địa bàn thành phố Huế
Trong những năm qua, tuy còn gặp nhiều khó khăn song việc quản lý và đăng ký hộ tịch của 27 phường trên địa bàn thành phố Huế đã có những bước tiến nhất định, đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng trong hoạt động quản lý xã hội về hộ tịch.
2.3.1. Những ưu điểm
Công tác hộ tịch có vai trò đặc biệt quan trọng đổi với mỗi nguời dân, là một thành phố có vị trí địa lý thuận lợi và có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên quy mô toàn tỉnh cũng như ở khu vực miền Trung. Với sự quyết tâm của Đảng bộ và các cấp chính quyền, thời gian
qua việc thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn thành phố Huế đã đạt được một số kết quả quan trọng, nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của thành phố đó là:
Thứ nhất, được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Thường
vụ Thành ủy, UBND Thành phố và Sở Tư pháp, cùng với sự nổ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, công chức Tư pháp – hộ tịch từ thành phố đến cơ sở, nên công tác tư pháp trên địa bàn Thành phố đạt được những kết quả đáng ghi nhận, các chương trình, nhiệm vụ trọng tâm trọng điểm được giao đã đạt được kết quả trên nhiều lĩnh vực như: Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh và chuyển biến rõ rệt, nhất là công tác kiểm soát thủ tục hành chính; Công tác đăng ký quản lý và thực hiện pháp luật về hộ tịch được triển khai kịp thời, đúng trình tự, thủ tục đã tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi đến thực hiện; Công tác quản lý nhà nước về theo dõi thi hành pháp luật, xử lý vi phạm hành chính; Công tác tuyên truyền pháp luật phổ biến pháp luật được tăng cường tập trung đến từng địa bàn, mọi đối tượng, nhất là đối với người dân sinh sống tại các phường xa trung tâm, nơi sinh sống của người dân theo đạo Công giáo.
Thứ hai, việc thực hiện pháp luật về hộ tịch nghiêm chỉnh, thống nhất
trên địa bàn thành phố Huế góp phần bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân.
Pháp luật quản lý về hộ tịch được xây dựng với mục tiêu nhằm tạo cơ sở pháp lý ổn định, thống nhất, lâu dài cho công tác đăng ký, quản lý hộ tịch ở Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, qua đó thúc đẩy quyền con người, quyền công dân, tạo thuận lợi cho người dân thực hiện quyền, nghĩa vụ về pháp luật hộ tịch trong tình hình mới.
Luật hộ tịch 2014 ra đời phù hợp với Hiến pháp 2013, có nhiều quy định của Luật hộ tịch mang tính cải cách, góp phần từng bước hiện đại nền
hành chính công, đơn giản hóa thú tục hành chính, rút ngắn thời gian, giảm phiền hà cho người dân, đặc biệt đã tạo nền móng cho việc thiết lập định chế mới về quản lý tình trạng nhân thân của một người qua số định danh (mà các dữ liệu cần phải cập nhật ẩn danh phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm bảo vệ quyền hợp pháp của công dân), tạo sự liên thông kết nối dữ liệu phục vụ nhanh chóng trong tra cứu, sao lục, phục vụ cho nhiều ngành nhiều cấp.
Hộ tịch là việc đăng ký và quản lý các sự kiện nhân thân của mỗi cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết như: sinh, kết hôn, nuôi con nuôi, giám hộ, thay đổi hộ tịch, khai tử...Các sự kiện này có liên quan trực tiếp và chặt chẽ với các nhân thân của cá nhân; việc thực hiện pháp luật về hộ tịch tạo cơ sở pháp lý để người dân hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời tạo cơ sở để Nhà nước bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp đó.
Thứ ba, đảm bảo tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc thực hiện
pháp luật về hộ tịch.
Phòng Tư pháp thành phố Huế đã được Uỷ ban nhân dân thành phố Huế trang cấp 6 máy vi tính nối mạng Internet, mạng nội bộ cho cả 07 công chức, phòng làm việc của đơn vị được bố trí rộng rãi, có khu vực riêng lưu trữ sổ đăng ký hộ tịch của toàn thành phố Huế.
Ủy ban nhân dân các phường trên địa bàn thành phố Huế cũng đã tạo điều kiện về sơ sở vật chất, phương tiện làm việc để công chức làm công tác hộ tịch luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Về trang thiết bị, hiện có 27 phường trang bị máy tính có kết nối internet, máy in phục vụ công tác đăng ký, quản lý hộ tịch, về ứng dụng phần mềm đăng ký hộ tịch: có 27 phường đã triển khai ứng dụng phần mềm vào đăng ký hộ tịch. Ngoài ra, công chức làm công tác hộ tịch thường xuyên được cử đi các lóp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ do Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp tố chức để nâng cao kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ.
Tất cả công chức hộ tịch của thành phố Huế và công chức phụ trách hộ tịch các phường đã tham mưu cho ủy ban nhân dân tiếp nhận và giải quyết hầu hết các loại việc đăng ký hộ tịch đúng thẩm quyền, giải quyết kịp thòi các yêu cầu của công dân, các loại sổ, biểu mẫu dùng để đăng ký hộ tịch sử dụng đúng mẫu Bộ Tư pháp ban hành. Niêm yết các thủ tục, trình tự, thời gian và lệ phí về hộ tịch đúng quy định pháp luật, thuận lợi cho người dân khi đến giao dịch.
Thứ tư, thanh tra và kiểm tra hồ sơ, sổ sách tại UBND các phường.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch được thực hiện thường xuyên mang lại hiệu quả cao. Trong quá trình thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch không thể thiếu được việc thanh tra, kiểm tra, giám sát. Đây là phương thức bảm đảm cho pháp luật quản lý về hộ tịch đươc thực hiện.
Hàng năm Phòng Tư pháp thành phố Huế đều ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra theo định kỳ và đột xuất đối với các phường về việc thực hiện pháp luật về hộ tịch, qua đó phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về công tác liên quan đến hộ tịch từ phía các cán bộ, công chức làm công tác Tư pháp - hộ tịch.
Thứ năm, hoạt động chứng thực, hộ tịch: Qua việc trực tiếp kiểm tra hồ
sơ, sổ sách lưu tại một số xã trên địa bàn huyện cho thấy, nhìn chung UBND các xã đã triển khai thực hiện đúng thẩm quyền, trong các việc: đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử, nhận nuôi con nuôi, thay đổi, cải chính hộ tịch xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và trong việc chứng thực các hợp đồng giao dịch dân sự liên quan đến quyền của người sử dụng đất. về trình tự thủ tục cơ bản đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, đã góp phần đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống, nhằm ổn định tình hình an ninh, chính trị
tại địa phương, phục vụ và đáp ứng các nhu cầu hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
Thứ sáu, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được quan tâm đúng
mức và kịp thời.
Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện pháp luật, là khâu chuyển tải, đưa pháp luật vào đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật hàng năm luôn được quan tâm đúng mức. Hàng năm, Phòng Tư pháp đã tham mưu cho UBND thành phố Huế ban hành Kế hoạch về việc triển khai nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật. Từ đó, UBND các phường trên địa bàn thành phố bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương cùng với sự chỉ đạo của Phòng Tư pháp thành phố, ủy ban nhân dân các phường đã xây dựng chương trình công tác tư pháp, cùng với kế hoạch thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật hộ tịch nói riêng. Năm 2019, Phòng Tư pháp thành phố Huế đã tổ chức 10 hội nghị triển khai, tuyên truyền với 620 lượt người tham dự bao gồm: Đại diện lãnh đạo một số ban, ngành, đoàn thẻ, cơ quan thành phố; đại diện lãnh đạo HĐND, UBND UBMTTQVN và các đoàn thể phường, công chức tư pháp - hộ tịch, công chức văn phòng - thống kê, công chức địa chính - xây dựng, công chức văn hóa - xã hội, trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận thôn, hòa giải viên...Nội dung tuyên truyền bao gồm: Hiến pháp 2013, Luật đất đai 2013, Luật phổ biến DGPL, Luật Hòa giải, Luật công chứng, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật hộ tịch, Luật bảo hiểm xã hội, Luật Dân sự.... Ở các phường cũng tổ chức được 876 cuộc tuyên truyền với 30.862 lượt người tham gia phổ biến Luật hộ tịch đến các cán bộ cơ sở, Bí thư chi bộ, tổ trưởng dân phố, các trưởng ban ngành đoàn thể của phường;Ủy ban nhân dân phường đã bố trí công chức tư pháp - hộ tịch có
đủ năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật thường xuyên được củng cố kiện toàn. Với mục đích nâng cao ý thức pháp luật của các tầng lớp nhân dân, nâng cao dân trí, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ủy ban nhân dân các phường đã đẩy mạnh việc phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đồng thời chủ động lồng ghép đa dạng với các hình thức như: Họp tổ, sinh hoạt câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý, sinh hoạt các đoàn thể, nhân dân và đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật trên hệ thống loa truyền thanh của phường.
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục trên địa bàn thành phố Huế tiếp tục được tăng cường, từng bước thu hút tham gia của các cấp, các ngành, đảm bảo kịp thời, chính xác các thông tin pháp luật và thông tin chung của Đảng, nhà nước đối với nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp của nhân dân. Qua đó, người dân đã nhận thức được việc thực hiện pháp luật về hộ tịch vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của mình nên đã tự giác đến thực hiện đăng ký hộ tịch và tỷ lệ người dân đến thực hiện pháp luật về hộ tịch đúng hạn đã được tăng lên đáng kể.
Phòng Tư pháp đã cấp phát 987 đầu sách pháp pháp luật, trên 6.420 tài liệu pháp luật, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai ngày pháp luật trên địa bàn toàn thành phố Huế đã có sức lan tỏa rộng khắp.
Thứ bảy, việc sắp xếp hồ sơ, lưu trữ sổ sách đảm bảo một cách khoa
học, cẩn thận.
Nhìn chung công tác đăng ký, quản lý thực hiện pháp luật về hộ tịch tại một số phường trên địa bàn thành phố cơ bản đã triển khai thực hiện tốt Luật Hộ tịch năm 2014, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 05/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một sổ quy định của Luật Hộ tịch. Việc đăng kỷ khai sinh (đúng hạn, quá hạn, đăng ký lại);
thay đổi, cải chính hộ tịch cơ bản được thực hiện đúng quy trình, thủ tục chặt chẽ, đảm bảo cơ sở pháp lý theo quy định; việc lưu trữ đầy đủ, ngăn nắp.
Hồ sơ, sổ sách được lưu đầy đủ và được bảo bảo quản cẩn thận, sắp xếp có khoa học: có một số phường như phường Vĩnh Ninh, phường Phú Nhuận, phường An Cựu đã lập các danh mục giây tờ cân thiêt để lưu trong hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu, thống kê, tổng hợp sổ liệu, công tác báo cáo, luôn được thực hiện đúng quy định, đảm bảo thời hạn, chất lượng theo yêu cầu.
Thứ tám, bố trí, đào tạo công chức phụ trách công tác hộ tịch đúng
chuyên môn, trình độ đang phụ trách.
Theo thống kế số liệu trong năm 2019 tất cả công chức Tư pháp - hộ tịch đều có trình độ cử nhân Luật, hiện có một số cán bộ đã có trình độ Thạc sĩ Luật và hiện đang theo học Thạc sĩ Luật. Đa số công chức làm công tác Tư pháp - hộ tịch thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật để nâng cao năng lực và chuyên môn nghiệp vụ trong công tác đăng ký hộ tịch; Tất cả công chức Tư pháp – Hộ tịch các phường trên địa bàn thành phố Huế đều luôn tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ do Phòng Tư pháp thành phố Huế và Sở Tư pháp tổ chức.
Công chức làm công tác hộ tịch thành phố Huế và công chức làm công tác hộ tịch thành phố luôn thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình: chủ động báo cáo, đề xuất ủy ban nhân dân cùng cấp, phối hợp với cơ quan, tổ chức kiểm tra, xác minh về thông tin hộ tịch; phối hợp với cơ quan công an cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin để xác minh khi đăng ký hộ tịch.
Để đạt được những kết quả nêu trên là do sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo thànhủy, sự điều hành của UBND thành phố Huế và sự tham
mưu tích cực của Phòng Tư pháp thành phố Huế; Từ đó nắm vững các quy định của pháp luật vận dụng vào thực tế cùng với đội ngũ cán bộ, công chức có tâm huyết; phối hợp tốt giữa Tư pháp, các phòng chuyên môn, đoàn thể và UBND các phường trên địa bàn thành phố Huế là đội ngũ công chức Phòng Tư pháp khá ổn định, được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ, kế thừa và rèn luyện trong thực tiễn.
Thứ chín, việc báo cáo của UBND các Phường gửi đến UBND thành
phố Huế theo định kỳ tháng, quý, 6 tháng, năm theo đúng mẫu quy định. Ủy ban nhân dân các phường trên địa bàn thành phố Huế luôn thực hiện tốt công tác báo cáo công tác tư pháp định kỳ tháng, quý, 6 tháng, năm theo đúng mẫu quy định về Phòng Tư pháp thành phố Huế tổng hợp, báo cáo UBND thành phố Huế. Tất cả các báo cáo về hộ tịch đều được thực hiện đúng mẫu theo quy định của Bộ Tư pháp, do vậy công tác quản lý về hộ tịch được đảm bảo thực hiện góp phần xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế 2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm đã nêu ở trên, việc thực hiện pháp luật về hộ tịch tại địa bàn thành phố Huế vẫn còn những hạn chế nhất định:
Thứ nhất,về lưu trữ sổ sách hộ tịch, việc lưu trữ chưa khoa học, không
lưu riêng biệt từng trường hợp đăng ký hộ tịch, loại việc đăng ký hộ tịch; việc ghi chép trong sổ sách hộ tịch, còn nhiều trường hợp ghi không đủ nội dung, dữ kiện trong mẫu giấy tờ hộ tịch và sổ hộ tịch có sẵn như: nơi sinh trong giấy khai sinh chỉ ghi địa danh phường mà không ghi địa danh thành phố và tỉnh, còn viết tắt; trong sổ hộ tịch không ghi tên, chức vụ của người ký cấp giấy tờ hộ tịch, họ tên, chữ ký của cán bộ tư pháp hộ tịch và không có chữ ký của người đi khai sinh; cột ghi chú không ghi đăng ký quá hạn, đăng ký lại, ghi
chưa chính xác về quan hệ giữa người đi khai với người được đăng ký sự kiện hộ tịch; giữa giấy tờ hộ tịch và sổ hộ tịch không trùng khớp về nội dung đăng ký hộ tịch; sử dụng nhiều màu mực cho một sự kiện đăng ký hộ tịch, khi tẩy xóa, sửa chữa không thực hiện việc ghi chú và đóng dấu theo đúng quy định; giữa giấy tờ hộ tịch và sổ hộ tịch không trùng khớp về nội dung đăng ký hộ tịch.