Trong thí nghiệm này ta dùng 50 g/l glucose như là nguồn cacbon duy nhất trong dung dịch cho nấm men Saccharomyces cerevisiae. Mục đích thí nghiệm này là so sánh số lượng nồng độ glucose và sản phẩm ethanol trong quá trình lên men của hệ thống ICR.
Ta thấy nồng độ glucose dần dần giảm trong khi đó mật độ tế bào và nồng độ ethanol sản phẩm tăng trong khoảng thời gian 27 h. Phase lag nằm trong khoảng 0-6 h. trong giai đoạn này sự tiêu thụ glucose là thấp. Sau thời gian 6 h đến 18 h thì sự tiêu thụ glucose xảy ra nhanh một cách rõ rệt. Điều này cũng nói lên ban đầu mật độ tế bào còn quá thấp nên sự tiêu thụ glucose trong dịch lên men cũng thấp. Sau 27 h lên men thì glucose trong dịch gần cạn kiệt. Theo sự tính toán trong quá trình lên men này thì mật độ tế bào thu lớn nhất là 13.7 g/l với nồng độ glucose là 50 g/l. Năng suất trung bình sinh khối và sản phẩm là 33% và 32%. Tỷ lệ ethanol được sản xuất trong 24 h là 1.4 g/lh.
Theo phương trình động lực học của Monod ta có được sự tương quan giữa các đại lượng là:
Với Ks và µm đó là hằng số Monod. Dữ liệu chung trong nghiên trong cứu này được mô tả theo đường tuyến tính có công thức toán học của nồng độ sản phẩm là hàm mũ với những thời gian khác nhau. Theo như đồ thị.
Từ đồ thị ta xác định được hằng số Monod là µm = 0.35 g/lh và Ks = 2.23 g/l. Trong quá trình này ta đã xác định được µm = 0.35 g/lh và Ks = 2.23 g/l.