Tính cách trữ tình nữ hoàng

Một phần của tài liệu DAT NUOC NGUOI LAI DO SONG DA (Trang 33 - 36)

1. Qua cách mô tả đặc sắc của Nguyễn Tuân, con sông Đà có hai nét tính cách dường như đối lập nhưng rất thống nhất: vừa hung bạo vừa trữ tình như thể là mĩ nhân vậy. Nguyễn Tuân đã nhìn con sông Đà bằng con mắt thẩm mĩ văn hóa để phát hiện ra những vẻ đẹp và sắc màu đa dạng của con sông Đà chảy dọc suốt miền Tây Bắc này. ở những quãng yên tĩnh thì sông Đà quả thật rất thơ mộng “ Như một mĩ nhân kiều diễm

tuôn dài áng tóc trữ tình mà đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo”.

2. Nguyễn Tuân cũng đã nhận ra những sắc màu khác nhau của sông Đà theo từng mùa mang vẻ đẹp riêng. Qua làn mây mùa xuân, sông Đà xanh màu ngọc bích. Qua ánh nắng mùa thu sông Đà lừ lừ chín đỏ như mặt người bầm đi vì rượu bữa.

3. Nguyễn Tuân cũng đã dùng những hình ảnh dịu dàng, trong sáng nhất để tả sông Đà nên ông đã khám phá ra những chất thơ phong phú, đa dạng của nó: Khi thì nó hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích; khi thì nó mang chất thơ cổ điển Đường thi; khi lại mang chất thơ tươi trẻ “Vui như nắng giòn tan sau kì mưa dầm”. Có khi lại ẩn chứa chất thơ tình tứ “Sông Đà bọt nước lênh bênh, bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của Tản Đà - gửi người tình nhân chưa quen biết).

4. Dưới con mắt của tác giả “Vang bóng một thời”, cảnh ven sông Đà ở đây lặng tờ cổ xưa như chảy từ đời L{, đời Trần đến nay. Và giữa cái không khí phẳng phất màu tiền sử ấy, “thỉnh thoảng có đàn cá dầm xanh, anh vũ quẫy vọt lên bụng trắng như bạc

rơi thoi”. Tiếng cá đập nước sông làm cho đàn hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khói áng

cỏ và tai lắng nghe một tiếng còi sương, một âm thanh vẳng đưa trong tưởng tượng, gợi lên một không khí thật tĩnh lặng hoang vắng nhưng chứa chan thi vị. Đắm mình trong vẻ đẹp trữ tình trong vẻ đẹp của sông Đà, Nguyễn Tuân nhiều lúc “muốn đề thơ lên sông

nước”.

Kết luận:1.Như vậy để làm nổi bật cái hung bạo, dữ gìn và vẻ hung bạo, thơ mộng, trữ tình của sông Đà, Nguyễn Tuân đã có những sáng tạo nghệ thuật độc đáo như từ ngữ giàu màu sắc tạo hình, sử dụng hình ảnh đặc sắc, khả năng so sánh, liên tưởng bất ngờ, các biện pháp nhân hoá, ẩn dụ, năng lực quan sát tưởng tượng đặc biệt.

2.Sông Đà đã trở thành một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa, làm thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ và bồi đắp cho độc gỉa tình yêu,niềm tự hào về vẻ đẹp đa dngj của thiên nhiên tổ quốc.

B. Nhân vật ông lái đò:

MB: Nguyễn Tuân (….. tiểu sử) không chỉ say xưa với những nét t/c của sông Đà,

mà ông còn hết lời gợi ca nhân vật người lái đò. Đấy cũng là một nhân vật rất hấp dẫn. Là người nghệ sĩ tài hoa suốt đời đi tìm cái đẹp, nên dù chỉ miêu tả ông lái đò, Nguyễn Tuân cũng đã khắc hoạ thành một con người lao động không những trí dũng tuyệt vời, mà còn là một nghệ sĩ rất mực tài hoa trong công việc lao động sông nước, trong nghệ thuật leo thác, vượt ghềnh của mình.

TB: 1. Trí dũng tuyệt vời

Nguyễn Tuân đã mô tả một cách hết sức sinh động, vừa trân trọng vừa yêu thương cảm phục nhân vật ông lái đò rất hiên ngang trí dũng trong cuộc chiến đấu với những con sông, con thác đầy hung dữ hiểm nguy. Cuộc vượt thác dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân diễn ra như một trận đánh dữ dội có nhiều hồi, nhiều đợt, mỗi đợt có những thử thách ác liệt khác nhau, dòng sông bày ra những thạch tận hiểm hóc khác nhau “Lúc này sông Đà reo lên như đun sôi 1000, muốn hất tung đi cái thuyền đóng vai một nắp ấm khổng lồ, đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục trong lòng sông để vồ lấy con thuyền,phối hợp với đá, nước thác eo hò làm thành viên cho đá”. Nhưng ông lái đò vẫn

không hề nao núng, trái lại, vẫn bình tĩnh chủ động chiến đấu một cách dũng cảm như một vị trí chỉ huy trí dũng tuyệt vòi, điều khiển con thuyền vượt qua các thác ghềnh như “phá cái trận đồ bát quái của dòng sông hung bạo, dòng nước hùm beo luôn luôn tế

mạnh trên sông Đà. Nhưng người lái đò vẫn cưỡi lên thác đế cùng như cưỡi hổ”.

2. Tài hoa tuyệt vời:

Người lái đò sông Đà còn là con người tài hoa tuyệt vời. Sóng, thác sông Đà rất khắc nghiệt. Chỉ cần người lái đò một phút thiếu chính xác, một tích tắc thiếu bình tĩnh, nhỡ tay, hoa mắt là có thể bị trả giá bằng cả sinh mệnh của mình. Nhưng sóng thác của sông Đà có hung dữ đến đâu cũng bị khuất phục bởi người lái đò thời nay. Bởi người lái đò là một nghệ sĩ có nghệ thuật trở đò rất là diệu tài hoa. Nghệ thuật ấy được biểu hiện rõ nhất ở khả năng nắm chắc quy luật tất yếu của dòng sông Đà và nhờ thế mà người lái đò đã trở thành người tự do, người chiến thắng. Người lái đò đã nắm chắc được binh pháp của thần sông, thần đá, thuộc lòng các luồng sinh, luồng tử mà chủ động trong mọi tình huống. Lúc thì cưỡi lên con thác nắm lấy bờm sóng mà phóng nhanh qua cửa tử, lúc lại ghì cương đè sấn lên mà chặt đôi con thác”.

Ngày xưa Nguyễn Tuân bị xem là nhà văn có quan điểm duy mĩ. Ngày nay ông đã hướng ngòi bút của mình đến những con người lao động để tìm ra vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ của họ trong công việc lao động đầy hiểm nguy nhưng cũng vô cùng cao cả. “Trên vai người lái đò, có một khoanh bầm cứ nâu. Cái đồng tiền tụ máu ấy là cái hình ảnh quý giá của một cái huân chương lao động siêu hạng tặng cho người lái đò sông Đà” Cái vết bầm bỗng nhiên được nâng lên tầm anh hùng ca.

KL: Tóm lại người lái đò sông Đà đã kết tinh được những nét phong cách nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Tuân. Đó là một nhà văn tài hoa, uyên bác, hiểu biết nhiều lĩnh vực văn hoá, có ngôn ngữ, cách dùng hình ảnh độc đáo mới lạ, biến hoá gợi cảm, giàu chất tạo hình. Bài kí làm cho ta yêu thêm vẻ giàu đẹp của thiên nhiên, đất nước và càng yêu hơn nữa một nghệ sĩ tài năng - Nguyễn Tuân, người đã hiến cho vườn văn học nước nhà những bông hoa tuz bút thật thắm sắc ngát hương.

ĐỀ 8: Phân tích hình tượng Ông lái đò, từ đó chỉ ra những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong việc miêu tả nhân vật

MB:

Nguyễn Tuân không chỉ say sưa vẻ đẹp “trữ tình thơ mộng, rất gợi cảm” của con sông Đà, mà ông còn hết lời ca ngợi nhân vật người lái đò. Bằng ngôn ngữ giàu có, tinh tế như khắc, như chạm, với lối cảm nghĩ độc đáo, thích nhìn sự vật và con người trên quan điểm thẩm mĩ, văn hoá, với sự lịch lãm, vốn hiểu biết uyên bác về nhiểu lĩnh vực khoa học, Nguyễn Tuân qua tuz bút đặc sắc “Người lái đò sông Đà” ( in trong tập thơ sông Đà 1960 ) đã xây dưng được một hình tượng hấp dẫn mang đậm phong cách Nguyễn Tuân. Đó là một người lái đò không chỉ trí dũng tuyệt vời, mà còn là một nghệ sĩ rất mực tài hoa trong công việc lao động sông nước, trong nghệ thuật leo thác vượt ghềnh của mình.

TB :

Một phần của tài liệu DAT NUOC NGUOI LAI DO SONG DA (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)