4. Cơ sở lý luận, giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.5.3. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Tại điều 5, Luật Lập pháp của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 2000 quy định: “Lập pháp phải thể hiện ý chí của nhân dân; phát huy dân chủ XHCN; đảm
bảo cho nhân dân thông qua nhiều con đường tham gia vào hoạt động lập pháp”. Theo
Điều 6: “Lập pháp phải dựa trên tình hình thực tế, theo một cách thức hợp lý và khoa học, quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân, pháp nhân và các tổ chức khác, quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước”[95]. Luật còn quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục ban hành pháp luật của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc; Ủy ban Thường vụ trong quá trình lập pháp.
PBXH được thực hiện thơng qua cử tri, các nhóm lợi ích, báo chí. Họ có thể gây áp lực với Nhà nước thơng qua vận động hành lang một cách chuyên nghiệp hoặc tiếp cận với chính quyền, liên kết hay hợp tác với các tổ chức xã hội, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, điều tra, trưng cầu ý dân… để đạt được mục tiêu của mình. Ở Trung Quốc, tổ chức Ủy ban Tồn quốc Chính Hiệp với vai trị liên minh chính trị giữa các tổ chức xã hội, những người tiêu biểu. Đây là tổ chức đại diện cho nhân dân tham gia vào cơng việc của Nhà nước trong đó có hoạt động giám sát xã hội và PBXH (tập hợp ý kiến cử tri; phản ánh dư luận xã hội; góp ý kiến xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước). Ngồi ra, các tổ chức chính trị - xã hội như: Cơng đồn, Thanh niên, Phụ nữ, Nơng dân vừa đại diện cho quyền lợi của nhóm lợi ích, vừa đồn kết, tập hợp, vận động quần chúng tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Pháp luật Trung Quốc quy định những quyền tự do của cơng dân, trong đó có những quyền giám sát và phản biện đối với Nhà nước như quyền bầu cử và bãi miễn đại biểu dân cử, quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, quyền chất vấn đại biểu dân cử. Các cuộc trưng cầu ý dân thường được áp dụng khi Quốc hội phải quyết định những vấn đề trọng đại của quốc gia. Ngoài ra “cơng dân cịn được bảo đảm các quyền tự do cá nhân thông qua việc pháp luật ghi nhận việc họ thừa nhận các tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho mình tham gia giám sát và phản biện đối với Nhà nước, bảo vệ lợi ích cho mình” [1, tr.196].