PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Kết quả khảo sát tình hình kháng thuốc của một số loại vi khuẩn chính
4.2.4. Kết quả khảo sát tình hình kháng thuốc của vi khuẩn Pseudomonas
aeruginosa
Kết quả khảo sát tỷ lệ trực trùng mủ xanh P.aeruginosa tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên từ tháng 5/2020 đến tháng 5/2021 kháng kháng sinh bằng phương pháp kháng sinh đồ được thể hiện trong bảng 4.7 dưới đây:
Bảng 4.7. Tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh của P. aeruginosa tại Bệnh viện
Trung ương Thái Nguyên từ 05/2020 đến tháng 05/2021
Nhóm
kháng sinh Kháng sinh
Số lượn
g
Kháng Trung gian Không
kháng Số lượng % lượng Số % Số lượn g % β-lactam Imipenem 83 28 33,73 6 7,23 49 59,04 Piperacine 75 14 18,7 6 8,0 55 73,3 Cefepime 82 27 32,9 4 4,9 51 62,2 Cephazidime 79 30 38,0 2 2,5 47 59,5 Tổng 319 99 31,0 18 5,6 202 63,4 Aminogly cosid Amikacine 56 6 10,7 18 32,1 32 57,2 Gentamycine 79 27 34,2 6 7,6 46 58,2 Tobramycine 83 33 39,8 0 0 50 60,2 Tổng 218 66 30,3 24 11,0 128 58,7 Quinolon Ciprofloracin e 66 15 22,7 4 6,1 47 71,2 Ofloxacine 76 30 39,5 2 2,6 44 57,9 Levofloxacine 81 28 34,6 5 6,2 48 59,3 Tổng 223 73 32,7 11 5,0 139 62,3 Tetracyline 60 54 90,0 0 0 6 10,0
Kết quả của bảng 4.7 cho thấy, có 90% số chúng khảo sát kháng lại tetracyline và chỉ có 10% số chủng thể hiện tính mẫn cảm với kháng sinh này. Các kháng sinh còn lại, tỷ lệ số chủng P. aegruginosa mẫn cảm với kháng
sinh đều cao hơn số chủng thể hiện tính kháng thuốc kháng sinh tương ứng, trong đó vi khuẩn mẫn cảm nhất với piperacine (chiếm 73,3%) sau đó đến Ciprofloracine (chiếm 71,2%). Kết quả nghiên cứu này cho thấy, trực trùng
mủ xanh P. aegruginosa còn khá mẫn cảm với các kháng sinh sử dụng trong điều trị vi khuẩn này.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Duy và cộng sự năm 2016 tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên, tỷ lệ vi khuẩn P.aeruginosa kháng thuốc kháng sinh rất cao, trong đó 100% số chúng kháng rifammycin, metroxondalze và clarithromycin, tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh thuộc nhóm β-lactam là 77,6% và với nhóm quinolon là 35%. Theo nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi năm 2019, trên 80% số mẫu
P.aeruginosa kháng cefotaxim; ceftriaxon; amoxicillin/acid clavulanic, trên
60% số mẫu kháng ampicillin/sulbactam.
Như vậy, kết quả nghiên cứu này có sự khác biệt rõ ràng so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Duy và cộng sự năm 2016 và theo báo cáo của Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi năm 2019.
Hình 4.4. Hình ảnh kết quả phân tích kháng sinh đồ của một số chủng P. aeruginosa phân lập từ bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Trung Ương
Thái Nguyên
Ghi chú: 1.CAZ (Cephazidime), 2. TOB ( Tobramycine), 3.AK (Amikacine), 4.LEV (Levofloxacin), 5.PRL(Piperacine), 6.TZP (Piperacine + Tazobactam),
7.IPM (Imipenem), 8.FEP (Cefepime), 9.CIP (Ciprofloracine), 10.MEM (Meropenem), 11.OFX (Ofloxacine), 12.CN (Gentamycine)
4.2.5. Kết quả khảo sát tình hình kháng thuốc của vi khuẩn Klebsiella pneumonae
Kết quả khảo sát tình hình kháng thuốc kháng sinh của K. pneumonae
tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên từ tháng 5/2020 đến tháng 5/2021 được thể hiện trong bảng 4.8.
Bảng 4.8. Tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn K. pneumonae tại Bệnh viện
Trung ương Thái Nguyên từ 05/2020 đến tháng 05/2021
Nhóm kháng
sinh Kháng sinh
Số lượng
Kháng Trung gian Không
kháng Số lượng % Số lượng % Số lượng % β-lactam Ampicillin 97 91 93,8 0 0 6 6,2 Piperacine 92 41 44,6 9 9,8 42 45,6 Cefepime 96 33 34,4 12 12,5 51 53,1 Ceftazidime 99 49 49,5 4 4 46 46,5 Ceftriaxone 97 45 46,4 5 5,6 47 48 Cefotaxime 98 49 50,0 7 7,1 42 42,9 Imipenem 96 24 25,0 7 7,3 65 67,7 Amo + Aclavulanic 98 44 44,9 6 6,1 48 50,0 Tổng 773 376 48,6 50 6,5 347 44,9 Aminoglycosid Tobramycine 98 33 33,7 6 6,1 59 60,2 Gentamycine 96 25 26,0 5 5,2 66 68,8 Tổng 194 58 29,9 11 5,7 125 64,4 Quinolon Ciprofloracine 88 45 51,1 21 23,9 22 25,0 Levofloxacine 100 28 28,0 15 15 57 57,0 Ofloxacine 70 24 34,3 2 2,9 44 62,8 Tổng 258 97 37,6 38 14,7 123 47,7 Phenicol Chloramphenicol 98 36 36,7 3 3,0 59 61,0 Peptid Fosfomycin 94 26 27,7 2 2,1 66 70,2
Kết quả tổng hợp trong bảng 4.8 cho thấy: tỷ lệ vi khuẩn K.pneumoniae
kháng nhóm β-lactam là trung bình 48,6% trong đó kháng cao nhất là ampicillin (chiếm 93,8%) và kháng thấp nhất với imipenem (chiếm 25%). Đối với nhóm thuốc kháng sinh aminoglycosid, K.pneumoniae thể hiện tính
mẫn cảm cao hơn so với số chủng kháng thuốc (64,4% so với 29,9%). Đối với thuốc kháng sinh thuộc nhóm quinolon, K.pneumoniae kháng cao nhất đối với ciprofloracine, chiếm tỷ lệ 51,1% và kháng ít nhất đối với levofloxacine, chiếm tỷ lệ 28,0%. Tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc với phenicol và peptid lần lượt là 36,7% và 27,7%.
Theo kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi, trên 40% số chủng kháng nhóm với nhóm β-lactam gồm ceftriaxon, ceftazidim, cefotaxim, ampicillin/sulbactam, amoxicillin/acid clavulanic, 30% số chủng kháng với kháng sinh thuộc nhóm quinolon. K.pneumoniae cịn khá nhạy cảm với imipenem [4]. Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Duy và cộng sự năm 2016 [10], tỷ lệ K. pneumoniae kháng với nhóm β-lactam với tỷ lệ 54,2%,
trong đó đặc biệt cao nhất là ampicillin, cephacillin là 100%, kháng thấp với piperacine 25,0%. K. pneumoniae còn nhạy với nhóm amynoglycosid với tỷ
lệ 87,5%. K. pneumonia đặc biệt nhạy 100% với imipenem.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với kết quả nghiên cứu tại Bệnh viên Đa khoa khu vực Củ Chi năm 2019 nhưng có sự khác biệt về tính kháng thuốc của K. pneumoniae với thuốc kháng sinh thuộc nhóm amynoglycosid và với kháng sinh imipenem so với khảo sát của Nguyễn Văn Duy và cộng sự năm 2016. Điều này cũng cho thấy K. pneumoniae đã tăng
cường sức đề kháng đối với imipenem và các kháng sinh thuộc nhóm amynoglycosid.
Hình 4.5. Hình ảnh kết quả phân tích kháng sinh đồ của một số chủng K. pneumonae phân lập từ bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Trung Ương
Thái Nguyên
Ghi chú: 1. AMP (Amipicillin), 2.LEV (Levofloxacin), 3.PRL (Piperacine), 4. FEP (Cefepime) (, 5.TZP (Piperacine + Tazobactam) , 6.SAM
(Ampicillin/sulbactam), 7.IPM (Imipenem), 8.CRO (Cefriaxone), 9.CXM (Cefuroxime), 10.AK (Amikacine)