PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.3. ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM
Chuồng nuôi đảm bảo đồng đều giữa các lô về nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng… để ít ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Quy trình chăm sóc và ni dưỡng được thực hiện như nhau trên tồn bộ heo thí nghiệm.
+ Tắm: ngày 1 lần vào lúc 9g30 mỗi buổi sáng. Đối với những ngày mưa, ẩm
độ chuồng cao thì chỉ dọn phân và làm vệ sinh ch̀ng chứ không tắm heo.
+ Cho ăn: ngày 2 lần lúc 7g30 và lúc 15g00 mỗi ngày. Trong thời gian đầu của
thí nghiệm (từ khi bắt đầu thí nghiệm đến ngày 20/04/07), cho ăn lượng thức ăn theo quy định của trại là 2,5kg TĂ/con/ngày cho cả nái chờ phối và nái mang thai. Nhưng do heo mập quá nên giai đoạn sau (từ ngày 21/04/07 trở đi) chúng tôi phải giảm lượng thức ăn của nái chờ phối và nái mang thai còn 2kg/con/ngày. Khi giảm lượng thức ăn của heo, chúng tôi chỉ giảm đối với những nái chưa phối và những nái đang mang thai trong giai đoạn đầu và giai đoạn thứ hai, cịn những nái đã mang thai vào giai đoạn cuối thì chúng tơi vẫn giữ mức là 2,5kg TĂ/con/ngày. Thời gian sau đó, cứ nái mang thai nào chuyển qua giai đoạn cuối của thai kỳ thì lại tăng lượng thức ăn lên là 2,5kg/con/ngày.
+ Nước uống: heo uống nước tự do ở các núm uống tự động.
+ Chăm sóc: Heo thí nghiệm được theo dõi hàng ngày vào đầu mỗi buổi sáng để chúng tôi kịp thời phát hiện những heo nào lên giống hay heo bị bệnh để có biện pháp giải quyết kịp thời.
+ Cơng tác thú y: Các heo thí nghiệm đã được chủng ngừa đầy đủ các bệnh
theo quy trình của trại. Trong q trình thí nghiệm, heo bệnh được điều trị theo đúng quy trình của trại.
3.4. THỨC ĂN THÍ NGHIỆM
Là thức ăn được mua từ một cơng ty thức ăn chăn ni với thành phần dinh dưỡng được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn dành cho nái mang thai*
* Theo công bố của nhà sản xuất
3.5. CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI 3.5.1. Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi
Nhiệt độ và ẩm độ được ghi nhận mỗi ngày bằng nhiệt ẩm kế điện tử sản xuất từ Trung Quốc vào các thời điểm: sáng 6g00 – 6g30, trưa 13g – 13g30, chiều 18g – 18g30.
Nhiệt kế ẩm được đặt ở giữa chuồng, cao ngang tầm heo, kết quả này được ghi nhận vào một số ngày của tháng 2, sau đó ghi nhận hàng ngày từ 01/03/2007 đến ngày 30/06/2007.
3.5.2. Thân nhiệt
Việc đo thân nhiệt có thể làm ảnh hưởng đến heo nái, nhất là những heo đã mang thai. Chính vì vậy, việc đo thân nhiệt cũng như tần số hô hấp sẽ không thực hiện thường xuyên theo định kỳ mà việc đo được dựa vào nhiệt độ môi trường. Mỗi ngày,
Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng
Độ ẩm, tối đa 14
Năng lượng trao đổi, tối thiểu (Kcal/kg) 2900
Protein, tối thiểu (%) 13
Xơ thô, tối đa (%) 10
Canxi (%) 1,0-1,5
Phospho, tối thiểu (%) 0,5
khi kiểm tra nhiệt ẩm kế, nếu thấy nhiệt độ rơi vào khoảng nhiệt cần đo thì sẽ tiến hành đo các heo thí nghiệm (nhưng khoảng cách tối thiểu giữa hai lần đo phải là 1 tuần).
Nhiệt độ môi trường được chia làm các khoảng là mức 1 từ 250C - 280C; mức 2 từ 28,50C - 310C; mức 3 từ 31,50C - 340C và mức 4 từ 34,50C - 370C.
Chúng tôi chia khoảng nhiệt độ môi trường như trên vì theo Huỳnh Thị Thanh Thủy (2006) cho rằng nhiệt độ tới hạn trên của heo ở khoảng 280C. Như vậy, chúng tôi chọn mức 280C làm mốc để chia. Dưới 280C (cho đến trên 170C) là mức nhiệt độ tối ưu đối với heo, còn trên 280C được xem là khoảng nhiệt độ bắt đầu gây bất lợi cho heo. Chúng tôi chọn mỗi mức nhiệt độ cách nhau 3 đơn vị để kiểm tra xem ở mức nhiệt độ nào thì gây nhiều bất lợi cho heo nhất. Đối với mỗi khoảng nhiệt độ chúng tôi tiến hành đo 3 lần trên một thú và đo trên tồn bộ heo thí nghiệm.
Cách đo: thân nhiệt heo được đo ở trực tràng bằng nhiệt kế điện tử được sản xuất từ Trung Quốc. Đưa nhiệt kế vào hậu môn heo nái sao cho nhiệt kế tạo thành góc khoảng 30-35độ so với đường thẳng sống lưng của heo. Giữ yên nhiệt kế cho đến khi nhiệt kế phát tín hiệu báo đã đo xong, đọc và ghi kết quả đo, sau đó lau sạch nhiệt kế và sát trùng rồi mới đo tiếp cho heo khác.
Thân nhiệt được theo dõi cho mỗi cá thể nái theo thứ tự nhất định và thứ tự này được giữ nguyên trong suốt q trình làm thí nghiệm. Thân nhiệt được theo dõi theo cá thể bằng cách lập phiếu cá thể có ghi số tai nái và ghi nhận kết quả theo dõi được của từng nái.
3.5.3. Tần số hô hấp
Quan sát nhịp lên xuống ở vùng bụng của heo để đếm số lần thú thở trong 1 phút. Tần số hô hấp cũng được đo vào các thời điểm giống như đo thân nhiệt.
Ngay sau khi người thứ nhất đếm tần số hơ hấp của heo thứ nhất xong, thì người thứ hai sẽ đo thân nhiệt của chính con heo đó, cứ như thế cho đến khi đo xong. Thứ tự trên các heo được giữ ngun trong suốt q trình làm thí nghiệm.
Kết quả đếm tần số hô hấp cũng được ghi nhận cho từng cá thể bằng các phiếu cá thể.
3.5.4. Một số chỉ tiêu sinh lý máu
Máu được lấy một lần cho tồn thí nghiệm vào cuối giai đoạn. Máu được lấy ở tĩnh mạch tai của heo, mỗi lô lấy 5 mẫu (mỗi mẫu là 2 ml) trên 5 con heo vào lúc kết thúc thí nghiệm. Máu được bỏ thêm chất kháng đông (0,1ml Natri citrat) và được dự trữ ở nhiệt độ < 100C, sau đó gởi mẫu máu phân tích ở Bệnh Xá Thú Y, khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại học Nông Lâm.
Các chỉ tiêu xét nghiệm: tổng số bạch cầu, tổng số hồng cầu, công thức bạch cầu, haemoglobin.
3.5.5. Tỷ lệ đậu thai
Nái có thai được xác định sau 42 ngày tính từ khi phối. Nếu thấy nái khơng lên giống lại thì được ghi nhận là đã có thai, do heo thí nghiệm là heo tơ nên phải để qua hai chu kỳ lên giống rồi mới kết luận đậu thai.
Tỷ lệ đậu thai (%) = Số nái có thai (con) x 100 Tổng số nái được phối (con)
3.5.6. Số heo con sơ sinh/ổ
Là số heo con do mỗi nái đẻ ra trong một lứa, kể cả những con khô thai, chết thai hay chết ngộp.
3.5.7. Số heo con sơ sinh còn sống/ ổ và tỷ lệ heo con sơ sinh còn sống/ổ
Số heo con sơ sinh cịn sống/ổ được tính là số heo con cịn sống đến 24giờ sau khi sinh.
Tỷ lệ heo con sơ sinh cịn sống/ổ được tính theo công thức: Tỷ lệ heo con sơ sinh = Số heo con sơ sinh còn sống (con) x 100 còn sống(%) Tổng số heo con sơ sinh (con)
3.5.8. Trọng lượng bình quân của heo con sơ sinh (kg/con)
Heo con được cân trong vòng 24giờ sau khi sinh
Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh/ổ = Trong lượng toàn ổ (kg/ổ) (kg/con) Số heo con sơ sinh sống trong
ổ đó (con/ổ)
3.5.9. Lượng thức ăn tiêu thụ
Cân lượng thức ăn của mỗi nái trước khi cho ăn và cân lượng thức ăn cịn dư lại để từ đó tính lượng thức ăn mà mỗi nái ăn được.
3.6. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu được thu thập cho từng nái và xử ly theo lơ thí nghiệm và theo mức nhiệt độ. Sử dụng phần mềm Excel 2003 và Minitab 14 for Windows.
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ CHUỒNG NUÔI
Bảng 4.1. Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi qua các tháng thí nghiệm
Tháng
Sáng Trưa Chiều Nhiệt độ
trung bình Ẩm độ trung bình Nhiệt độ (0C) Ẩm độ (%) Nhiệt độ (0C) Ẩm độ (%) Nhiệt độ (0C) Ẩm độ (%) 2 25,58 89,50 30,58 56,00 29,92 63,83 28,69abc 69,78a 3 25,66 88,64 32,05 52,80 28,65 70,10 28,79a 70,51a 4 26,65 87,76 32,63 54,38 29,82 67,70 29,70b 69,95a 5 25,90 94,55 30,58 68,60 28,05 84,36 28,18ac 82,50b 6 26,05 94,33 29,90 69,13 27,52 85,77 27,82c 83,08b P < 0,05 < 0,01
Các ký tự a,b,c trong cùng một cột khác nhau chỉ sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với P < 0,05.
Biểu đồ 4.2. Ẩm độ chuồng nuôi qua các tháng
Về nhiệt độ, buổi sáng nhiệt độ ở các tháng tương đối thấp và dễ chịu cho heo. Còn từ buổi trưa đến xế chiều, nhiệt độ lại cao hơn hẳn so với mức nhiệt độ tối ưu, nhất là trong tháng 2 và tháng 4 nhiệt độ trong ch̀ng có lúc lên đến 340C. Với mức nhiệt độ này sẽ gây nhiều bất lợi cho heo nái về các chỉ tiêu sinh sản như giảm tỷ lệ đậu thai, giảm tiết sữa, giảm ăn…
Nhìn chung trong ngày thì nhiệt độ tháng 4 là cao nhất trong các tháng thực hiện thí nghiệm và sự khác biệt này có y nghĩa về mặt thống kê với P < 0,05. Qua đó ở trại thấy cần phải lưu y đến những thời điểm nhiệt độ mơi trường cao để có biện pháp chống nóng hiệu quả cho đàn heo nhằm mang lại năng suất cao trong chăn ni.
Về ẩm độ trung bình thì buổi sáng có ẩm độ khá cao ở tất cả các tháng (trên 87%), mức ẩm độ này khá cao so với mức tối ưu . Mặc dù ẩm độ cao, nhưng nhiệt độ buổi sáng lại tương đối thấp (trong khoảng 25,50C – 26,10C).
Buổi trưa và buổi chiều thì ẩm độ ch̀ng ni tương đối phù hợp, nằm trong khoảng 50 – 70%, đây là khoảng ẩm độ thích hợp đối với ch̀ng ni gia súc và gia cầm, riêng các tháng có mưa thì ẩm độ đã tăng cao hơn mức quy định.
Nhìn chung, ẩm độ của tháng 5 và tháng 6 khá cao, đặc biệt là vào buổi sáng, ẩm độ cao nhất lên đến 99%. Và sự khác biệt về ẩm độ của tháng 5 và 6 so với các tháng khác là khá có y nghĩa về mặt thống kê với P < 0,01. Ẩm độ của hai tháng này cao là do vào thời điểm này đã có mưa, mặt khác do điều kiện ch̀ng trại ẩm thấp, nước đọng ở nền chuồng và hầm phân ở bên dưới nền ch̀ng khơng thốt được làm cho ẩm độ tăng cao gây bất lợi cho sức khỏe đàn heo.
Tuy nhiên, nhìn bảng trên chúng ta cũng dễ nhận thấy một điều về mối liên quan giữa ẩm độ và nhiệt độ là mỗi khi nhiệt độ thấp thì ẩm độ lại cao và ngược lại khi nhiệt độ cao thì ẩm độ lại thấp. Đây là mối liên quan có lợi cho heo. Nhưng vào những tháng có mưa thì heo sẽ bị tác động xấu hơn vì tuy nhiệt độ có giảm nhưng khơng nhiều (từ 0,5 – 1,90C) trong khi đó ẩm độ lại tăng lên nhiều (từ 12 – 13%). Vả lại, vào những tháng có mưa thì ngày có mưa hay khơng mưa đi chăng nữa, ẩm độ khơng khí cũng cao hơn so với các tháng không mưa, nhưng nhiệt độ thì đâu phải lúc nào cũng thấp, nhiệt độ chỉ giảm thấp vào những ngày có mưa, cịn những khi trời nắng thì nhiệt độ ch̀ng ni cũng cao gần tương đương với những tháng khác. Chính vì vậy, đàn heo của chúng ta phải chịu bất lợi nhiều hơn do cả ẩm độ và nhiệt độ đều cao.
4.2. Thân nhiệt
Bảng 4.2. Thân nhiệt trung bình của heo nái ở các lơ (0C)
Nhiệt độ chuồng nuôi (0C)
Lô I Lô II Lô III
TB P
Mức analgin bổ sung (g/con/ngày)
0 1 2 25 – 28 (mức 1) 38,23 38,28 38,26 38,26a 28,5 – 31 (mức 2) 38,47 38,43 38,58 38,49b 31,5 – 34 (mức 3) 38,54 38,48 38,68 38,57b TB 38,41 38,40 38,51 > 0,05 P < 0,05
Biểu đồ 4.3. Thân nhiệt trung bình của heo nái ở các lơ
Thân nhiệt trung bình của heo được trình bày ở bảng 4.3 và biểu đờ 4.3, qua bảng ta thấy thân nhiệt của heo tăng khi nhiệt độ môi trường tăng.
Ở mức nhiệt độ 1, thân nhiệt trung bình của heo nái là 38,260C, khi nhiệt độ mơi trường tăng lên mức 2, vượt trên mức tới hạn trên của heo thì thân nhiệt trung bình tăng lên là 38,490C và sự khác biệt này là khá có y nghĩa về mặt thống kê với P < 0,01.
Tuy nhiên, thân nhiệt cũng không thể tăng mãi theo nhiệt độ môi trường mà thân nhiệt chỉ tăng đến một giới hạn nhất định rời cơ thể tự có cơ chế điều hịa thân nhiệt để được ổn định. Khi nhiệt độ môi trường tăng đến mức 3 thì thân nhiệt trung bình cũng có tăng cao hơn so với ở mức nhiệt độ 2, nhưng sự khác biệt này là khơng có y nghĩa về mặt thống kê với P > 0,05.
Kết quả mà chúng tôi ghi nhận được cho thấy khi nhiệt độ tăng thì thân nhiệt cũng tăng, như vậy, kết quả này là phù hợp với những kết quả đã được công bố trước đây như: Huỳnh Thị Thanh Thủy (2006) và Trần Thị Dân (2003) đều cho rằng “nhiệt
độ trực tràng của heo bắt đầu tăng trên mức bình thường khi nhiệt độ khơng khí khoảng 30 – 320C”.
Theo Nguyễn Như Pho (1995), thì thân nhiệt bình thường của heo là 38,5 – 400C, theo Trần Thị Dân (2006), nhiệt độ trực tràng trung bình của heo là 39,20C, nhiệt độ này có thể biến động từ 38,7 – 39,80C. Kết quả của Võ Thị Ngọc Thúy (2002) khảo sát khi nhiệt độ môi trường là 27,90C, thì thân nhiệt của heo nái là 39,20C. Như vậy, kết quả của chúng tôi cho thấy thân nhiệt trung bình của nái ở cả ba lơ ở cả ba mức nhiệt độ đều thấp hơn, nằm trong khoảng 38,230C – 38,680C.
Điều này có thể giải thích là do sự thơng thống, thực tế ở trại thực nghiệm của khoa vào những tháng này ch̀ng trại tương đối thơng thống, số lượng heo ni lại ít nên khi nhiệt độ tăng thì khơng gây stress nhiệt cho heo. Lẽ ra nói ch̀ng trại thơng thống thì phải có con số cụ thể về tốc độ gió nhưng ở đây, chúng tơi khơng có điều kiện đo tốc độ gió mà chỉ dựa vào cảm quan, khi chúng tôi đứng trong chuồng heo vào những buổi trưa nắng, mặc dù nhiệt kế chỉ nhiệt độ cao trên 300C nhưng chúng tơi cảm thấy mát vì có gió thổi mạnh, cảm giác khi đứng trong ch̀ng khá dễ chịu.
So sánh thân nhiệt trung bình giữa các lơ, nhìn kết quả ta thấy thân nhiệt trung bình của heo ở lơ bổ sung 1g analgin/con/ngày là thấp nhất (38,400C), thân nhiệt trung bình của lơ bổ sung 2g analgin/con/ngày là cao nhất (38,510C).
Nếu so sánh thân nhiệt giữa ba lô ở từng mức nhiệt độ, ta cũng nhận thấy rằng, khi ở mức nhiệt độ thấp (25-280C) thì thân nhiệt của heo ở lô đối chứng là thấp nhất (38,230C) trong khi thân nhiệt của heo ở lô bổ sung 1 g analgin/con/ngày và lô 2 g analgin/con/ngày lần lượt là 38,280C và 38,260C. Nhưng khi nhiệt độ ch̀ng tăng cao thì thấy thân nhiệt của heo ở lơ bổ sung 1g analgin/con/ngày là thấp nhất (lần lượt là 38,430C và 38,480C ở mức nhiệt độ 2 và 3 ) còn thân nhiệt của heo ở lô bổ sung 2 g analgin/con/ngày là cao nhất (lần lượt là 38,580C và 38,680C ở mức nhiệt độ 2 và 3), nhiệt độ ch̀ng càng tăng thì sự khác biệt này thể hiện càng rõ.
Như vậy, ở mức nhiệt độ thấp (mức 1), khi thân nhiệt của heo nái bình thường thì analgin chưa thể hiện tác dụng nhưng khi nhiệt độ chuồng tăng cao (mức 2 và mức 3), thân nhiệt của heo cũng tăng thì analgin đã thể hiện tác dụng của nó.
Analgin tác động đến thân nhiệt của heo nái ở liều 1g analgin/con/ngày cho kết quả tốt hơn so với liều 2g analgin/con/ngày. Điều này cũng cho ta thấy rằng không phải khi sử dụng analgin với liều lượng cao hơn thì sẽ cho kết quả tốt hơn mà ngược lại, ở liều cao analgin còn làm cho kết quả xấu đi. Tuy nhiên, sự khác biệt về thân nhiệt trung bình giữa các lơ là khơng có y nghĩa về mặt thống kê với P > 0,05.
4.3. Tần số hơ hấp
Bảng 4.3. Tần số hơ hấp trung bình của heo nái ở các lô (lần/phút)
Nhiệt độ chuồng nuôi (0C)