Một số giải pháp quản lí chất thải rắn sinh hoạt nông thôn

Một phần của tài liệu ĐỀ tài : QLMT đối với CHẤT rắn THẢI SINH HOẠT ở NÔNG THÔN (Trang 43 - 50)

- Phí môi trường là khoản thu dành cho việc xử lý chất thải hoặc chi phí ngăn ngừa tác động có hại do chất thải gây ra.

Công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt

4.3 Một số giải pháp quản lí chất thải rắn sinh hoạt nông thôn

Về luật pháp chính sách tập trung vào các vấn đề sau: - Xây dựng chiến lược quản lý chất thải rắn nông thôn.

- Xây dựng chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn. - Hướng dẫn quy hoạch quản lý chất thải rắn nông thôn.

- Xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh môi trường với công trình xử lý chất thải rắn quy mô nhỏ. - Cần đào tạo bổ sung đội ngũ cán bộ môi trường ở các cấp quận/huyện, phường/xã đủ về số lượng đảm bảo về chuyên môn để đáp ứng đủ năng lực quản lý vấn đề môi trường nông thôn.

Về mặt kỹ thuật:

- Xác định các công nghệ, thiết bị xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng phù hợp cho khu vực nông thôn: đơn giản, rẻ tiền, có hiệu quả.

Về kinh tế:

- Cần tăng cường nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước cho công tác quản lý chất thải rắn nông thôn.

- Tăng cường việc trực thu phí đối với chất thải rắn để cải thiện thu nhập cho người thu gom rác: phù hợp với từng địa phương từng đối tượng.

Xây dựng các quy định, hướng dẫn cụ thể nhằm đưa các nội dung mới về quản lý CTRSH trong dự thảo Luật BVMT sửa đổi vào thực tiễn, cụ thể: 

- Tăng cường thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn.

- Việc thu gom CTRSH phải đồng bộ với phân loại CTRSH tại nguồn.

- Xác định chi phí thu gom, xử lý dựa trên lượng CTRSH đã được phân loại. - Có lộ trình tiến tới chấm dứt xử lý CTRSH bằng hình thức chôn lấp trực tiếp.

 - Yêu cầu các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì thuộc danh mục do Chính phủ quy định phải thu gom, tái chế hoặc đóng góp kinh phí để hỗ trợ tái chế các sản phẩm, bao bì đó theo tỷ lệ tái chế bắt buộc.  - Quy định cụ thể nội dung về cải tạo, phục hồi môi trường đối với bãi chôn lấp

Tuyên truyền giáo dục:

- Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về môi trường và công tác thu gom chất thải rắn.

- Nâng cao kiến thức và thu hút cộng đồng cùng tham gia quản lý chất thải rắn ở khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài : QLMT đối với CHẤT rắn THẢI SINH HOẠT ở NÔNG THÔN (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(54 trang)