Phân công, phối hợp thực hiện chính sách người có công Error! Bookmark not defined.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện mđrắk, tỉnh đắk lắk (Trang 61 - 67)

Để thực hiện tốt công tác các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện; hàng năm Ủy ban nhân dân huyện đã có các văn bản chỉ đạo trong việc triển khai công tác chính sách người có công. Trên cơ sở đó, phân công trách nhiệm rõ ràng đối với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể. Do đó, đã có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp trong việc giải quyết chế độ chính sách đối với người có công, cụ thể:

Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu cho UBND huyện trong việc triển khai thực hiện chính sách ưu đãi đối với Người có công. Mảng chính sách người có công của Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội do một đồng chí Phó phòng được phân công trực tiếp điều hành và một đồng chí chuyên viên trực tiếp thực hiện công việc liên quan đến chính sách người có công. Với những công việc cụ thể như: Tiếp nhận, xác minh và thẩm định hồ sơ theo trình tự thủ tục đã quy định; giải thích hướng dẫn cho các cá nhân và UBND cấp xã rà soát và tiến hành lập danh sách các đối tượng chính sách; lưu trữ và quản lý hồ sơ phục vụ tra cứu; hướng dẫn các thủ tục chi trả trợ cấp theo chế độ được hưởng, thống kê và báo cáo đúng theo quy định...

Phòng đã tham mưu cho Ban Quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa huyện; UBND huyện xây dựng phòng trào Đền ơn đáp nghĩa nhằm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần người có công cũng như việc thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công; ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực người có công, triển khai các văn bản liên quan tới Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và các đơn vị trên địa bàn.

Phòng Nội vụ có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đối tượng Thanh niên xung phong tham gia trong kháng chiến; tra cứu, xác nhận đối tượng NCC với cách mạng được tặng thưởng Huân – Huy chương trong kháng chiến để làm cơ sở giải quyết chế độ chính sách cho NCC...

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện thực hiện chức năng giám sát đối với các hoạt động thực hiện chính sách ưu đãi người có công. Ủy ban MTTQVN huyên có trách nhiệm tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên trong tổ chức mình và nhân dân thực hiện.

Các đơn vị như: Cơ quan Quân sự huyện; Phòng tài chính – Kế hoạch; Phòng Kinh tế - Hạ tầng; Phòng Văn hóa – Thông tin; Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện; Hội cựu Thanh niên xung phong; Hội cựu chiến binh; Hội nạn nhân chất độc da cam; Đoàn thanh niên... đã thực hiện phối hợp trong công tác người có công một cách cơ bản.

UBND cấp xã: mỗi xã đều đã bố trí 01 người làm công tác Lao động – Thương binh & Xã hội phụ trách công việc cụ thể như: Bảo trợ xã hội; Người có công; Trẻ em; Lao động...Phần lớn cán bộ phụ trách công tác chính sách ưu đãi người có công cấp xã không ổn định (có 01/13 đồng chí cán bộ phụ trách công tác Lao động – Thương binh & Xã hội cấp xã được công nhận là công chức còn lại 12 đồng chí là nhân viên hợp đồng), thường xuyên thay đổi đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn do chưa an tâm công tác.

Để đảm bảo chính sách được thực hiện một cách đúng đắn và có hiệu quả thì không thể thiếu việc kiểm soát chính sách. Sau khi ban hành kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, UBND huyện giao cho Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội thường xuyên đôn đốc, theo dõi, hỗ trợ UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện.

Việc kiểm soát đối với công tác thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện bao gồm: Sở Lao động – Thương binh & Xã hội; Hội đồng nhân dân huyện; UBND huyện, thông qua các hình thức như báo cáo quý, báo cáo 6 tháng, báo cáo năm và báo cáo 5 năm; thông qua ý kiến của người dân nhất là qua các cuộc tiếp xúc cử tri.

Định kỳ, Sở Lao động – Thương binh & Xã hội cụ thể Phòng Người có công thường xuyên kiểm tra việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ; Thanh tra Sở; Phòng Tài chính – Kế hoạch phê duyệt quyết toán, quản lý, sử dụng ngân sách chi trả cho các đối tượng người có công với cách mạng trên địa bàn huyện.

Ngoài ra hàng năm Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội cũng xây dựng kế hoạch của ngành trong đó có nội dung kiểm tra công tác quản lý đối tượng, thực hiện việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đối với người có công tại các xã, thị trấn.

Nhìn chung trong các năm qua việc thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện luôn đảm bảo chi trả trợ cấp kịp thời, chính xác, nhanh chóng đến tận tay đối tượng hưởng chế độ; việc quản lý đối tượng tương đối chặt chẽ, tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đã được thực hiện đúng quy định.

2.2.5. Đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện chính sách người có công

Hàng năm và 5 năm UBND huyện đều tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm đối với công tác chính sách người có công. Ngoài ra, huyện còn tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết một số chương trình như Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công theo Quyết định 22/2013/QĐ – TTg; Tổng kết phong trào vận động Quỹ đền

ơn đáp nghĩa.... các Hội nghị đã đánh giá kết quả cũng như những ưu điểm, thuận lợi và tồn tại khó khăn trong việc thực hiện chính sách người có công đồng thời đề ra phương hướng nhiệm vụ trong thờigian tiếp theo.

2.3. Kết quả thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 – 2020

Trong 5 năm đã tiếp nhận 499 hồ sơ đối tượng chính sách các loại (hồ sơ người có công, thân nhân người có công, các đối tượng liên quan khác) do các xã, thị trấn chuyển đến; qua kiểm tra, thẩm định và đối chiếu với các văn bản quy định đã đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quyết định giải quyết chế độ theo đúng quy định hiện hành đối với 467 hồ sơ đủ điều kiện (bao gồm các chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần...), gồm:

- Giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng đối với 31 hồ sơ đối tượng các loại (người có công, thân nhân người có công và các đối tượng liên quan khác);

- Giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với 219 hồ sơ các loại; giải quyết chế độ mai táng phí 173 hồ sơ; giải quyết chế độ ưu đãi giáo dục (học sinh, sinh viên) đối với 29 hồ sơ con của người có công với cách mạng; giải quyết chế độ cải thiện nhà ở (miễn giảm tiền sử dụng đất theo Quyết định số 118/1996/QĐ – TTg ngày 27/2/1996; Quyết định số 117/2007/QĐ – TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ) đối với 41 hồ sơ đối tượng người có công; phong truy tặng 06 danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng.

Ngoài ra, đã tiếp nhận 19 hồ sơ đối tượng chính sách người có công từ các tỉnh khác chuyển đến để quản lý, chi trả trợ cấp hàng tháng và giải quyết các chế độ liên quan khác theo quy định hiện hành; Hoàn chỉnh thủ tục giải quyết di chuyển 26 hồ sơ đối tượng người có công đang hưởng tại huyện đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển đến các tỉnh, thành phố theo nguyện vọng của đối tượng.

Các đối tượng người có công đang hưởng trợ hàng tháng trên địa bàn huyện đó là: Thương binh; Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; Người có công giúp đỡ cách mạng; Con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Tuất liệt sỹ; Tuất thương, bệnh binh.

Mức trợ cấp, phụ cấp đối với người có công hiện nay đang được áp dụng theo Nghị định số 58/2019/NĐ – CP là 1.624.000 đồng, mức trợ cấp, phụ cấp cụ thể đối với từng trường hợp được quy định trong Nghị định này.

Việc chi trả trợ cấp hàng tháng cho đối tượng chính sách người có công được thực hiện đồng loạt tại các xã, thị trấn từ ngày 07 đến ngày 09 do chuyên viên Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện trực tiếp chi trả tại các xã, thị trấn. Đối với những đối tượng người có công già yếu, bệnh nặng và đối tượng con đẻ người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc hóa học không thể đi nhận tiền tại địa điểm chi tiền, chuyên viên phòng sẽ chi tận nhà cho đối tượng... do đó việc chi trả tiền trợ cấp hàng tháng cho đối tượng được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi, không gây phiền hà đến đối tượng thụ hưởng chính sách. Số tiền chi trả trung bình hàng tháng hơn 1,5 tỷ đồng cho gần 679 lượt đối tượng.

Bảng 2.2. Số lượng người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk

(Số liệu tính đến tháng 12/2020)

STT Loại đối tượng Số người Số tiền

1 Thương binh 191 395.772.000

2 Thương binh loại B 21 48.909.000

4 Người có công giúp đỡ cách mạng

hưởng trợ cấp hàng tháng 13 12.674.000

5

Người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học

45 93.081.000

6 Người hoạt động kháng chiến bị

địch bắt tù đày 19 18.506.000

7 Trợ cấp Tuất liệt sỹ hàng tháng 52 87.107.000

8

Trợ cấp tuất đối với thân nhân của thương binh, Thương binh B, bệnh binh suy giảm khả năg lao động từ 61% trở lên từ trần

34 30.974.000

9

Trợ cấp tuấtnuôi dưỡng đối với thân nhân của thương binh, Thương binh B, bệnh binh suy giảm khả năg lao động từ 61% trở lên từ trần

40 33.480.000

10

Người phục vụ thương binh, bệnh binh, Mẹ Việt Nam anh hùng, chất độc hóa học

01

25.032.000

11 Trợ cấp đối với vợ liệt sỹ tái giá 22 35.728.000

12

Con đẻ người hoạt động kháng

chiến bị nhiễm chất độc hóa học 35 46.642.000

Nguồn: Phòng lao động – Thương binh & Xã hội huyện M’Drắk

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện mđrắk, tỉnh đắk lắk (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)