Yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách người có công

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện mđrắk, tỉnh đắk lắk (Trang 39)

- Sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện chính sách.

Thực thi chính sách đối với người có công là giai đoạn cụ thể hóa chính sách vào thực tế, do vậy sự lãnh đạo của Đảng là rất quan trọng. Sự lãnh đạo của Đảng được thể hiện trong suốt quá trình xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện chính sách vào trong thực tế.

Thông qua đường lối, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về các quyết sách, kế hoạch là căn cứ chỉ đạo và định hướng hoạt động từ Trung ương đến cơ sở và các nội dung cơ bản trong quá triển khai thực thi chính sách. .

Vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc phổ biến, tuyên truyền chính sách. Thông qua các phương thức phổ biến, tuyên truyền chính sách, cán bộ, công chức nâng cao nhận thức về mục tiêu, ý nghĩa của chính sách, từ đó phát huy sự gương mẫu của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi chính sách.

Cuối cùng là vai trò trong việc phân công, phối hợp, đôn đốc thực hiện chính sách trên các kế hoạch đã xây dựng. Đó là việc chỉ đạo, điều hành, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong thực thi chính sách; kiểm tra, giám sát và đôn đốc quá trình tổ chức thực hiện chính sách.

- Năng lực thực thi chính sách của đội ngũ cán bộ, công chức.

Chất lượng, hiệu quả thực thi chính sách phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức tham gia thực thi chính sách. Nói cách khác, năng lực thực thi chính sách của đội ngũ cán bộ, công chức quyết định chất lượng, hiệu quả việc thực thi chính sách. Do đó, muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi chính sách đối với người có công cần phải khhông ngừng nâng cao năng lực thực thực thi chính sách của đội ngũ cán bộ, công chức.

Năng lực của cán bộ, công chức trong thực thi chính sách đối với người có công có thể hiểu chính là việc hiểu, nắm bắt các chủ trương, đường lối, các quy định của pháp luật và triển khai chính sách có hiệu quả và giải quyết chính sách đạt được mục tiêu.

Năng lực thực thi chính sách đối với người có công được thể hiện ở các năng lực sau: năng lực xây dựng kế hoạch triển khia thực thi chính sách; năng lực phổ biến, tuyên truyền chính sách; năng lực phân công, phối hợp thực thi chính sách; năng lực kiểm tra, đôn đốc, kiểm tra để duy trì chính sách; năng lực đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực thi chính sách.

không chỉ làm cho việc thực thi chính sách chính sách khó đạt được mục tiêu, mà còn có thể làm cho mục tiêu của chính sách dễ bị sai lệch.

- Điều kiện tài chính và cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thực thi chính sách đối với người có công.

Nguồn lực tài chính và điều kiện cơ sở vật chất của Nhà nước là yếu tố quan trọng, không thể thiếu khi triển khai thực thi chính sách đối với người có công. Nguồn lực tài chính để thực thi chính sách đối với người có công chủ yếu là nguồn lực của Nhà nước và nguồn lực từ các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp.

Khi có đủ nguồn lực tài chính và vật chất thì đối tượng người có công được thụ hưởng các chính sách ưu đãi sẽ được mở rộng, chế độ trợ cấp ưu đãi người có công cũng được quy định ở mức cao hơn. Ngược lại, nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất hạn hẹp thì việc thực thi chính sách đối với người có công sẽ gặp khó khăn, mức trợ cấp thấp sẽ không đảm bảo đời sống cho người có công.

- Phong tục tập quán, truyền thống văn hoá của dân tộc.

Trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đều kế thừa truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc: “uống nước, nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Thực thi chính sách đối với người có công ở nước ta trong những năm vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, được cả xã hội quan tâm. Có được những kết quả đó là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về truyền thống văn hoá của dân tộc, tấm lòng “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, tình cảm, đạo đức của dân tốc Việt Nam. Thấm nhuần truyền thống văn hoá của dân tộc, chính quyền các địa phương, các tổ chức xã hội, đồng bào cả nước và đồng bào ta đang sinh sống ở nước ngoài đã góp công, góp sức vào việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, những người có công với cách mạng. Phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc đã góp phần nâng cao chất lượng thực thi

chính sách đối với người có công với cách mạng.

1.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sách người có công ở một số địa phương và bài học tham khảo cho huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk

1.3.1. Kinh nghiệm thực hiện chính sách người có công ở huyện Cư Mga, tỉnh Đăk Lăk

Theo báo cáo tổng kết năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020 của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Cư Mga, việc thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Trong lĩnh vực người có công: quận đã thực hiện chi trả kịp thời chế độ ưu đãi thường xuyên cho người có công với cách mạng; các chính sách ưu đãi đối với người có công đều được triển khai thực hiện đảm bảo đúng chính sách, đúng đối tượng; các chủ trương, chính sách đối với người có công được triển khai rộng khắp đến cơ sở thông qua phong trào xây dựng các xã, thị trấn làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ bằng nhiều hình thức như: xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, xây nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa... Các hoạt động này đã góp phần nâng cao mức sống của hộ gia đình chính sách bằng hoặc cao hơn người dân nơi cư trú.

Trong các hoạt động chăm sóc người có công, huyện Cư Mga còn bố trí ngân sách để tổ chức đưa, đón đối tượng người có công đi điều dưỡng tập trung tại các cơ sở điều dưỡng trong và ngoài tỉnh.

Bằng những việc làm chu đáo, thiết thực, trong 5 năm qua huyện Cư mga luôn được Tỉnh đánh giá, ghi nhận là điểm sáng về phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”.

Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng việc thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận vẫn còn một số hạn chế: công tác tuyên truyền, phổ biến về chính sách đối với người có công chưa sâu rộng; việc tổ chức triển khai, hướng dẫn thực thi chính sách đối với người có công chưa kịp thời; theo

dõi, quản lý đối tượng người có công chưa tốt, đặc biệt việc xác lập hồ sơ giải quyết chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và giải quyết hồ sơ tồn đọng người có công qua các thời kỳ còn chậm. Nguyên nhân chính của những hạn chế này là do các văn bản hướng dẫn của Trung ương chưa đồng bộ và thống nhất; cán bộ, công chức thực hiện chính sách đối với người có công còn kiêm nhiệm nhiều việc.

1.3.2. Kinh nghiệm thực hiện chính sách người có công ở huyện K rông Pắk, Tỉnh Đăk Lắk.

Toàn huyện Krông Pắk có 3.539 đối tượng, bao gồm: 31 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng (trong đó 19 Mẹ còn sống); 2.069 liệt sĩ, 639 thương binh, 108 bệnh binh, 88 người có công giúp đỡ cách mạng, 79 cán bộ bị địch bắt tù đày, 479 cán bộ hoạt động kháng chiến, 46 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học,...

Trong công tác thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công, huyện Krông Pắk đã đạt được một số thành tựu như: chi trả trợ cấp hàng tháng, một lần được thực hiện đầy đủ và kịp thời; các chế độ bảo hiểm y tế, ưu đãi giáo dục, điều dưỡng được thực hiện đầy đủ cho người có công. Công tác thăm hỏi, động viên các gia đình chính sách nhân dịp lễ, Tết hàng năm được tổ chức kịp thời, chu đáo, thể hiện tình cảm uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những người và gia đình đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Công tác hướng dẫn, lập hồ sơ chính sách đảm bảo kịp thời, chính xác. Công tác xã hội hóa chăm sóc người có công đã thu hút được sự quan tâm của các cấp, các ngành và của toàn xã hội với tinh thần, ý thức và trách nhiệm cao. Đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình người có công trên địa bàn huyện không ngừng được nâng cao, ngang bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân trên địa bàn Huyện.

Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng công tác thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện vẫn còn có những hạn chế: còn tồn

đọng nhiều hồ sơ công nhận thương binh, liệt sỹ, người bị nhiễm chất độc da cam chưa được giải quyết; một vài cán bộ làm công tác thương binh - liệt sĩ lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm về thực hiện chính sách người có công cho huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk

Từ thực tiễn của một số địa phương trên, huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk rút ra một số bài học kinh nghiệm sau về công tác thực hiện chính sách người có công:

Một là, đẩy mạnh công tác giải quyết tồn đọng về xác nhận người có công với cách mạng qua các thời kỳ. Triển khai thực hiện đồng bộ chế độ ưu đãi nhằm nâng cao mức sống người có công với cách mạng để bản thân và gia đình họ có mức sống bằng và cao hơn mức sống trung bình của xã hội.

Hai là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong quá trình thực hiện bảo đảm chính sách được thi hành công bằng, chính xác. Đổi mới công tác quản lý nhà nước về ưu đãi xã hội, chú trọng ba nội dung sau: củng cố tổ chức bộ máy, cái cách hành chính theo hướng thủ tục gọn nhẹ, đơn giản, chính xác, chống phiền hà, chống tiêu cực, giải quyết kịp thời những bức xúc, điểm nóng trong lĩnh vực người có công với cách mạng, tăng niềm tin của nhân dân đối với chính quyền và đối với chế độ.

Ba là, mở rộng các mô hình xã hội hoá chăm sóc người có công với cách mạng, đồng thời động viên sự vươn lên của bản thân, gia đình chính sách trong thời kỳ hội nhập và phát triển, tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng trong thời kỳ mới.

Bốn là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách mạng. Sơ kết, tổng kết, nhân rộng các điển hình tiên tiến, biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác thực hiện chính sách người có công với cách mạng.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã đưa ra những cơ sở lý luận chung của đề tài, trong đó nhấn mạnh các khái niệm người có công với cách mạng, chính sách người có công với cách mạng, thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng.

Bên cạnh đó giới thiệu khái quát về đối tượng người có công theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, ý nghĩa của thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng, quy trình thực thi chính sách gồm các bước: Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện chính sách, phổ biến tuyên truyền chính sách, phân công phối hợp thực hiện chính sách, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm. Những nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách người có công với cách mạng: Tính chất của vấn đề chính sách, môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội, mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện chính sách, tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách, đặc tính của đối tượng chính sách, thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình thực thi chính sách, năng lực thực thi chính sách của cán bộ - công chức trong bộ máy quản lý nhà nước, điều kiện cơ sở vật chất cần cho quá trình thực thi chính sách, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.

Những cơ sở lý luận nhằm tạo nền tảng đi sâu phân tích thực trạng ở Chương 2 và đưa ra giải pháp ở Chương 3 luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN M’DRẮK, TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. Khái quát về huyện M’Drắk, thực trạng người có công và ảnh hưởng đến thực hiện chính sách người có công

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân số

Huyện M’Drắk nằm cửa ngõ phía Đông của tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm hành chính tỉnh (TP Buôn Ma Thuột) 100 km; huyện có 12 xã và 1 thị trấn gồm 173 thôn buôn, tổ dân phố (trong đó có 40 buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ: 138 thôn, buôn đặc biệt khó khăn về KT-XH). Dân số năm 2020 là 73.059 người, gồm 17 dân tộc cùng sinh sống (trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 49%). Diện tích tự nhiên 133.748,00 ha, chiếm 10,18% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, mật độ dân số bình quân 55 người/km2

Có toạ độ địa lý:

- Vĩ độ Bắc: Từ 12027'10'' đến 12057'50'' .

- Kinh độ đông: Từ 108034'40'' đến 108059'50'' .

- Phía Bắc, Đông Bắc giáp tỉnh Phú Yên.

- Phía Đông, Đông Nam và phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa.

- Phía Tây, Tây Bắc giáp huyện Ea Kar và huyện Krông Bông.

Huyện có tuyến Quốc lộ 26 chạy qua nối liền thành phố Buôn Ma Thuột với thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa; tuyến Tỉnh lộ 13 nối liền với huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên; tuyến đường Đông Trường Sơn (Đ35) nối liền với tỉnh Gia Lai và huyện Krông Bông.Đây là điều kiện thuận lợi để huyện giao lưu với các huyện trên địa bàn Tây Nguyên và Duyên hải Miền Trung, cũng là những nhân tố để huyện có những bước đi đột phá nhằm đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời hội nhập vào quá trình phát triển chung của tỉnh.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện M’Drắk về phát triển kinh tế - xã hội huyện. Trong 5 năm (2016 – 2020), tình hình kinh tế - xã hội của huyện đã có những tiến triển rõ nét: Hạ tầng - Kinh tế được quan tâm đầu tư; văn hóa – xã hội cónhiều tiến bộ, chính sách an sinh xã hội được quan tâm, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng đượcnâng lên, An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

2.1.2.1.Về kinh tế

Tổng giá trị sản xuất (Theo giá năm 2010) trong giai đoạn 2016-2020 ước đạt trên 17.286 tỷ đồng, tăng 1,07% so với Nghị quyết (Nghị quyết 05 năm là 17.103,362 tỷ đồng), tăng trưởng kinh tế bình quân ước đạt 11,9%/năm (Nghị quyết 11-12%). Tổng giá trị sản xuất năm 2020 ước đạt trên 4.263 tỷ đồng, quy mô nền kinh tế tăng 1,76 lần so với năm 2015 và tăng 0,6% so với Nghị quyết.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng và Thương mại - Dịch vụ(). Ước năm 2020 (Theo giá năm 2010) tỷ trọng ngành Nông lâm nghiệp chiếm 54,09% (NQ52,6%); Công nghiệp- Xây dựng chiếm 24,46% (NQ25,8%); Thương mại – Dịch vụ chiếm 21,45% (NQ 21,6%).

Sản xuất nông, lâm nghiệp tiếp tục phát triển và giữ mức tăng trưởng cao, góp phần phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân trong huyện.

Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế đất đai, đảy mạnh ứngdụng khoa học công nghệ, xây dựng vùng sản xuất chuyên canh theo chuỗi giá trị gia tăng, tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thị

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện mđrắk, tỉnh đắk lắk (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)