Những quan niệm sai về thuyết Vụ Nổ Lớn:

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN MÔN VẬT LÝ 2 ĐỀ TÀI VỤ NỔ LỚN BIG BANG (Trang 26)

Một trong những quan niệm sai của con người về mô hình Big Bang đó là họ nghĩ là điều này sẽ giải thích toàn bộ nguồn gốc của vũ trụ, nhưng thực chất mô hình này không thể mô tả mức năng lượng, thời gian và không gian đã được tạo ra, mà đúng hơn là nó mô tả sự xuất hiện của vũ trụ hiện nay từ trạng thái siêu đặc và có lượng nhiệt cao. Rất dễ bị hiểu nhầm khi mường tượng Vụ Nổ Lớn bằng cách so sánh nó với các thiên hà ở thời điểm hiện tại. Khi nói đến kích thước cảu Big Bang, nó sẽ tương đương một thiên hà có độ lớn đáng kể chứ không phải so với toàn bộ vũ trụ.

Định luật Hubble tiên đoán rằng thiên hà dưới “khoảng cách Hubble” sẽ chuyển động nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng cả tốc độ ánh sáng, nhưng thuyết tương đối không thể áp dụng đối với các chuyển động xuyên qua vũ trụ. Định luật Hubble mô tả vận tốc dựa trên sự giãn nở của vũ trụ hơn là đi xuyên qua nó.

Các nhà thiên văn học hay cho rằng sự dịch chuyển đỏ như sự dịch chuyển Doppler và điều này dẫn đến sự hiểu nhầm. Dù có sự tương đồng nhưng sự dịch chuyển đỏ hoàn toàn không giống sự dịch chuyển Doppler vì mọi nguồn gốc cơ bản của sự dịch chuyển Doppler không dẫn đến sự giãn nở của vũ trụ. Nguồn gốc thật sự của sự dịch chuyển đỏ cần áp dụng thuyết tương đối, trong khi đó sự nghiên cứu với những luận cứ về ảnh hưởng Doppler đưa ra kết quả giống nhau đối với các thiên hà gần bên.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN MÔN VẬT LÝ 2 ĐỀ TÀI VỤ NỔ LỚN BIG BANG (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)