Cấu trúc tầng thứ tầng cây cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Phay (Duabanga granhis flora Roxb.ex DC) tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (Trang 33 - 35)

Tầng thứ là là chỉ tiêu cấu trúc phản ánh hình thái theo mặt phẳng đứng của lâm phần, là kết quả cạnh tranh sinh tồn giữa các loài cây trong quần xã với nhau và với hoàn cảnh xung quanh trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Với rừng tự nhiên cấu trúc tầng thứ phản ánh bản chất sinh thái nội bộ hệ sinh thái rừng và mô phỏng các mối quan hệ giữa các tầng rừng với nhau, giữa các loài cây khác nhau. Việc nghiên cứu cấu trúc tầng thứ rất có ý nghĩa trong thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng rừng, phù hợp với mục đích kinh doanh.

Qua quan sát cấu trúc rừng kết hợp với kết quả đo chiều cao tầng cây gỗ trong các trạng thái rừng, tôi đưa ra một số kết luận về cấu trúc tầng thứ của các trạng thái nơi Phay phân bố như sau:

* Trạng thái IIA:

Rừng ở trạng thái này là rừng đang phục hồi ở giai đoạn đầu nên cấu trúc còn khá đơn giản gồm chủ yếu là những loài cây ưa sáng mọc nhanh, một tầng, những loài cây cao hầu như chưa có sự phân tầng.

Tầng A3 có chiều cao biến động từ 6 – 18 m. Tán rừng chính do các loài: Thôi ba, Lá nến, Ba soi, Sâng xoan, Phay tạo thành. Ngoài ra còn các loài khác như Trẩu, Mán đỉa thường, Cánh kiên,...

Tầng cây bụi xuất hiện các loài như: Ba chạc, Bọt ếch, Lấu, Cúc áo,... Tầng thảm tươi xuất hiện các loài như: Chuối rừng, Dương xỉ, Sa nhân, Cỏ lào, Dây hoa dẻ, Dong, Dây thài nài, Dây bướm trắng, Chít, Ráy, Mâm xôi.

* Trạng thái IIB:

Rừng ở trạng thái này, các cây gỗ đã có sự phân tầng, tuy nhiên sự phân tầng này còn chưa rõ rệt. Nhìn chung thì cấu trúc tầng cây gỗ vẫn là một tầng, chiều cao biến động từ 7- 20 m.

Tầng A3 gồm những cây có chiều cao 10 – 20 m như: Phay, Sồi xanh, Mán đỉa trâu, Gáo, Muồng trắng..., chiếm phần lớn số cây trong ô, độ tàn che chủ yếu do tầng này tạo ra.

Tầng cây bụi vẫn tương đối phát triển tuy nhiên kém phát triển hơn so với trạng thái IIA với các loài cây như: Mản, Bọt ếch, Ớt rừng, Găng trâu, Cà dại, Vả, Ngái, Cúc áo.

Tầng thảm tươi gồm: Riềng dại, Sa nhân, Cỏ lào, Cỏ lá, Dương xỉ, Dây cánh bướm, Bòng bong, Guột, Chít.

* Trạng thái IIIA1:

Ở trạng thái này các cây gỗ có sự phân tầng, gồm tầng rừng chính A2 và tầng dưới tán A3. Cấu trúc tầng tương đối ổn định.

Tán rừng chính được hình thành do tầng A3 gồm các loài như Phay, Vàng anh, Gáo, Xoan nhừ, Vẩy ngược…. Có chiều cao biến động từ 12 – 24 m.

Tầng A2 gồm các loài Bồ đề, Núc nác, Thẩu tấu, Trám… có chiều cao trung bình từ 7- 11 m.

Độ tàn che chung của rừng do tầng A3 và A2 tạo nên.

Tầng cây bụi thảm tươi vẫn sinh trưởng phát triển tốt, tuy nhiên ở trạng thái này thì số lượng cây bụi thảm tươi giảm do độ tàn che của rừng tăng lên.

Tầng cây bụi gồm các loài Bùi bùi, Bòn bọt, Ngái, Đu đủ rừng, Ngái.

Tầng thảm tươi gồm Sa nhân, Dương xỉ, Lá dong, Chuối, Vầu, Ráy, Cỏ lá, Thài lài, Cỏ ba lá, Môn, Cỏ lào, Tàu bay, Giảo cổ lam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Phay (Duabanga granhis flora Roxb.ex DC) tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w