Công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với các NTNN nói riêng luôn được quan tâm nhằm góp phần vào số thu cho NSNN. Chính sách về quản lý thuế được áp dụng chung thống nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên chính sách về ưu đãi, miễn giảm thuế tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa phương mà có thể có hình thức ưu đãi miễn giảm khác nhau.
Việc đưa các chính sách thuế đến gần hơn với các tổ chức, cá nhân kinh doanh tùy mỗi địa phương có mỗi các làm thực tế khác nhau và hiệu quả mang lại khác nhau nhưng chung quy lại thì hiệu quả về công tác quản lý thuế luôn đạt được mục tiêu đề ra.
Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, là một địa phương với nhiều bất lợi về điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt, nhưng với sự cố gắng để vượt qua những khó khăn nhằm đưa nền kinh tế của tỉnh nhà phát triển, nâng cao đời sống cho nhân dân thì Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thực hiện dự
án thuận lợi. Do vậy các dự án đầu tư của các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước đến Thừa Thiên Huế tìm kiếm các cơ hội đầu tư. Ngoài các chính sách ưu đãi đầu tư thì chính sách thuế và công tác quản lý thuế cũng được các nhà đầu tư quan tâm.
Thực hiện phương châm “Người nộp thuế là bạn đồng hành của cơ quan thuế” mà ngành Thuế đã đề ra, công tác quản lý thuế đã đạt được nhiều chuyển biến tích cực nhờ việc lắng nghe, chia sẻ khó khăn và hướng dẫn tận tình những khó khăn, vướng mắc mà NNT gặp phải. Ngoài ra, ngành thuế đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế, hạn chế tiếp xúc với NNT do chủ yếu thực hiện các giao dịch bằng điện tử: kê khai điện tử, hoàn thuế điện tử, nộp thuế điện tử nên giảm thiểu chi phí về thời gian và các chi phí tuân thủ khác của người nộp thuế; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hỗ trợ cho người nộp thuế tiếp cận kịp thời những quy định pháp luật mới.
Như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Cán bộ là gốc của mọi việc”,
công tác quản lý thuế có hiệu lực, hiệu quả hay không là do cán bộ, công chức thuế thực hiện. Vì vậy, ngoài đào tạo các kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý thuế thì đào tạo về các kỹ năng mềm: giao tiếp, thái độ ứng xử, đạo đức thực thi công vụ luôn được quan tâm và chú trọng. Thường xuyên có sự luân phiên, luân chuyển giữa các bộ phận quản lý khác nhau để nâng cao nghiệp vụ, hiểu sâu về tổng thể công tác quản lý thuế. Bên cạnh đó, nếu phát hiện cán bộ, công chức thuế có biểu hiện tiêu cực, sách nhiễu, gây khó khăn cho NNT thì tùy theo mức độ vi phạm mà có các hình thức xử lý.
Để công tác quản lý thuế tốt hơn nữa, ngành thuế Việt Nam đã có tuyên ngôn “Minh bạch-chuyên nghiệp-liêm chính và đổi mới” với ý nghĩa:
+ Minh bạch: thể hiện qua việc minh bạch chính sách thuế, minh bạch công tác quản lý thuế; Công khai đầy đủ, rõ ràng tất cả thủ tục hành chính
thuế từ Trung ương đến địa phương; Luôn luôn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân.
+Chuyên nghiệp: Công chức, viên chức thuế có đầy đủ năng lực, kiến thức chuyên môn, được đào tạo bài bản và thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức, văn hoá công sở, kỹ năng làm việc thành thạo, tận tâm trong công việc, thân thiện với NNT coi NNT là đối tượng để phục vụ.
+ Liêm chính: Công chức, viên chức thuế luân tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức của công chức, viên chức nói chung và công chức, viên chức thuế nói riêng một cách trung thực, đáng tin cậy tạo niềm tin cho NNT.
+ Đổi mới: Luôn đổi mới tư duy, hành động để quản lý thuế hiệu quả và mang lại giá trị tốt nhất cho mọi tổ chức, cá nhân.
Đây là bản cam kết của ngành Thuế trước Đảng, Nhà nước, các tổ chức cá nhân và cộng đồng xã hội đòi hỏi toàn thể công chức, viên chức ngành Thuế phải quyết tâm thực hiện và đạt được các giá trị đã cam kết. Vì vậy sau khi công bố tuyên ngôn, cơ quan thuế đã đẩy mạnh tuyên truyền đến tất cả NNT và cộng đồng xã hội, trong đó sẽ tập trung nêu bật ý nghĩa, mục đích và cán bộ công chức có thể tự hào về giá trị do ngành thuế đem lại, từ đó tin tưởng hơn vào cơ quan và công việc.
Tiểu kết Chương 2:
Ở trong Chương 2, đã trình bày nhưng nội dung về tổng quan công tác quản lý thuế, trong đó nêu lên các giai đoạn cải cách công tác thuế trong các giai đoạn khác nhau, nêu lên các kết quả đạt được trong từng giai đoạn và kế hoạch cho giai đoạn cải cách tiếp theo; phân tích và đánh giá quản lý thuế đối với NTNN, khái quát một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý thuế đối với NTNN. Trên cơ sở đó, tại Chương 2 đã đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với NTNN tại tỉnh Thừa Thiên Huế theo các nội dung về Xây dựng, ban hành các quy định quản lý thuế đối với NTNN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Thủ tục hành chính về
thuế đối với NTNN; Công tác giám sát, kiểm tra và thanh tra thuế; Xử lý các vi phạm hành chính về thuế đối với NTNN; Tổ chức bộ máy, nhân sự thực hiện thu thuế đối với NTNN; Công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý thuế với các Sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó nêu lên một số kết quả đạt được, một số tồn tại và nguyên nhân hạn chế về quản lý thuế đối với NTNN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với NTNN tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ