảng; quy hoạch vùng du lịch ven biển, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp góp phần tích c ực vào việc đổi mới bộ mặt nông thôn...
4. Chính sách bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là một chính sách đã được Chính phủ Pháp quan tâm và triển khai tích cực, nhất là trong vòng 30 năm qua, nhằm giữ gìn di sản thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong một xã hội phát triển và chống lại những hiểm họa đang đe dọa cuộc sống c ủa con người.
Những biện pháp bảo vệ môi trường sống đã được tích cực thực hiện kể từ năm 1960 khi nhà nước quyết định xây dựng các c ông viên quốc gia: như xử lý rác, xỷ lý nước thải, c hất thải c ông nghiệp, chống tiếng ồn, quy định ngặt nghèo đối với việc sản xuất của các nhà máy công nghiệp độc hại, gây ô nhiễm…Kể từ đó đến nay, ở Pháp đã có 7 công viên quốc gia, 132 khu bảo tồn thiên nhiên, 463 khu bảo vệ sinh cảnh, cùng với 389 khu vực được bảo vệ bởi cơ quan bảo tồn sinh thái miền duyên hải, thêm vào đó còn có 35 công viên thiên nhiên ở các vùng, chiếm hơn 7% diện tích lãnh thổ, khiến Pháp trở thành một đất nước đa dạng sinh học , c ó thiên nhiên phong phú, đặc biệt là với lịch sử hai nghìn năm và nền văn hóa đa dạng của mình, Pháp đã sớm trở thành điểm đến du lịch hàng đầu trên thế giới.
5.Chính sách đối ngoại và quốc phòng
Về chính sách đối ngoại: Pháp là nước cổ động mạnh nhất cho việc hình thành một thế giới đa cực, trong đó EU đóng một vai trò nòng cốt, c ó tiếng nói trọng lượng trong đời sống quốc tế để cải thiện môi trường hợp tác quốc tế trong hòa bình và ổn định. Mặt khác, Pháp tăng cường truyền bá văn hóa và ngôn ngữ của mình trên thế giới. Pháp chủ trương ưu tiên vấn đề dân chủ, nhân quyền trong chính sách đối thoại, đề cao các giá trị, nhân quyền và chủ trương tích c ực đi đầu trong việc khuyến khích và giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể, Pháp vẫn tính đến lợi ích thiết thực trong quan hệ với những đối tượng cụ thể..
- Với châu Âu: Ưu tiên hàng đầu vẫn là xây dựng và củng c ố quan hệ với châu Âu, đồng thời tăng cường quan hệ với Anh, Đức, Italia, Tây Ban Nha; thúc đẩy quan hệ với c ác nước Đông và Trung Âu
- Với Mỹ: Quan hệ Pháp-Mỹ c ải thiện rõ rệt, nồng ấm hơn, có khả năng hình thành một trục quan hệ Mỹ-Anh-Pháp-Đức mới. Tuy nhiên, hai bên còn một số bất đồng liên quan đến vai trò của Mỹ trong c uộc c hiến chống sự thay đổi của khí hậu và duy trì chính sách đồng đô-la yếu. Pháp chủ trương tái hòa nhập cơ chế chỉ huy của NATO, coi NATO là lực lượng quân sự của châu Âu có vai trò bổ trợ lẫn nhau.
- Với Châu Phi: Pháp tiếp tục coi châu Phi là một ưu tiên, thúc đẩy sáng kiến Liên minh Địa Trung Hải, chủ trương triển khai cơ chế đồng phát triển với các nước châu Phi da đen trước đây là thuộc địa của Pháp. Tuy nhiên, ngân sách hỗ trợ cho châu Phi đã bị c ắt giảm và vai trò của Pháp tiếp tục suy giảm do c hưa giải quyết dứt điểm được những cuộc khủng hoảng chính trị-quân sự đã kéo dài nhiều năm tại một số quốc gia châu Phi, đồng thời do Trung Quốc và Mỹ không ngừng gia tăng xâm nhập và ảnh hưởng đối với châu Phi.
- Với Châu Á - Thái Bình Dương: Tiếp tục duy trì quan hệ cân bằng với các cường quốc như Nga, Nhật Bản. Chủ động đẩy mạnh quan hệ, đối thoại với một số nước mới nổi. Quan hệ với Trung Quốc đặc biệt được coi trọng do vị trí địa-chiến lược quốc tế ngày càng quan trọng, tiềm năng kinh tế dồi dào. Tuy nhiên hai nước còn có nhiều điểm bất đồng liên quan đến tỷ giá đồng nhân dân tệ và vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc. Tồng thống Pháp N. Sarkozy tuyên bố nhiệm kỳ chủ tịch EU của Pháp tới đây sẽ là một “nhiệm kỳ châu Á”. Mặc dù không nhắc đến lời nào về châu Á trong các bài phát biểu của Tổng thống khi mới nhận chức, nhưng Pháp vẫn chủ trương tăng cường quan hệ với khu vực này trên tất cả các lĩnh vực.
- Với Liên Hợp Quốc: Pháp đề cao vai trò của LHQ, ủng hộ mở rộng HĐBA-LHQ, tích cực tham gia các hoạt động can thiệp c ủa LHQ trong c ác c uộc xung đột khu vực, cử quân đội tham gia lực lượng của LHQ. Pháp là nước có số quân đông nhất tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ (gần 10.000 người).
Chính sách quốc phòng: Trong chiến lược quốc phòng sau chiến tranh lạnh, Pháp chủ trương xây dựng lực lượng quốc phòng trong khuôn khổ đa phương (trong NATO, trong Liên minh Tây Âu (UEO), hay trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc) và trong khuôn khổ các Hiệp định song phương với các nước (đặc biệt với các nước châu Phi). Pháp thực hiện cải c ách quốc phòng nhằm xây dựng một quân đội chuyên nghiệp (từ 2002), bãi bỏ chế độ nghĩa vụ quân sự, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự tự nguyện; cắt giảm ngân sách và quân số, xây dựng quân đội dựa trên 4 lực lượng: răn đe hạt nhân, phòng ngừa, triển khai nhanh và bảo vệ (an ninh trong nước). Cải cách quân đội đi đôi với tổ chức lại nền công nghiệp quốc phòng để có khả năng cung cấp cho quân đội những vũ khí hiện đại nhất và tham gia xây dựng nền công nghiệp quốc phòng châu Âu, tăng sức c ạnh tranh trên thị trường vũ khí thế giới.