Theo các nhà khoa học, khuôn khổ lý thuyết của thuyết Vụ Nổ Lớn đưa ra đã được kiểm nghiệm khá phù hợp với thực nghiệm, trong tương lai có thể được tinh chỉnh để phù hợp hơn với thực tế. Thời điểm hiện tại, có rất ít thông tin về thời điểm sớm nhất của lịch sử vũ trụ. Các phương trình phi lượng tử của thuyết tương đối rộng có hệ quả tồn tại một điểm kỳ dị hấp dẫn trong lúc vũ trụ sơ khai. Tuy nhiên, thuyết tương đối rộng và các thuyết lượng tử sẽ mất tính đúng đắn khi Vũ trụ đạt đến nhiệt độ Planck. Để tiên đoán và chứng minh tính hợp lý tại thời điểm này, các nhà vật lý cần một lý thuyết hấp dẫn lượng tử có thể tránh được điểm kì dị này. Một số giả thiết được các nhà khoa học đưa ra song, vẫn chưa được kiểm chứng bao gồm:
Mô hình điều kiện không biên Hartle - Hawking trong đó toàn bộ không thời gian là hữu hạn; Vụ Nổ Lớn cho thấy thời gian là hữu hạn nhưng không cần thiết phải có điểm kì dị. Điểm kì dị Vụ Nổ Lớn có thể hình dung là cực bắc địa cầu, và hỏi “Trước cực bắc địa cầu là cái gì?” sẽ trở lên không có ý nghĩa. Mô hình dàn (lattice) Vụ Nổ Lớn cho rằng Vũ trụ tại thời điểm Big Bang chứa
vô hạn dàn hạt fermion chứa những miền tính chất cơ bản như cho phép các hạt quay, tịnh tiến và đối xứng gauge. Đối xứng này là đối xứng lớn nhất có thể và từ đó có trạng thái entropy thấp nhất.
Mô hình vũ trụ Brane (màng) trong đó giai đoạn lạm phát là do sự di chuyển của các brane trong lý thuyết dây; các mô hình tiền Big Bang; mô hình
ekpyrotic, trong đó Vụ Nổ Lớn là kết quả của sự va chạm giữa các brane; và mô hình xiclic (cyclic model), một biến thể của mô hình ekpyrotic trong đó sự va chạm xảy ra tuần hoàn. Trong mô hình sau Vụ Nổ Lớn sẽ được tiếp nối bởi Vụ Co Lớn và Vũ trụ tiến hóa theo chu kỳ này một cách vô hạn trong thời gian. Mô hình lạm phát vĩnh hằng, ở đây sự lạm phát phổ quát kết thúc trong phạm vi
cục bộ và có những tiến trình ngẫu nhiên, tương ứng với một vũ trụ bong bóng đang giãn nở từ mỗi vụ nổ lớn của riêng chúng.