Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đối với môi trường tự nhiên, sức khỏe cộng đồng và kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài : QLMT đối với CHẤT rắn THẢI SINH HOẠT ở NÔNG THÔN (Trang 32 - 36)

- Chất thải rắn chăn nuô

2.4 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đối với môi trường tự nhiên, sức khỏe cộng đồng và kinh tế xã hội.

cộng đồng và kinh tế - xã hội.

Tác động đến môi trường đất và cảnh quan: do đặc tính về kích thước, thành phần khó phân hủy là tác động dễ nhận biết nhất của CTRSH đến cảnh quan. Sự tích tụ của kim loại nặng và chất gây nguy hại trong đất (do thấm từ nước rỉ rác vào đất) cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường đất.

1

Tác động đến môi trường nước: khi thải ra nguồn nước mặt gây mất cảnh quan, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của các loại thực vật dưới nước, gây chết các loại thủy hải sản, tăng khối lượng trầm tích…

2

Tác động đến môi trường không khí: quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong CTRSH sẽ phát sinh mùi khó chịu. Ngoài ra, trong điều kiện kỵ khí còn phát sinh nhiều loại khí nhà kính gây ô nhiễm môi trường.

Tác động đến môi trường tự nhiên

Tác động đến sức khỏe cộng đồng

o Hiện nay, khoảng 71% khối lượng CTRSH thu gom trên cả nước được xử lý bằng

phương pháp chôn lấp, trong đó chỉ có khoảng 20% là bãi chôn lấp hợp vệ sinh, còn lại là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh hoặc các bãi tập kết chất thải cấp xã (Bộ TNMT, 2019c).

o Bãi chôn lấp là nơi thích hợp cho các loài chuột bọ, ruồi nhặng, các loại sinh vật gây

bệnh phát triển và cư trú. Các loài vi sinh vật gây bệnh và vi sinh vật hoại sinh là căn nguyên chủ yếu gây các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và các bệnh đường hô hấp khác như hen phế quản, viêm đường hô hấp, dị ứng, ung thư phổi…

o Tại các bãi chôn lấp, các khí gây mùi phát tán trong không khí dưới điều kiện khí hậu thay đổi (gió, nhiệt độ và độ ẩm) sẽ ảnh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh và cả những khu vực cách xa bãi chôn lấp.

Tác động đến phát triển kinh tế-xã hội

Việc quản lý CTRSH không hiệu quả cũng dẫn đến nhiều tác động tiêu cực tới phát triển KT-XH. Thiệt hại về kinh tế do không quản lý triệt để CTRSH không chỉ bao gồm chi phí xử lý ô nhiễm môi trường, mà còn bao gồm chi phí liên quan đến khám chữa bệnh, thiệt hại đến một số ngành như du lịch, thủy sản... Bên cạnh đó là các hệ lụy về xung đột, bất ổn xã hội, đặc biệt tại các khu vực xung quanh cơ sở xử lý CTR.

• Có thể nhận thấy trong quản lý RTSH ở Việt Nam chỉ có một số công cụ kinh tế môi trường được triển khai áp dụng, nhưng chưa đầy đủ. Đó là lệ phí môi trường trong thu gom rác, bước đầu thực hiện phí không tuân thủ. Công cụ quan trọng trong quản lý chất thải rắn nói chung và RTSH nói riêng là phí môi trường của RTSH chưa được áp dụng.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài : QLMT đối với CHẤT rắn THẢI SINH HOẠT ở NÔNG THÔN (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(54 trang)