a. Bảo vệ quá nhiệt
Triac làm việc với dòng điện tối đa Imax =1,99A chịu một tổn hao trên van là (P1) và khi chuyển mạch (P2).
Tổng tổn hao sẽ là :
P = P1 +P2 P1 = U.Ilv = 1,7.1,99 = 3,39W.
Tổn hao công suất này sinh ra nhiệt. Mặt khác van chỉ làm việc tới nhiệt độ tối đa cho phép là T = 1250C. Do đó phải bảo vệ van bằng cách gắn van bán dẫn lên cánh toả nhiệt.
Khi van bán dẫn được mắc vào cánh toả nhiệt bằng đồng hoặc nhôm, nhiệt độ của van được tỏa ra môi trường xung quanh nhờ bề mặt của cánh toả nhiệt. Sự tỏa nhiệt này là nhờ vào sự chênh lệch nhiệt giữa cánh tỏa nhiệt và môi trường xung quanh. Khi cánh toả nhiệt nóng lên. Nhiệt độ xung quanh cánh toả nhiệt tăng lên. Làm cho tốc độ dẫn nhiệt ra môi trường không khí bị chậm lại.
b. Bảo vệ quá dòng điện cho van
*Chọn cầu chì tác động nhanh để bảo vệ ngắn mạch nguồn : Icc = 1,1.Ilv = 1,1.1,99 = 2,19A.
Chọn một cầu chì loại 3 A.
c. Bảo vệ quá điện áp cho van
Bảo vệ quá điện áp do quá trình đóng cắt Triac được thực hiện bằng cách mắc R-C song song với triac (hoặc thyristor). Khi có sự chuyển mạch các điện tích tích tụ trong các lớp bán dẫn, phóng ra ngoài tạo ra dòng điện ngược trong khoảng thời gian ngắn. Sự biến thiên nhanh chóng của dòng điện ngược sẽ gây ra sức điện động cảm ứng rất lớn trong các điện cảm làm cho quá điện áp giữa Anot và Catot của triac (hoặc thyristor). Khi có mạch R - C mắc song song với triac (hoặc thyristor) tạo ra mạch vòng phóng điện trong quá trình chuyển mạch nên triac (hoặc thyristor) không bị quá điện áp.
Hình 3.7. Sơ đồ mạch động lực được lựa chọn
` Thông thường chọn R = 10 100, C = 0,11000F.