Cấu trúc tổ thành tầng cây cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Phay (Duabanga granhis flora Roxb.ex DC) tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (Trang 31 - 32)

Từ việc phân tích bảng số liệu tầng cây cao của các OTC nơi có cây Phay tái sinh phân bố ta có thể xác định được công thức kết cấu tổ thành loài tầng cây cao. Việc xác định kết cấu tổ thành loài cây đi kèm giúp ta biết được loài cây nghiên cứu có mối quan hệ với những loài cây nào? Chúng có quan hệ như thế nào? Quan hệ hỗ trợ cùng tồn tại hay mối quan hệ cạnh tranh, loài đó hay mọc cùng loài nào giúp ích cho việc điều tra dễ dàng hơn, từ đó ta có biện pháp lâm sinh tác động phù hợp nhằm bảo tồn và phát triển loài cây đó.

Dựa vào kết quả nghiên cứu tổ thành rừng tự nhiên có Phay phân bố ở bảng phụ biểu 01 – 04: Hệ số tổ thành tính theo số cây ở các trạng thái(IIA; IIB; IIIA; Gỗ - Vầu) ta có cấu trúc tổ thành của các trạng thái rừng như sau:

Bảng 4.6: Cấu trúc tổ thành các trạng thái rừng nơi có Phay phân bố tính theo số cây

STT Trạng thái Công thức tổ thành

1 IIA 1.85 Thôi ba + 0.99 Lá nến + 0.62 Ba soi + 0.62 Mán đỉa thường + 0.62 Sâng xoan + 0.62 Trẩu + Loài khác (18 loài)

2 IIB 1.75 Thẩu tấu + 0.79 Phay + 0.63 Lim vang + 0.63 Gáo + Loài khác (33 loài)

3 IIIA1 2.24 Gáo + 1.84 Phay + 1.43 Thôi ba + 1.02 Núc nác + 0.61 Xoan nhừ + Loài khác (10 loài)

4 Gỗ - Vầu 2.08 Gáo + 1.19 Lòng mang + 1.09 Dẻ gai + 0.69 Sồi xanh + 0.59 Phay + 0.59 Xoan nhừ +0.5 Côm tầng + Loài khác (27 loài)

Qua bảng số liệu trên ta thấy số loài cây tham gia vào tổ thành của các trạng thái là khá cao, dao động từ 15- 37 loài, trong đó có từ 3-10 cây Phay xuất hiện trong mỗi trạng thái. Tuy nhiên chỉ có 4-14 loài tham gia chính vào công thức tổ thành. Đối với mỗi trạng thái rừng loài cây chiếm vị trí quan trọng lại khác nhau.

Trạng thái IIA: Loài cây chủ yếu, có hệ số tổ thành cao là: Thôi ba (1.85), Lá nến (0.99).

Trạng thái IIB loài cây chủ yếu là: Thẩu tấu ( 1.75), Phay (0.79). Trạng thái IIIA: Gáo (2.24), Phay (1.84), Thôi ba (1.43).

Ở trạng thái Gỗ - Vầu: Phay có hệ số tổ thành là 0.59, được tham gia vào tổ thành chính cùng với Gáo (2.08), Lòng mang (1.19), Dẻ gai (1.09),...

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự khác biệt về các loài cây tham gia tổ thành rừng ở các trạng thái. Hệ số tổ thành của cây phay ở các trạng thái là khác nhau. Cây Phay xuất hiện nhiều và có hệ số tổ thành cao ở các trạng thái IIB và IIIA. Ở trạng thái IIA có xuất hiện cây Phay, nhưng với số lượng rất ít (3 cây), hệ số tổ thành thấp nên không được tham gia vào công thức tổ thành chính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Phay (Duabanga granhis flora Roxb.ex DC) tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w