Các nhân tố ảnh hưởng đến phản biện xãhội trong hoạtđộng xây

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay. (Trang 71 - 74)

4. Cơ sở lý luận, giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phản biện xãhội trong hoạtđộng xây

PBXH trong hoạt động XDPL là một yêu cầu tất yếu và cấp thiết. Việc thực hiện trên thực tế do rất nhiều nhân tố ảnh hưởng, có thể kể đến các nhân tố sau:

Một là, hệ thống pháp luật của quốc gia. Ở các quốc gia phát triển, với một hệ

thống pháp luật minh bạch, dân chủ, tiến bộ và một nền kinh tế thị trường lành mạnh, PBXH diễn ra như một hiện tượng tất yếu, tự nhiên của đời sống. Sự tương tác qua lại thường xuyên giữa Nhà nước và xã hội thông qua PBXH đã giúp các quốc gia giảm thiểu được xung đột, căng thẳng xã hội, điều chỉnh khả năng quản lý của bộ máy Nhà nước. Quan hệ giữa PBXH với chất lượng của hệ thống pháp luật, do vậy, đây là quan hệ tương tác hai chiều: PBXH là một công cụ nâng cao chất lượng pháp luật và ngược lại, một hệ thống pháp luật tốt, được xem là nhân tố thúc đẩy PBXH trở thành cơ chế đảm bảo quyền lợi thiết thực giữa các lực lượng xã hội, nhờ vậy, đảm bảo tính bền vững cho quá trình phát triển xã hội.

Hai là, nhận thức và trình độ dân trí của người dân. Đây là điều kiện cần để

thiết lập và vận hành các cơ chế dân chủ, trong đó có PBXH. Trong một xã hội có nền dân trí cao, người dân nhận thức rất rõ về quyền lợi và trách nhiệm của mình, đặc biệt là xây dựng các văn bản luật liên quan đến lợi ích của xã hội. Từ đây, dư luận xã hội sẽ hình thành để trực tiếp tác động tới thái độ của cơ quan Nhà nước và hỗ trợ chính người dân trong q trình PBXH. Người dân nhận thấy trách nhiệm PBXH đối với những vấn đề đang diễn ra trong đời sống là một cách tự bảo vệ mình, là cách đấu tranh để hướng tới những lợi ích mà chính họ được hưởng bởi những quy định của pháp luật mang lại. Nền dân chủ trong thời đại hiện nay có cơ hội nâng cao là do các nguồn thơng tin đa dạng, phong phú, mức độ tiếp cận các giá trị khoa học, tri thức về các lĩnh vực đời sống rất dễ dàng. Xã hội có sự đảm bảo cho conngười được hưởng thụ các giá trị, chuyển tải các giá trị đó thành thói quen,

cách ứng xử của mỗi người trong đời sống chung của xã hội.

Ba là, hoạt động các cơ quan Nhà nước và các điều kiện bảo đảm. Để thực hiện

PBXH trong hoạt động XDPL có hiệu quả, khơng thể khơng đề cập đến vai trị của các cơ quan Nhà nước. Sự cải thiện về kinh tế đã tạo điều kiện nâng cao trình độ chính trị, chun mơn nghiệp vụ của những người làm trong các cơ quan Nhà nước. Nhà nước bảo

đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn kinh phí hoạt động, sự hỗ trợ của các phương tiện thuyền thông. Hệ thống thông tin liên lạc là cầu nối giữa các cơ quan Nhà nước và nhân dân trong việc trao đổi thông tin như: hỏi ý kiến và thu thập nhanh chóng các thơng tin phản biện để soạn thảo và ban hành các văn bản QPPL có chất lượng.

Bốn là, quyền con người và xu thế dân chủ trên thế giới. Trong bối cảnh, dân chủ

hóa đang trở thành xu thế nổi trội được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Xu thế dân chủ tạo điều kiện cho người dân được thể hiện tiếng nói nhiều hơn, PBXH nhiều hơn. Những ý kiến phản biện của người dân được tôn trọng và bảo đảm thực hiện từ phía các cơ quan Nhà nước. Khi nhận thức của người dân về các quyền của mình được nâng cao, họ rất cần có các cơng cụ pháp lý để thực hiện một cách tốt nhất quyền của mình. Trước đậy, PBXH trong hoạt động XDPL chưa phát huy được giá trị và tầm ảnh hưởng của mình. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc chúng ta chưa có các quy định pháp luật cụ thể làm cơ sở pháp lý điều chỉnh.

1.5. Phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật tại một số quốc gia trên thế giới.

Ở nhiều nước, quyền tham gia PBXH vào q trình XDPL, chính sách được quy định trong Hiến pháp, nhất là trong lĩnh vực môi trường. Hiến pháp Thái Lan năm 1997 quy định:“cơng dân có quyền tham gia vào q trình hoạch định và xây dựng chính

sách của Nhà nước, vào việc thực thi các hoạtđộng hành chính có thể ảnh hưởng đến quyền và tự do của cơng dân đó được pháp luật bảo đảm”. Cụ thể hóa tại điều 56: “cấm tiến hành bất kỳ dự án hay hoạt động nào mà chưa nghiên cứu tác động về môi trường với sự tham gia của các tổ chức, các nhà khoa học về môi trường” hoặc điều 59 quy

định:“quyền được cung cấp thông tin về mơi trường, quyền góp ý kiến về các tác động

mơi trường của các dự án tiềm năng”.

Ở Canada, nguyên tắc XDPL là phải có PBXH vào các chính sách, để người dân có cơ hội tham gia vào q trình XDPL; các đối tượng chịu sự tác động của dự thảo có thể yêu cầu cơ quan soạn thảo cung cấp các thông tin cơ bản của dự luật. Công báo Canada năm 1841 cho phép người dân tham gia PBXH vào quá trình XDPL. Nội dung đăng tải (việc đăng tải các thơng tin trên là bắt buộc) gồm dự thảo cuối cùng của luật, các nhóm đối tượng có liên quan và cá nhân có cơ hội được đọc phản biện về dự thảo tại giai đoạn cuối cùng trong quá trình xây dựng luật trước khi thông qua; các văn bản đã được ban hành; các thơng báo chính thức, các bổ nhiệm chính thức.

Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, chế độ chính trị, tình hình kinh tế các quốc gia khác nhau trên thế giới như: Hoa Kỳ, Anh, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Thụy Điển.

Luận án nghiên cứu việc thực hiện PBXH tại các quốc gia này để rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm áp dụng vào quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

1.5.1. Hoa Kỳ

Luật về thủ tục hành chính năm 1946 của Hoa Kỳ có quy định: “mọi cơng dân đều có quyền tham gia vào q trình làm Luật”. Các dự thảo Luật phải đưa ra trước nhân dân và các thành phần xã hội được tạo điều kiện tham gia phản biện, bên cạnh đó sau khi Luật ra đời phải được cơng bố rộng rãi. Hệ thống chính trị ở Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở “xã hội công dân” với việc các quyền con người, quyền công dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Ở Hoa kỳ,các nhóm lợi ích là lực lượng có vai trị quan trọng trong hoạt động chính trị nói chung và hoạt động XDPL nói riêng. Những người soạn thảo Hiến pháp thừa nhận sự tồn tại của các nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội, nhưng vai trị điều hành đất nước của các nhóm thì khơng được thừa nhận. Ở Hoa Kỳ, các nhóm lợi ích tác động lên Chính phủ bằng “vận động hành lang” để gây áp lực buộc Chính phủ hoạt động theo ý muốn của họ. Các nhóm lợi ích là “hình thức bổ sung cho quyền đại diện của người dân thông qua các Nghị sĩ trong Quốc hội. Đội ngũ chuyên vận động hành lang hoặc các cơng ty chun nghiệp có vai trị rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của các nhóm lợi ích” [1, tr.194].

Hầu hết các quyết định của Chính phủ được hình thành bởi “tam giác sắt quyền

lực”: (Nhà vận động hành lang đại diện cho các nhóm lợi ích; các quan chức dân sự và các Ủy ban của Quốc hội). Các nhóm gây áp lực, đàm phán với Bộ trưởng về các

vấn đề cần nêu, thường là các vấn đề cụ thể được bàn bạc sẽ được trình lên Nghị viện. Các nhóm áp lực ở Hoa Kỳ tìm cách vận động, tác động tới Nghị viện hoặc các thành viên Nghị viện. Ngồi ra, thơng qua các phương tiện đại chúng, dư luận xã hội, các nhóm áp lực cịn gây ảnh hưởng tới các nhóm khác. Theo Luật về thỏa ước trong ban hành văn bản pháp quy, Chính phủ khi ban hành văn bản cũng phải đạt được thỏa thuận với các bên có liên quan thơng qua một ủy ban điều đình do các bên liên quan cử ra. Chính phủ tổ chức những buổi gặp mặt nhân dân, trực tiếp đưa chứng cứ, trình bày lý lẽ, nghe và giải đáp thắc mắc.

Ở Hoa Kỳ, cơ quan ban hành văn bản pháp luật phải lấy ý kiến người dân thông qua Công báo (Federal Register) và trang mạng Regulation.com. Công báo đăng tải các luật, dự thảo luật, các văn bản của cơ quan hành pháp từ thứ hai đến thứ sáu vào 6 giờ chiều hằng ngày. Còn Regulation.com là diễn đàn trên mạng để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến về các dự thảo luật đã được đăng công khai trên Federal Register.

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay. (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w