Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN lý NGƯỜI BỆNH đái THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 (Trang 33)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. 6 Vài nét về Bệnh viện Ninh Phước Error! Bookmark not defined

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian: Từ tháng 01/2018 đến tháng 08/ 2018. Địa điểm: Bệnh viện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. 2.3. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu đánh giá không có nhóm chứng, mô tả cắt ngang, kết hợp giữa định lượng và định tính theo hướng tích hợp. Định lượng trước và định tính sau.

2.4.1. Cấu phần định lượng

Năm 2015 phát hiện 518 trường hợp mắc ĐTĐ; năm 2016 có 2615 trường hợp mắc ĐTĐ, năm 2017 có 4355 trường hợp mắc ĐTĐ, trong đó không khám thường xuyên là 3511 trường hợp. Tiến hành thu thập số liệu thứ cấp với những đối tượng có đơn thuốc được quản lý và lưu trữ trên hệ thống phầm mềm của Bệnh viện.

Các loại sổ sách theo dõi quản lý và nguồn lực cho công tác điều trị bệnh ĐTĐ từ năm 2015 đến năm 2017. Bao gồm:

- Báo cáo của Bệnh viện về trang thiết bị, nguồn lực, kinh phí của Bệnh viện cho công tác quản lý điều trị bệnh ĐTĐ.

- Báo cáo về kế hoạch, chương trình hành động, công tác triển khai điều trị và quản lý bệnh nhân ĐTĐ.

2.4.2. Cấu phần định tính

Phỏng vấn sâu với CBYT và TLN người bệnh được thực hiện.

* Đối với các nhà quản lý: Nhằm bổ sung thông tin lý giải cho thực trạng các hoạt động quản lý ĐTĐ đang diễn ra tại Bệnh viện. Và tìm hiểu những yếu tố thuận lợi và khó khăn về chế độ chính sách ảnh hưởng tới công tác quản lý bệnh ĐTĐ. và tranh thủ những ý kiến giải pháp cho quản lý ĐTĐ trong thời gian tiếp theo.

Phỏng vấn sâu được trực tiếp thực hiện với lãnh đạo Bệnh viện.

* Đối với người cung cấp dịch vụ: ĐTNC được chọn có chủ đích là những

người có khả năng cung cấp nhiều thông tin về quản lý trực tiếp hoạt động KCB ĐTĐ. Bao gồm PVS 04 đối tượng tham gia:

+ 01 Lãnh đạo Bệnh viện,

+ 01 Lãnh đạo Khoa Khám bệnh

+ 01 Bác sỹ khám bệnh trực tiếp quản lý điều trị bệnh nhân ĐTĐ,

+ 01 Điều dưỡng trực tiếp quản lý, theo dõi, cập nhật thông tin của người bệnh ĐTĐ trên phần mềm quản lý khám bệnh tại Bệnh viện

.* Đối với người sử dụng dịch vụ: Để bổ sung giải thích cho việc thăm khám ĐTĐ tại Bệnh viện, những điểm tốt và chưa tốt trong các hoạt động KCB ĐTĐ tại Bệnh viện.

Tiến hành TLN đối với 2 nhóm đối tượng:

- Nhóm thường xuyên đến khám điều trị tại Bệnh viện chọn chủ đích hai nhóm, mỗi nhóm 10 người, tổng số là 20 người tham gia.

- Nhóm không thường xuyên đến khám điều trị tại Bệnh viện chọn chủ đích hai nhóm, mỗi nhóm 10 người, tổng số là 20 người tham gia.

Người bệnh tham gia nghiên cứu định tính được xác định là chủ đích cho người dân đến khám bệnh tại Khoa khám bệnh của Bệnh viện, chủ đích là cho các độ tuổi, thời gian mắc bệnh và hoàn cảnh sống, từ đó lựa chọn được các nhóm NB đáp ứng đủ tiêu chí đưa ra. Căn cứ vào danh sách người bệnh được chọn vào nghiên cứu (đã có số điện thoại của NB) để liên hệ và hẹn những người bệnh này vào cùng một ngày để tiến hành TLN.

2.5. Phương pháp, quy trình thu thập thông tin

2.5.1. Công cụ thu thập thông tin

- Công cụ thu thập số liệu định lượng:

(1) Phiếu tổng hợp thông tin về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, nhân lực, tài chính và việc thực hiện các hoạt động quản trị điều hành, phổ biến thông tin liên quan đến quản lý ĐTĐ tại Bệnh viện (Phụ lục 2).

(2) Phiếu tổng hợp thông tin về tình trạng bệnh ĐTĐ của NB để thu thập thông tin hồi cứu từ HSBA như các thông tin chung của ĐTNC về đặc điểm nhân khẩu học, tiền sử bệnh tật, kết quả các trị số xét nghiệm lần gần đây nhất, các biến chứng của bệnh và các bệnh mạn tính đi kèm (Phụ lục 3).

- Công cụ thu thập số liệu định tính:

Các hướng dẫn PVS và TLN được thiết kế sẵn để tìm hiểu:

(1)- Hướng dẫn TLN người bệnh nhằm tìm hiểu những điểm tốt và chưa tốt trong các hoạt động KCB ĐTĐ tại Bệnh viện thông qua đánh giá của người bệnh về các hoạt động KCB ĐTĐ của Bệnh viện, về hiệu quả của TTĐT và nâng cao sức khỏe thông qua các hoạt động của Bệnh viện (Phụ lục 4).

(2)- Hướng dẫn PVS người trực tiếp KCB cho người bệnh ĐTĐ và lãnh đạo Bệnh viện để tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý điều trị người bệnh ĐTĐ (Phụ lục 5,6,7,8).

2.5.2. Quy trình thu thập thông tin

Nghiên cứu viên là người trực tiếp tổng hợp số liệu thứ cấp và tiến hành PVS lãnh đạo và CBYT, đồng thời chủ trì PVS và TLN người bệnh. Thời điểm thu thập số liệu nghiên cứu từ tháng 01-2018 đến tháng 8- 2018.

2.5.2.1. Thu thập số liệu định lượng

Thu thập các thông tin cần thiết từ HSBA theo mẫu (Phụ lục 2). Các số liệu thứ cấp được hồi cứu lại tối đa từ các tài liệu sau:

Nội dung hồi cứu Loại tài liệu Nguồn cung cấp

thông tin

Trang thiết bị cho công tác quản lý điều trị bệnh ĐTĐ

Báo cáo về trang thiết bị của bệnh viện cho công tác quản lý điều trị bệnh ĐTĐ giai đoạn 2015 - 2017 Phòng Vật tư - TTB (Kết hợp quan sát) Thuốc phục vụ công tác điều trị ĐTĐ

Báo cáo sử dụng thuốc điêu trị ĐTĐ giai đoạn 2015 - 2017

Khoa Dược Nhân lực cho công tác

quản lý điều trị bệnh ĐTĐ

Báo cáo nguồn lực của bệnh viện cho công tác quản lý điều trị bệnh ĐTĐ giai đoạn 2015 - 2017

Phòng TCHC (Kết hợp quan sát)

Kinh phí trung bình cho các hoạt động

Báo cáo, tài liệu liên quan về kinh phí cho các hoạt động quản lý điều trị bệnh ĐTĐ giai đoạn 2015 - 2017

Phòng Kế toán – Tài chính

Kế hoạch, chương trình hành động, công tác triển khai điều trị và quản lý bệnh ĐTĐ

Báo cáo về kế hoạch, chương trình hành động, công tác triển khai điều trị và quản lý bệnh ĐTĐ giai đoạn 2015 – 2017

Phòng KHTH

Các hoạt động quản lý, điều trị người bệnh ĐTĐ

HSBA quản lý ĐTĐ giai đoạn 2015 – 2017

2.5.2.2. Thu thập thông tin định tính

Thông tin định tính được thu thập sau khi thu thập số liệu định lượng và xử lý sơ bộ. Tất cả các cuộc PVS và TLN được ghi âm sau khi được ĐTNC cho phép.

Nghiên cứu viên chính trực tiếp tiến hành PVS lãnh đạo, CBYT và trực tiếp chủ trì TLN với người bệnh theo nội dung được thiết kế sẵn cho đến khi thu được thông tin bão hòa.

2.6. Biến số nghiên cứu

2.6.1. Biến số thực trạng hoạt động quản lý bệnh đái tháo đường

* Nhóm các biến số đầu vào: Các văn bản quy định về quản lý điều trị ĐTĐ

Thực hiện các văn bản quy định về quản lý ĐTĐ cũng chính là được cụ thể hóa các quy định về cơ sở, trang thiết bị, thuốc, nhân lực, kinh phí cho các hoạt động quản lý điều trị ĐTĐ. Trong phần biến số sau chúng tôi triển khai các nội dung đầu vào của quá trình quản lý điều trị ĐTĐ nhằm mô tả thực tế tại bệnh viện. Đồng thời so sánh với các quy định chuẩn.

STT Biến số Định nghĩa biến Phân

loại Phương pháp thu thập Cơ sở vật chất 1. Có phòng khám ĐTĐ riêng biệt Là việc bệnh viện có phòng khám chuyên để khám ĐTĐ không (theo quy định phải có) Nhị phân Quan sát 2. Có phòng Tư vấn ĐTĐ riêng biệt

Là việc bệnh viện có phòng Tư vấn ĐTĐ không (theo quy định phải có)

Nhị phân

Hồi cứu + Quan sát

STT Biến số Định nghĩa biến Phân loại Phương pháp thu thập 3. Đánh giá các trang thiết bị phòng khám và phòng tư vấn cần phải có

Là việc đánh giá các trang thiết bị phòng khám và phòng tư vấn cần phải có: Cân, thước đo, ống nghe, máy đo huyết áp, máy đo glucose, kim trích máu, que thử máu, bông cồn, tài liệu truyền thông, máy vi tính, ti vi, các loại sổ sách quản lý, sổ theo dõi bệnh ĐTĐ và tiền ĐTĐ.

Nhị phân Quan sát, Hồi cứu sổ quản lý vật tư – TTB cho phòng khám, tư vấn ĐTĐ

Thuốc (theo chương trình mục tiêu Quốc gia)

4. Yêu cầu điều trị ĐTĐ đơn trị liệu tại tuyến huyện

Điều trị bằng thuốc uống (đơn trị liệu) cho những người bệnh ĐTĐ mới được phát hiện có đường huyết lúc đói ở thời điểm cao nhất là 11 mmol/l và chưa có biểu hiện biến chứng của bệnh ĐTĐ trên lâm sàng. Nhị phân Hồi cứu sổ quản lý thuốc ĐTĐ và HSBA

5. Yêu cầu điều trị ĐTĐ đa trị liệu tại tuyến huyện

Tiếp tục điều trị bằng thuốc uống (đa trị liệu) cho những người bệnh ĐTĐ đã được bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – ĐTĐ của tuyến trên phối hợp thuốc và cân chỉnh liều lượng.

Nhị phân Hồi cứu sổ quản lý thuốc ĐTĐ và HSBA 6. Yêu cầu sử dụng insulin ở tuyến huyện

Không điều trị bằng thuốc tiêm (insulin) cho người bệnh ĐTĐ ở cấp huyện Nhị phân Hồi cứu sổ quản lý thuốc ĐTĐ và HSBA Nhân lực

STT Biến số Định nghĩa biến Phân loại Phương pháp thu thập 7. C Nhân lực phòng khám ĐTĐ

Là việc mô tả nhân lực phòng khám và so sánh với quy định của một phòng khám ĐTĐ (phải có 01 bác sỹ, 01 điều dưỡng trung cấp trở lên)

Nhị phân Báo cáo về nhân lực phòng khám 8. Trình độ chuyên môn của cán bộ chịu trách nhiệm khám và điều trị ĐTĐ

Là việc đánh giá CBYT chịu trách nhiệm khám và điều trị ĐTĐ có đủ trình độ chuyên môn hoặc có các chứng chỉ liên quan tương đương

Nhị phân

Hồi cứu hồ sơ đào tạo cán bộ

9. Đào tạo liên tục, tập huấn cho cán bộ chịu trách nhiệm quản lý người bệnh

Tình trạng được hay không được tham gia các khóa tập huấn và đào tạo liên tục về quản lý và điều trị bệnh ĐTĐ của các nhân viên y tế khám và điều trị

Nhị phân

Hồi cứu hồ sơ đào tạo cán bộ

10. Đào tạo liên tục và tập huấn cho nhân viên chịu trách nhiệm xét nghiệm

Tình trạng được hay không được tham gia các khóa tập huấn và đào tạo liên tục cho nhân viên y tế chị trách nhiệm xét nghiệm bệnh ĐTĐ

Nhị phân

Hồi cứu hồ sơ đào tạo cán bộ

11. Kỹ năng, năng lực tư vấn

Mô tả thực trạng đào tạo, tập huấn về kỹ năng tư vấn về bệnh ĐTĐ cho nhân viên y tế trực tiếp tham

Nhị phân

Hồi cứu hồ sơ cán bộ tư vấn ĐTĐ

STT Biến số Định nghĩa biến Phân loại

Phương pháp thu

thập

gia quản lý và điều trị ĐTĐ 12. Chi phí cho quản lý điều trị và thực hiện các hoạt động quản lý điều trị bệnh ĐTĐ

Chi phí cho quản lý điều trị và thực hiện các hoạt động quản lý điều trị bệnh ĐTĐ (dựa trên chi phí trung bình chi hỗ trợ xây dựng, triển khai mô hình quản lý bệnh ĐTĐ; hỗ trợ cán bộ thực hiện quy trình lấy máu xét nghiệm)

Rời rạc

Hồi cứu kinh phí cho hoạt động ĐTĐ

Quản lý thông tin

13. Các văn bản quy định về lưu đơn thuốc

Triển khai thực hiện các văn bản quy định về quản lý đơn thuốc, các loại sổ sánh quản lý khác

Phương pháp lưu giữ các thông tin là gì, có áp dụng tin học không Định danh Hồi cứu các văn bản, quan sát trực tiếp 14. Chất lượng quản lý thông tin

Thông tin có cập nhật đầy đủ không, có chính xác không

Việc cung cấp trích xuất thông tin có nhanh chính xác không Định danh Hồi cứu và quan sát trực tiếp Quản trị điều hành 15. Văn bản quy định trong công tác quản lý ĐTĐ

Cụ thể hoá các văn bản liên quan đến quản lý điều trị người bệnh ĐTĐ đang triển khai tại Bệnh viện được thể hiện qua các quyết định, chương trình hành động, kế hoạch điều trị,... Định danh Hồi cứu các văn bản liên quan

STT Biến số Định nghĩa biến Phân loại

Phương pháp thu

thập

sát động quản lý điều trị ĐTĐ của Bệnh viện, giám sát TTĐT của người bệnh.

bản; báo cáo hàng năm

Các chủ đề định tính bổ sung cho thông tin định lượng về các yếu tố đầu vào dự kiến PVS bác sỹ trực tiếp điều trị và lãnh đạo Bệnh viện gồm:

- Thực trạng cơ sở vật chất, TTB, thuốc, nhân lực, tài chính phục vụ công tác

điều trị và quản lý bệnh ĐTĐ.

- Việc thực hiện các văn bản quy định về điều trị và quản trị điều hành bệnh

ĐTĐ tại Bệnh viện.

* Nhóm các biến số quá trình: Các hoạt động quản lý ĐTĐ của Bệnh viện

Ninh Phước.

Là quy định về các hoạt động khám chữa bệnh, cấp thuốc, tái khám (theo QĐ 3280/QĐ- BYT ngày 09 tháng 09 năm 2011 và quy trình KCB nội tiết của BV Nội tiết TW):

STT Biến số Định nghĩa biến Phân

loại Phương pháp thu thập Khám sàng lọc 1. Tần suất khám sàng lọc cho người XN đường máu bình thường Là số lần khám sàng lọc cho người XN máu bình thường trong 3 năm trở lại (tức là từ năm 2015-2017) (theo quy định 3 năm XN lại một lần)

Rời rạc

Báo cáo hoạt động khám sàng lọc 2015 – 2017

STT Biến số Định nghĩa biến Phân loại Phương pháp thu thập 2. Tần suất khám sàng lọc cho người RL dung nạp glucose và RL đường máu khi đói

Là số lần khám sàng lọc cho người RL dung nạp glucose và RL đường máu khi đói (theo quy định là 1năm/1 lần)

Rời rạc

Báo cáo hoạt động khám sàng lọc 2015 – 2017 3. Tỉ lệ khám sàng lọc bệnh ĐTĐ Tỉ lệ khám sàng lọc bệnh ĐTĐ từ năm 2015 đến năm 2017 Rời rạc

Báo cáo hoạt động khám sàng lọc 4. Tỉ lệ người tiền ĐTĐ

được phát hiện sau sàng lọc

Tỉ lệ người tiền ĐTĐ được phát hiện sau sàng lọc từ năm 2015 đến năm 2017

Rời rạc

Báo cáo hoạt động khám sàng lọc 5. Tỉ lệ người bệnh ĐTĐ

type 2 được phát thiện

Tỉ lệ người bệnh ĐTĐ type 2 được phát thiện từ năm 2015 đến năm 2017

Rời rạc

Báo cáo hoạt động khám sàng lọc 6. Đánh giá tỉ lệ người

tiền ĐTĐ được quản lý sau sàng lọc

So sánh tỉ lệ người tiền ĐTĐ được quản lý với mục tiêu quốc gia phải đạt là 60%

Định danh

Báo cáo hoạt động khám sàng lọc 7. Đánh giả tỉ lệ người bệnh ĐTĐ type 2 được quản lý sau sàng lọc So sánh tỉ lệ người ĐTĐ được quản lý với mục tiêu quốc gia phải đạt là 50%

Định danh

Báo cáo hoạt động khám sàng lọc Điều trị 8. Tỷ lệ mắc ĐTĐ Là tỷ lệ mắc ĐTĐ các năm so với tổng số người đến khám từ năm 2015 đến năm 2017 Rời rạc

Hồi cứu đơn thuốc trên phần mềm và HSBA

STT Biến số Định nghĩa biến Phân loại

Phương pháp thu

thập

9. Tỷ lệ phát hiện bệnh Là tỷ lệ được phát hiện ĐTĐ và không được phát hiện trong số ĐTNC từ năm 2015 đến năm 2017

Rời rạc

Hồi cứu đơn thuốc trên phần mềm và HSBA

10. Tỷ lệ biến chứng Là tỷ lệ NB bị biến chứng của ĐTĐ trong số hiện mắc (không bị, bị 1, 2, hay 3 biến chứng,...)

Phân loại

Hồi cứu đơn thuốc trên phần mềm và HSBA

11. Tỉ lệ thực hiện các xét nghiệm định kỳ

Tần suất thực hiện các loại xét nghiệm Phân loại Hồi cứu xét nghiệm 12. Tỷ lệ các kết quả điều trị đạt được Là tỷ lệ NB đạt được kết quả điều trị ở mức tốt, tạm được hoặc kém theo Quyết định số 3280/QĐ- BYT ngày 09 tháng 09 năm 2011 của Bộ Y tế

Phân loại

Hồi cứu đơn thuốc trên phần mềm và HSBA

13. Phân cấp quản lý điều trị ĐTĐ tại tuyến huyện

Là việc thực hiện đúng theo phân cấp điều trị ĐTĐ tại tuyến huyện theo quy định

Nhị phân

Hồi cứu đơn thuốc trên phần mềm, HSBA, giấy chuyển tuyến Khám định kỳ cho người bệnh ĐTĐ 14. Kế hoạch khám định kỳ Tình trạng có hay không có kế hoạch khám định kỳ hàng năm từ năm 2015 đến năm 2017 Nhị phân

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN lý NGƯỜI BỆNH đái THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 (Trang 33)