- Phải chú trọng khâu chọn lọc và nhân giống, sử dụng phương pháp lai để tạo ra con lai (trên cơ sở giống thuần có sức sinh sản cao) nhằm sử dụng ưu thế lai ở con lai có sức sống, sức sinh sản cao và thích nghi với điều kiện chăn nuôi thực tế.
- Phải có chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc hợp lí trong giai đoạn nái mang thai và nuôi con.
- Quản lý heo theo nhóm cùng vào cùng ra để có thể tách bầy ghép con nuôi thuận lợi.
- Quan sát theo dõi kỹ nái lên giống để xác định đúng thời điểm phối giống. - Dùng các biện pháp kỹ thuật để rút ngắn khoảng cách giữa 2 lứa đẻ nhằm gia tăng số lứa đẻ của nái trên năm.
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Thời gian: đề tài được tiến hành từ 23/02/2007 đến 25/06/2007.
- Địa điểm: trại chăn nuôi Hưng Việt, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
Khảo sát các heo nái thuộc các giống thuần và các nhóm giống lai trong thời gian thực tập.
3.3. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
- Trực tiếp: lập phiếu cá thể cho mỗi nái, trên phiếu ghi đầy đủ lý lịch và thành tích của nái. Theo dõi, thu nhập số liệu hằng ngày các chỉ tiêu khảo sát của mỗi nái trong thời gian thực tập.
- Gián tiếp: sử dụng các tài liệu có liên quan đến nái đang khảo sát trong thời gian thực tập.
3.4. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT
3.4.1. Chỉ tiêu về điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng
- Chuồng trại.
- Thức ăn, nước uống.
- Vệ sinh: chuồng trại, công nhân, phương tiện vận chuyển, khách tham quan. - Quy trình tiêm phòng.
- Số lượng và tỷ lệ heo nái của các nhóm giống khảo sát (TLHNKS). Số heo nái được khảo sát của một nhóm giống
TLHNKS (%) = x100 Tổng số heo nái khảo sát của các nhóm giống
3.4.2. Điểm ngoại hình thể chất
Điểm ngoại hình thể chất của nái được đánh giá theo tiêu chuẩn của nhà nước quy định (TCVN 3667, 89) vào 3 ngày sau khi nái đẻ.
Bảng 3.1. Tiêu chuẩn nhà nước về điểm ngoại hình thể chất (TCVN 3667, 89)
Stt Các bộ phận Điểm (tối đa) Hệ số Điểm * Hệ số
1 Đặc điểm chung thể chất, lông da 5 5 25
2 Đẩu cổ 5 1 5
3 Vai ngực 5 2 10
4 Lưng - sườn - bụng 5 3 15
5 Mông, đùi sau 5 3 15
6 Bốn chân 5 3 15
7 Vú và bộ phận sinh dục 5 3 15
Tổng cộng 20 100
3.4.3. Chỉ tiêu về khả năng mắn đẻ của nái
- Tuổi phối lần đầu: là tuổi nái được phối lần đầu (ngày). - Tuổi đẻ lứa đầu: là số ngày tuổi khi nái đẻ lứa đầu (ngày).
- Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (KCHLĐ): là khoảng thời gian giữa hai lứa đẻ kế tiếp nhau (ngày) hoặc tính theo công thức:
Ngày, tháng, năm đẻ lứa n - Ngày, tháng, năm đẻ lứa 1 KCHLĐ =
n - 1 Ngày, tháng, năm theo dương lịch.
n: số lứa đẻ của nái.
- Số lứa đẻ của nái trên năm (lứa/nái/năm). 365 (ngày) SLĐCN/N =
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (ngày)
3.4.4. Chỉ tiêu về khả năng đẻ sai của nái
- Số heo con đẻ ra trên ổ: là số heo đẻ ra trên ổ bao gồm cả những heo chết ngộp, dị tật, thai khô...(con/ổ).
- Số heo con sơ sinh còn sống: là số heo đẻ ra trên ổ trừ đi số con chết, dị tật (con/ổ).
- Số heo con còn sống đã hiệu chỉnh: do số heo con sơ sinh còn sống có khác biệt phụ thuộc vào lứa đẻ của nái nên chúng tôi hiệu chỉnh về lứa đẻ chuẩn (lứa 4 - 5)
theo phương pháp hiệu chỉnh của NSIF (National Swine Improvement Federation) theo bảng 3.2 (con/ổ).
Bảng 3.2. Hệ số hiệu chỉnh số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ
Lứa đẻ Số con cộng thêm
1 1,2 2 0,9 3 0,2 4 - 5 0,0 6 0,2 7 0,5 8 0,9 ≥ 9 1,1
- Số heo con chọn nuôi trên ổ: là số heo con sơ sinh còn sống đã loại đi những con yếu, trọng lượng < 0,8 kg (con/ổ).
- Số heo con giao nuôi trên ổ: là số heo con sơ sinh đủ tiêu chuẩn giao cho một nái nuôi sau khi đã chuyển, ghép bầy (con/ổ).
- Trọng lượng heo con sơ sinh trên toàn ổ (TLSSTO): là tổng trọng lượng heo con sơ sinh còn sống của cả ổ (kg/ổ).
- Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống (TLSSBQ): được tính theo công thức:
Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ (kg/ổ) TLSSBQ =
(kg/con) Số heo con sơ sinh còn sống (con/ổ)
3.4.5. Các chỉ tiêu về khả năng nuôi con của nái
- Tuổi cai sữa heo con: được tính từ lúc heo con được sinh ra đến khi cai sữa mẹ (ngày).
- Số heo con cai sữa: là số heo con còn sống đến lúc cai sữa của một ổ (con/ổ). - Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ: là trọng lượng toàn ổ của heo con được cân ở lúc cai sữa thực tế (kg/ổ).
- Trọng lượng heo con cai sữa bình quân (TLCSBQ): là trọng lượng trung bình của heo con cai sữa (kg/con) được tính theo công thức:
Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ (kg/ổ) TLCSBQ =
(kg/con) Số heo con cai sữa (con/ổ) - Số heo con cai sữa của nái trên năm (con/nái/năm)
SHCCS/nái/năm = Số heo con cai sữa/lứa x Số lứa/nái/năm. - Mức giảm trọng của nái (MGT) (kg/nái).
MGT = P3 - P21
P3: trọng lượng của nái ở 3 ngày sau khi sinh (kg/nái). P21: trọng lượng của nái ở 21 ngày sau khi sinh (kg/nái). - Trọng lượng của nái nuôi con (kg/nái).
Trọng lượng = (Vòng ngực)2 x Dài thân thẳng x 78,5.
- Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi (kg/ổ): là trọng lượng toàn ổ của heo con cai sữa được hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi, theo số con giao nuôi và theo lứa đẻ theo phương pháp của NSIF (2004) gồm 3 bước sau:
Bước 1: Hiệu chỉnh theo ngày cân theo bảng 3.3.
Bước 2: Hiệu chỉnh theo số con giao nuôi theo bảng 3.4. Bước 3: Hiệu chỉnh theo lứa đẻ theo bảng 3.5.
Bảng 3.3. Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng cai sữa toàn ổ về chuẩn 21 ngày tuổi
Tuổi cân thực tế Hệ số nhân Tuổi cân thực tế Hệ số nhân
10 1,50 20 1,03 11 1,46 21 1,00 12 1,40 22 0,97 13 1,35 23 0,94 14 1,30 24 0,91 15 1,25 25 0,88 16 1,20 26 0,86 17 1,15 27 0,84 18 1,11 28 0,82
19 1,07
Bảng 3.4. Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ về chuẩn 21 ngày tuổi theo số con giao nuôi
Số heo con giao nuôi đã sang, ghép bầy (con/ổ)
Hệ số cộng hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ về chuẩn 21 ngày theo số con giao nuôi
(Ib) (kg) 1 - 2 104 47,216 3 76 34,504 4 61 27,694 5 51 23,154 6 41 18,614 7 30 13,620 8 21 9,534 9 17 7,718 ≥10 0 0
Bảng 3.5. Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ về chuẩn 21 ngày tuổi theo lứa đẻ
Lứa đẻ Hệ số cộng hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ theo lứa đẻ
(Ib) (kg) 1 6,02 2,82 2 0,0 0,00 3 1,0 0,95 4 3,8 1,72 5 6,2 2,81 6 9,5 4,3 7 11,6 5,2 8 15,2 6,88 ≥ 9 21,5 9,74 3.4.6. Tỷ lệ bệnh
- Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (TLNCTC) (%) Tổng số ngày con tiêu chảy
TLNCTC = x 100 Tổng số ngày con nuôi
- Tỷ lệ triệu chứng bệnh từng loại trên nái sinh sản (TLBTL) (%) Số nái có triệu chứng từng bệnh
TLBTL = x 100 Số nái theo dõi
- Tỷ lệ triệu chứng bệnh tính chung (TLBTC) (%) Tổng số nái có triệu chứng bệnh các loại
TLBTC = x 100 Số nái khảo sát x Số bệnh khảo sát
3.4.7. Xếp hạng các nhóm giống và cá thể nái.
- Xếp hạng các nhóm giống theo số heo con cai sữa của nái trên năm. Số con cai sữa/nái/năm = Số con cai sữa/lứa x Số lứa/nái/năm.
- Xếp hạng các nhóm giống theo trọng lượng cai sữa toàn ổ hiệu chỉnh.
Để xếp hạng các nhóm giống chúng tôi dựa vào kết quả tổng trọng lượng heo con cai sữa hiệu chỉnh sản xuất của nái trên năm (TTLHCCSHCCN/N) được tính theo công thức:
Tổng trọng lượng heo con cai sữa hiệu chỉnh sản xuất của nái/năm (kg) = Trọng lượng cai sữa toàn ổ hiệu chỉnh/lứa (kg/ổ) x Số lứa/nái/năm.
- Xếp hạng các nhóm giống theo chỉ số sinh sản SPI (Sow productivity Index) : áp dụng công thức sau để tính:
SPI = 100 + 6,5 ( L – L) + 2,2 ( W - W) L : Số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh của nái (con/ổ).
L: Số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh trung bình của nhóm tương đồng (con/ổ)
W: Trọng lượng toàn ổ hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi của nái (kg/ổ).
W: Trọng lượng toàn ổ trung bình hiệu chỉnh về chuẩn 21 ngày tuổi của nhóm tương đồng (kg/ổ).
- Xếp hạng các cá thể nái theo chỉ số sinh sản SPI : dựa vào chỉ số sinh sản của mỗi cá thể nái.
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Số liệu được thu thập cho từng nái và từng nhóm giống.
- Xử lý thống kê theo phần mềm Excel 2003 và Minitab 12.21 for Windows. - Sử dụng trắc nghiệm F với các tính trạng số lượng vàχ 2 đối với các tỷ lệ.
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Trong thời gian khảo sát từ ngày 23/02/2007 đến 25/06/2007, chúng tôi khảo sát được 71 heo nái với 210 ổ đẻ thuộc các nhóm giống với số lượng và tỷ lệ từng nhóm được trình bày qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Số lượng và tỷ lệ các nhóm giống heo khảo sát
Nhóm giống Số nái được khảo sát (con) Tỷ lệ (%)
YY 34 47,9
Y(LY) 6 8,5
LY 12 16,9
Y(DY) 3 4,2
DY 16 22,5
4.2. ĐIỂM NGOẠI HÌNH THỂ CHẤT
Kết quả được trình bày qua bảng 4.2.
Bảng 4.2. Điểm ngoại hình thể chất Nhóm giống TSTK YY Y(LY) LY Y(DY) DY Tính chung P n (nái) 34 12 6 3 16 71 0,794 X(điểm) 85,15 86,67 86,17 87,33 87,38 86,04 SD (điểm) 7,74 2,34 4,34 3,79 4,01 6,04 CV (%) 9,09 2,69 5,04 4,34 4,59 7,02
Điểm ngoại hình thể chất trung bình tính chung cho các nhóm giống là 86,04 điểm, nhóm giống có điểm ngoại hình thể chất cao nhất là giống DY (87,38 điểm), thấp nhất là giống YY (85,15 điểm).
Qua xử lý thống kê, cho thấy sự khác biệt về ngoại hình thể chất giữa các nhóm giống là không có ý nghĩa với P > 0,05.
Bảng 4.3. Kết quả xếp cấp ngoại hình thể chất Nhóm giống Đặc cấp: 85-100 Cấp I: 70-84 Tính chung YY Con% 52,918 47,116 10034 Y(LY) Con% 66,74 33,32 1006 LY Con 8 4 12 % 66,7 33,3 100 Y(DY) Con% 66,72 33,31 1003 DY Con 11 5 16 % 68,8 31,2 100 Tính chung Con 43 28 71 % 60,6 39,4 100
Quả bảng 4.3 cho thấy đặc cấp có 43 con chiếm 60,6%, cấp I có 28 con chiếm 39,4%.
Nhìn chung, chênh lệch điểm ngoại hình thể chất giữa các nhóm giống heo nái tại trại không cao, điều này chứng tỏ đàn heo nái sinh sản của trại được chọn lọc nuôi dưỡng khá tốt và các nhóm giống phát triển khá đều.
Kết quả ngoại hình thể chất của các nhóm giống được sắp xếp từ cao xuống thấp như sau:
DY (87,38 điểm) > Y(DY) (87,33 điểm) > Y(LY) (86,67 điểm) > LY (86,17 điểm) > YY (85,15 điểm).
Qua kết quả cho thấy các nái ở trại đều đạt cấp từ cấp I trở lên và đều đạt theo tiêu chuẩn nhà nước ( nái sinh sản phải đạt từ cấp II trở lên).
4.3. CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG MẮN ĐẺ CỦA NÁI 4.3.1. Tuổi phối giống lần đầu
Kết quả được trình qua bảng 4.4.
Bảng 4.4. Tuổi phối giống lần đầu
Nhóm giống TSTK YY Y(LY) LY Y(DY) DY Tính chung P n (nái) 34 6 12 3 16 71 0,581 X (ngày) 249,85 230,00 248,50 249,33 253,19 248,68
SD (ngày) 26,47 37,62 36,66 23,80 31,42 29,02
CV (%) 10,59 16,36 14,75 9,55 12,47 11,67
Qua bảng 4.4 cho thấy tuổi phối giống lần đầu trung bình tính chung cho các nhóm giống là 248,68 ngày, tuổi phối giống lần đầu trễ nhất là nhóm giống DY (253,19 ngày) và sớm nhất là nhóm Y(LY) (230,00 ngày).
Tuổi phối giống lần đầu giữa các nhóm giống được sắp xếp từ cao xuống thấp như sau:
DY (253,19 ngày) > YY (249,85 ngày) > Y(DY) (249,33 ngày) > LY (248,50 ngày) > Y(LY) (230,00 ngày).
Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về tuổi phối giống lần đầu giữa các nhóm giống là không có ý nghĩa với P > 0,05.
Theo Nguyễn Thị Bích Thảo (2006), khảo sát tại trại heo giống 2/9 Bình Dương có tuổi phối giống lần đầu là 264,33 ngày, của Trần Thị Thắm (2006), tại trại heo Phước Long là 271,58 ngày đều cao hơn ghi nhận của chúng tôi là 248,68 ngày.
4.3.2. Tuổi đẻ lứa đầu
Kết quả được trình bày qua bảng 4.5.
Bảng 4.5. Tuổi đẻ lứa đầu
Nhóm giống TSTK YY Y(LY) LY Y(DY) DY Tính chung P n (nái) 34 6 12 3 16 71 0,949 X (ngày) 371,79 361,17 367,25 376,00 364,38 368,63 SD (ngày) 41,68 52,21 38,01 20,30 35,83 39,29 CV (%) 11,21 14,46 10,35 5,39 9,83 10,66
Qua bảng 4.5 cho thấy tuổi đẻ lứa đầu trung bình tính chung cho các nhóm giống là 368,63 ngày, tuổi đẻ lứa đầu trễ nhất ở nhóm giống Y(DY) (376,00 ngày) và sớm nhất là giống Y(LY) (361,17 ngày).
Tuổi đẻ lứa đầu giữa các nhóm giống được sắp xếp từ sớm đến muộn như sau: Y(LY) (361,17ngày) < DY (364,38 ngày) < LY (367,25 ngày) < YY (371,19 ngày) < Y(DY) (376,00 ngày).
Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về tuổi đẻ lứa đầu giữa các nhóm giống là không có ý nghĩa với P > 0,05.
Nhìn chung, tuổi đẻ lứa đầu của các đàn heo nái của các nhóm giống khá phù hợp với tuổi phối lứa đầu chứng tỏ đàn nái phối ít bị lốc, sẩy thai ở lứa đầu.
Theo Lại Thị Thùy Dương (2006), tại xí nghiệp chăn nuôi heo Xuân Phú tuổi đẻ lứa đầu là 393,96 ngày. Võ Quốc Thông (2005), ghi nhận xí nghiệp heo giống Đông Á là 381,16 ngày đều cao hơn ghi nhận của chúng tôi là 368,63 ngày.
Biểu đồ 4.1. Tuổi đẻ lứa đầu 4.3.3. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Kết quả khảo sát được trình bày qua bảng 4.6.
Bảng 4.6. Khoảng cách hai lứa đẻ
Nhóm giống TSTK YY Y(LY) LY Y(DY) DY Tính chung P n (nái) 17 3 10 2 11 43 0,608 Nhóm giống Ngày
X (ngày) 152,88 146,67 150,70 142,00 153,45 151,58
SD (ngày) 11,75 2,08 8,35 8,49 12,99 10,84
CV (%) 7,68 1,42 5,54 5,98 8,46 7,15
Qua bảng 4.6 cho thấy khoảng cách giữa hai lứa đẻ trung bình tính chung cho các nhóm giống là 151,58 ngày. Khoảng cách hai lứa đẻ dài nhất ở nhóm giống DY (153,45 ngày) và ngắn nhất ở nhóm giống Y(DY) (142,00 ngày).
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ giữa các nhóm giống khảo sát được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau:
DY (153,45 ngày) > YY (152,88 ngày) > LY (150,70 ngày) > Y(LY) (146,67 ngày) > Y(DY) (142,00 ngày).
Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về khoảng cách giữa hai lứa đẻ của các nhóm giống là chưa đủ để có ý nghĩa với P > 0,05.
Theo Nguyễn Thị Bích Thảo (2006), ghi nhận tại trại heo giống 2/9 Bình Dương khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 178,00 ngày cao hơn kết quả chúng tôi khảo sát là 151,58 ngày. Theo Phan Thị Thanh Hiếu (2006), tại xí nghiệp chăn nuôi heo Gò Sao là 144,26 ngày so với kết quả của chúng tôi thì thấp hơn.
4.3.4. Số lứa đẻ của nái trên năm
Bảng 4.7. Số lứa đẻ của nái trên năm
Nhóm giống TSTK YY Y(LY) LY Y(DY) DY Tính chung P n (nái) 17 3 10 2 11 43 0,516 X (lứa/nái/năm) 2,40 2,49 2,43 2,58 2,39 2,42 SD(lứa /nái/năm 0,15 0,04 0,13 0,15 0,18 0,15 CV (%) 6,39 1,45 5,38 5,77 7,35 6,48
Qua bảng 4.7 cho thấy số lứa đẻ của nái trên năm trung bình tính chung cho các nhóm giống là 2,42 lứa/nái/năm. Số lứa đẻ của nái trên năm cao nhất ở nhóm giống Y(DY) (2,58 lứa/nái/năm) và thấp nhất ở nhóm giống DY (2,39 lứa/nái/năm).
Số lứa đẻ của nái trên năm giữa các nhóm giống khảo sát được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau:
Y(DY) (2,58 lứa/nái/năm) > Y(LY) (2,49 lứa/nái/năm) > LY (2,43 lứa/nái/năm) > YY (2,40 lứa/nái/năm) > DY (2,39 lứa/nái/năm).
Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về số lứa đẻ của nái trên năm giữa các nhóm giống là không có ý nghĩa với P > 0,05.
Theo Phan Thanh Toàn (2005), khảo sát tại xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp về chỉ tiêu này là 2,36 lứa/nái/năm. Phạm Thị Thanh Thủy (2006), tại xí nghiệp heo giống 2/9 Bình Dương là 2,21 lứa/nái/năm đều thấp hơn kết quả của chúng tôi là 2,42 lứa/nái/năm.