Rủi ro về phân phối

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng kế hoạch marketing đối với sản phẩm pepsi vị chanh không calo tập đoàn pepsico (Trang 65 - 66)

II. Phân tích rủi ro và phương án dự phòng

2. Rủi ro về phân phối

Pepsi vị chanh không calo là sản phẩm mới, vì vậy nếu nhà quản trị không kiểm soát được trong việc phân phối sản phẩm đến nhà cung ứng thì người tiêu dùng sẽ khó tiếp cận và sinh ra tâm lý không có thiện cảm với sản phẩm.

Hết hàng đây là rủi ro lớn nhất, dễ thấy nhất vì khách hàng sẽ dễ dàng chuyển sang sử dụng hàng của đối thủ cạnh tranh.

62

Hàng tồn kho cao do doanh nghiệp không chủ động được trong việc cung ứng hàng và tiêu thụ hàng hóa trên thị trường. Không kiểm soát được lượng hàng đang ở đâu trong chuỗi cung ứng của mình. Có thể dẫn đến tình trạng hàng tồn kho tồn động cao

Trưng bày hàng hóa kém không bắt mắt, bị khuất không thu hút người tiêu dùng. Quản lý đội ngũ bán hàng không chặt chẽ hay báo cáo khống số lượng bán hàng, do khai báo nhân viên “ảo” quá cao.

Quản lý nhà phân phối không sát, các nhà phân phối, đại lý của Pepsi vị chanh không Calo không áp dụng đúng các chương trình mà nhà cung cấp đưa ra. Dẫn đến mâu thuẫn với khách hàng làm mất lòng tin với khách hàng.

Phương án dự phòng

Các nhà sản xuất nên lưu ý rà soát ngẫu nhiên các cửa hiệu, có biện pháp giám sát chéo từ phía phòng kinh doanh, hoặc có cơ chế kiểm soát hàng hóa tốt để đảm bảo thông tin chính xác.

Nhà sản xuất cần thường xuyên theo dõi để có chính sách giảm dần số ngày tồn kho cần thiết để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn cho nhà phân phối và dự báo sản xuất được chuẩn xác hơn nhà sản xuất nên rà soát đội ngũ bán hàng, có thể tính đến giải pháp khuyến mãi, thúc đẩy tiêu thụ, sau đó chấm dứt hoặc sản xuất số lượng giới hạn. Bộ phận kinh doanh - tiếp thị của công ty nên thường xuyên có người giám sát, đánh giá tình hình trưng bày theo từng khu vực để có những quyết định kịp thời.

Các quản lý không những nên giám sát chặt chẽ nhân sự mà còn cần có những biện pháp hỗ trợ kịp thời cho những nhân sự tại các địa bàn “khó” (đối thủ cạnh tranh quá mạnh hoặc nhu cầu thị trường không nhiều), hoặc nhân sự mới, từ đó mới đảm bảo kết quả chung cho công ty.

Quản lý chặt chẽ các kênh phân phối, kịp thời xử lý khiếu nại của khách hàng, và xử lý nghiêm kênh phân phối cố tình vi phạm.

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng kế hoạch marketing đối với sản phẩm pepsi vị chanh không calo tập đoàn pepsico (Trang 65 - 66)