Đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” hay “vô tiền khoáng hậu”.

Một phần của tài liệu DAT NUOC NGUOI LAI DO SONG DA (Trang 28 - 31)

a/ Đúng là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Điều lạ lùng chưa từng có ở đây là việc viết chữ và cho chữ vốn là một thú chơi tao nhã có phần thanh cao của những bậc tài hoa nghệ sĩ, đáng lẽ phải diễn ra nơi lầu son gác tía, gió mát trăng thanh, lộng ngát hương hoa nhưng ở đây lại diễn ra trong cảnh nhà lao tăm tối, ẩm ướt, bẩn thỉu. Hơn thế, người nghệ sĩ viết chữ đẹp lại là tên tử tù đang bị gông, xiềng và chỉ sáng hôm sau là giải về kinh chịu tội chặt đầu.

Điều lạ lùng chưa từng có là cảnh tù ngục tăm tối đó không phải là cái ác, cái bạo tàn đang thống trị mà chính là cái đẹp, cái tài hoa đang đăng quang (lên ngôi). Bằng thủ pháp đối lập đặc sắc, Nguyễn Tuân đã làm nổi rõ sự chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối; của cái thiện trước cái ác; của cái đẹp trước cái xấu xa, nhơ bẩn; của cái cao cả trước cái thấp hèn; của tinh thần bất khuất, hiên ngang trước thái độ cam chịu nô lệ. Đó cũng là sự chiến thắng của tính cách trước hoàn cảnh. Thật là lạ lùng, không bình thường một chút nào!Vì tên tử tù nổi bật lên uy nghi cao lồng lộng, còn viên quản ngục

và thầy thơ lại - những kẻ đại diện cho xã hội đó thì “khúm núm”, “run run” trước tên tử tù kia.

b/ Với cảnh cho chữ độc đáo này, có thể nói cái nhà tù tàn bạo đen tối kia đã sụp đổ và cũng không còn kẻ tội phạm, tử tù; cũng không còn quản ngục và thơ lại. Chỉ còn người nghệ sĩ đang sáng tạo cái đẹp trước những đôi mắt ngưỡng mộ và kính phục của những kẻ liên tài. Tất cả những con người đó đều tắm đẫm trong ánh sáng đỏ rực của bó đuốc “thiên lương”, tài hoa, khí phách.

c/ Cũng với cảnh này, dù nay mai Huấn Cao đầu phải lìa khỏi cổ nhưng những phẩm chất tài hoa, khí phách, nhân cách của ông sẽ đi vào cõi vĩnh hằng. Màu trắng của vuông lụa cũng như những dòng chữ tươi tắn nói lên hoài bão tung hoành một đời Huấn Cao; hương thơm ngát của thỏi mực, ánh sáng đỏ rực của bó đuốc cùng với những lời khuyên của Huấn Cao được viên quản ngục gìn giữ, lắng nghe như lời di huấn của đạo lý làm người…dường như cùng hoà vào nhau để trở thành bất tử như cái bất tử của vẻ đẹp Huấn Cao. Có thể nói, ở cảnh cho chữ này, Nguyễn Tuân đã dựng lên được một bức tượng đài trang nghiêm để bất tử hoá con người rất mực tài hoa và tràn đầy khí phách anh hùng này.

d/ Không chỉ cho chữ, Huấn Cao còn khuyên bảo quản ngục: “Ở đây lẫn lộn. Ta

khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn, nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người… Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”. Như vậy,

Huấn Cao không chấp nhận cái tài, cái đẹp lại có thể chung sống lẫn lộn với cái ác, cái xấu. Ông cũng không chấp nhận một người vừa yêu cái đẹp lại vừa làm điều ác và muốn chăm lo cho cái đẹp nảy nở phải trở về với cái thiện.

e/ Trước vẻ đẹp hào quang uy nghi lộng lẫy của Huấn Cao, viên quản ngục đã biểu lộ một cử chỉ thật cảm động. Đó là sau khi lắng nghe lời khuyên của Huấn Cao, viên quản ngục “vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ

miệng làm cho nghẹn ngào: kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.Có những cái cúi đầu làm cho

con người trở nên nhỏ nhen, hèn hạ. Nhưng cũng có những cái cúi đầu làm cho con người cao cả, sang trọng hơn. Đó là một sự cúi đầu trước cái đẹp, cái khí phách phi thường. Trước đây, Cao Bá Quát đã có một câu thơ rất hay:một đời ta chỉ biết cúi đầu trước hoa mai biểu tượng của cái đẹp..

Kết luận:

Đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Đoạn văn xứng đáng là một bức hoạ phẩm được viết bằng bút pháp lãng mạn có ngôn ngữ giàu màu sắc tạo hình với không khí trang nghiêm, có phần bi tráng, sử dụng thủ pháp tương phản đầy ấn tượng. Nó đã biểu lộ được cái tài và cái tâm của một nhà văn lớn: Nguyễn Tuân.

Đề 6: Đặc sắc nghệ thuật “Chữ người tử tù”.

1. Bút pháp điêu luyện, sắc sảo, khi dựng người, dựng cảnh, những nét như khắc, như chạm, giàu tính chất tạo hình. Nhân vật nào cũng rõ nét, cảnh nào cũng có thể hình dung rõ một một. Chẳng hạn như cảnh sáu tù nhân mang chung một chiếc gông dài tám thước bước tới cửa ngục với động tác dỗ gông đuổi rệp làm cho “một trận mưa rệp đã

làm nền đá xanh nhạt lấm tấm những điểm nâu đen”, sau đó “sáu người né tránh mình tiến vào như một bọn thợ nề, thận trọng khiêng cái thang gỗ đặt ngang trên vai” và nhất

là cảnh tượng Huấn Cao viết chữ trong phòng giam là những cảnh được khắc hoạ hết sức sống động, đầy ấn tượng.

2. Ngôn ngữ nghệ thuật vừa giàu có, góc cạnh, đồng thời là thứ văn xuôi có nhịp điệu riêng, giàu sức truyền cảm, nhiều câu văn hàm súc dư ba.

3. Một không khí cổ kính, trang nghiêm có phần bi tráng bao trùm cả thiên truyện. Nguyễn Tuân chẳng những rất am hiểu và nặng lòng yêu dấu, quý trọng những điều ông thuật tả mà còn có ngòi bút già dặn, tinh vi, đầy nghệ thuật để làm sống lại con người và sinh hoạt thời xưa.

Đề 7: Phân tích hình tượng thiên nhiên sông Đà Mở Bài:

Nguyễn Tuân (1910-1987) là một nhà văn có lòng yêu nước thiết tha,niềm say

mê vẻ đẹp thiên nhiên sông núi.Ông còn là nghệ sĩ tài hoa, lịch lãm, uyên bác, rất thích mô tả những cái gì dữ dội, mãnh liệt hoặc đẹp một cách tuyệt vòi bằng những câu văn vừa cổ kính vừa mới mẻ, giàu màu sắc tạo hình và nhìn sự vật theo quan điểm thẩm mĩ, văn hoá. Nét phong cách nghệ thuật ấy của ông trong văn xuôi sau Cách Mạng có lẽ được bộc lộ rõ nét, và hấp dẫn nhất qua bài tuz bút nổi tiếng “Người lái đò sông Đà”.

Qua con mắt nhìn của một nghệ sĩ tài hoa với những giác quan tinh tế, trong cuộc vượt thác sông Đà này, Nguyễn Tuân đã làm hiện lên trước mắt người đọc hai nhân vạt: sông Đà và người lái đò.

Một phần của tài liệu DAT NUOC NGUOI LAI DO SONG DA (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)