Từ khi Việt Nam bắt đầu chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế thì các chính sách về thuế bắt đầu điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn. Từ năm 1991, Bộ Tài chính đã có Thông tư số 03-TC/GTBĐ ngày 04/01/1991 Hướng dẫn thực hiện thu thuế cước các tàu biển nước ngoài đến kinh doanh vận chuyển hàng hóa tại các cảng biển trên lãnh thổ Việt Nam. Qua nhiều lần thay đổi, đến năm 2014 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 Hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.
Chính sách về thuế nhà thầu được áp dụng thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, ở địa phương nào có chính sách thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội tốt thì địa phương đó có lợi thế trong việc huy động nguồn thu NSNN từ các NTNN. Các doanh nghiệp có các dự án đầu tư lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn FDI (là khu vực hoạt động chính của các NTNN) trong những năm qua đều tăng nhanh do Chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách thu hút đầu tư và các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Việt Nam với lợi thế là nguồn tài nguyên dồi dào, chi phí nhân công rẻ…
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp FDI nhưng điều cốt yếu tạo sự hấp dẫn và giữ chân nhà đầu tư là môi trường đầu tư kinh doanh ổn định, minh bạch; lực lượng lao động có kỹ năng dồi dào và công nghiệp hỗ trợ phát triển, đảm bảo liên kết hiệu quả giữa khu vực FDI và khu vực trong nước.
Như vậy, thu hút đầu tư ngoài chính sách vĩ mô của nhà nước thì mỗi địa phương có những chính sách khác nhau, phù hợp với lợi thế của địa phương mình. Mỗi địa phương có mỗi lợi thế về nguồn lực (nguồn tài nguyên
thiên nhiên, nguồn nhân lực, nguồn vốn…) để phát triển kinh tế - xã hội riêng; biết khai thác các lợi thể để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước bằng những chính sách cụ thể sẽ tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội của địa phương đó phát triển. Khi các doanh nghiệp FDI đầu tư càng nhiều dự án thì sẽ kéo theo nhiều NTNN đến thực hiện dự án và số thu từ các NTNN sẽ tăng nhanh. Vì vậy, mỗi địa phương phải chủ động trong công tác quản lý thuế của mình để quản lý đầy đủ các nhà đầu tư, các nhà thầu; bên cạnh đó, cần thường xuyên phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong hoạt động quản lý thuế, hạn chế tối đa thất thu thuế từ các hoạt động của các NTNN nói riêng.
Tiểu kết Chương 1
Chương I đã trình bày cơ sở lý luận và một số vấn đề cơ bản về công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với NTNN nói riêng. Nghiên cứu bối cảnh ra đời của chính sách thuế nhà thầu. Bên cạnh đó, Chương I cũng đã trình bày các khái niệm về nhà thầu nước ngoài và thuế nhà thầu nước ngoài trên cơ sở các văn bản pháp luật, từ đó chỉ ra một số vai trò, đặc điểm riêng của thuế NTNN; trình bày một số mục tiêu, nguyên tắc về quản lý thuế đối với NTNN. Trong Chương I cũng trình bày các nội dung của công tác quản lý thuế nói chung theo Luật Quản lý thuế. Ngoài ra, luận văn còn tìm hiểu và tóm lược chính sách thuế NTNN của một số nước trên thế giới có trình độ phát triển tương tự như Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng chính sách thuế đối với NTNN phù hợp.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ