Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam và kinh nghiệm quản lý

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 35)

1.3. Mô hình và kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc cấp tỉnh về du lịch cộng đồng trong

1.3.1. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam và kinh nghiệm quản lý

quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng

Trên cả nƣớc có rất nhiều mô hình du lịch cộng đồng phát triển khá thành công ở các vùng miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhƣ ở Lào Cai, Hà Giang v.v.. DLCĐ đã mang lại hiệu quả thiết thực và phát huy thế mạnh văn hóa bản địa, tập tục, truyền thống của ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Đồng thời, góp phần xoá đói giảm ngh o, nâng cao đời sống của nhiều ngƣời dân địa phƣơng. Từ năm 1997, DLCĐ đã xuất hiện tại một số tỉnh, thành phố của Việt Nam nhƣ Hòa Bình, Lào Cai, Quảng Nam,...Cho đến nay, sau hơn 20 năm phát triển, DLCĐ đã mở rộng ra trên cả ba miền.

Thời gian gần đây, cùng với trào lƣu khách du lịch quốc tế tham gia loại hình du lịch trải nghiệm cộng đồng gia tăng mạnh trên toàn cầu, hoạt động DLCĐ đã trở nên sôi động hơn và thu hút sự quan tâm phát triển ở nhiều địa phƣơng nhƣ Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Giang, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Kon Tum, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,… kể cả ở các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng. Thực tế chứng minh, DLCĐ đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội cho ngƣời dân địa phƣơng thông qua tạo ra công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao đƣợc đời sống cộng đồng và có ý nghĩa to lớn trong công cuộc xoá đói giảm ngh o của Đảng và Nhà nƣớc.

Ở một số địa phƣơng nhƣ Sapa (Lào Cai), Mai Châu (Hòa Bình), Mộc Châu (Sơn La), Pù Luông (Thanh Hóa) Hội An (Quảng Nam), Cái B (Tiền Giang) … một số mô hình DLCĐ đã góp phần thay đổi đáng kể sinh kế của ngƣời dân địa phƣơng. Từ những vùng, địa phƣơng kinh tế còn khó khăn, nhờ

hoạt động du lịch, sinh kế của ngƣời dân đã đƣợc cải thiện rõ rệt, từng bƣớc bắt kịp những tỉnh, địa phƣơng có hoạt động kinh tế-xã hội phát triển.

Thông qua hoạt động DLCĐ, nét văn hóa truyền thống, thói quen sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của đồng bào dân tộc thiểu số trở thành yếu tố hấp dẫn du khách quốc tế đến khám phá, trải nghiệm. Tại Việt Nam, các dự án DLCĐ ở các thôn, bản nhƣ Thanh Phú, Bản Hồ, Tả Van, San Xả Hồ, Tả Phìn, Bắc Hà (Lào Cai); DLCĐ ở Bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình), DLCĐ Cơ Tu (Nam Giang, Quảng Nam); Buôn Đôn, Buôn Trí A (Đắk Lắk), xã Lát (Lâm Đồng), ... đã dựa trên bản sắc văn hóa của đồng bào Thái, Mƣờng, Dao, Raglây, Cơ Tu, Êđê, Cơho,… để tạo thành những sản phẩm DLCĐ độc đáo, thu hút du khách.

Từ thực tế phát triển mô hình DLCĐ của các địa phƣơng trên cả nƣớc, tác giả đúc rút ra các bài học kinh nghiệm về phát triển DLCĐ cụ thể nhƣ sau: Một là, thực hiện tốt công tác quy hoạch; lập Quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các điểm du lịch cộng đồng để bảo tồn kiến trúc nhà, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa, nghề truyền thống của ngƣời bản địa để khai thác phát triển du lịch.

Hai là, xây dựng và ban hành chính sách ƣu đãi hỗ trợ đầu tƣ hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (nhà vệ sinh công cộng, bãi đỗ xe, trang thiết bị tối thiểu phục vụ khách nghỉ); tạo cơ chế để hộ gia đình, cá nhân ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số tại các thôn, buôn có tiềm năng phát triển du lịch có thể trực tiếp, hoặc gián tiếp tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng.

Ba là, thực hiện tốt công tác quảng bá du lịch, xây dựng trang thông tin điện tử, video clip, sách ảnh, tờ gấp, giới thiệu về các điểm tour du lịch cộng đồng; tổ chức các đoàn Presstrip đến để viết bài, quay phim giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch cộng đồng cho du khách trong nƣớc và quốc tế.

kinh doanh phải tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, thuyết minh để nâng cao chất lƣợng phục vụ, giao tiếp; nâng cao nhận thức trong cộng đồng về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng để phát triển du lịch.

Năm là, phải công nhận các điểm du lịch cộng đồng và thành lập Ban Quản lý để ban hành nội quy, quy chế nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý tại các điểm Du lịch cộng đồng cũng nhƣ có quy định phân chia lợi nhuận nhằm đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng.

Sáu là, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ du lịch cộng đồng dựa trên những tài nguyên du lịch của địa phƣơng nhƣ: Dịch vụ lƣu trú cần chọn loại hình nhà ở phù hợp bản sắc văn hóa và nhu cầu của khách; dịch vụ ăn, uống thì cần nghiên cứu sâu về văn hóa ẩm thực đặc trƣng vùng dân tộc thiểu số tránh tình trạng lặp lại một vài món quen thuộc giống nhau; phải xây dựng chƣơng trình văn nghệ dân tộc mang bản sắc riêng; các điểm du lịch cộng đồng cần nghiên cứu xây dựng các chƣơng trình trải nghiệm khác biệt.

Bảy là, tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục vận động ngƣời dân, khách du lịch nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của địa phƣơng, đặc biệt là giữ gìn môi trƣờng nƣớc tại các điểm du lịch cộng đồng

Tám là, lồng ghép các chƣơng trình có nguồn vốn nhƣ chƣơng trình nông thôn mới, chƣơng trình hỗ trợ giảm ngh o, các dự án phi chính phủ để có nguồn lực hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, kỹ năng nghề thúc đẩy du lịch cộng đồng phát triển.

1.3.2. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực

1.3.2.1. Kinh nghiệm của Campuchia

Campuchia đã thành công trong việc phát triển của các điển hình tốt dựa trên “phƣơng pháp tiếp cận có sự tham gia” của nguyên tắc 4P và 5A,

gồm: Public – Private -People – Partnership (Mối quan hệ đối tác Công – Tƣ – Ngƣời dân) và Attitude – Access – Accommodations – Attractions –

Advertising (Thái độ – Khả năng tiếp cận điểm đến – Cơ sở lƣu trú – Điểm

thu hút – Quảng cáo).

Bài học điển hình của tỉnh Chi Phat: Trƣớc năm 2007, tỉnh Chi Phat phải đối mặt với nạn phá rừng do làm nƣơng rẫy, lấn chiếm đất công để xây dựng và sự xuống cấp của thế giới hoang dã do tác động của nạn buôn bán động vật trái phép. Khoảng 10.000 ngƣời dân sống trực tiếp hoặc dán tiếp dựa vào lợi ích của đa dạng sinh học, 60 sống với mức dƣới 1,5 USD/ ngày và gần 30 sống hoàn toàn dựa vào khai thác, chặt phá rừng và săn bắt động vật. Năm 2007, mô hình DLCĐ của Chi Phat đƣợc thành lập với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Liên minh cứu hộ động vật hoang dã, chuyển đổi sinh kế thông qua hoạt động du lịch, giảm bớt nguy cơ phá hủy các nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phƣơng.

Chi Phat đã phát triển DLCĐ dựa trên sự tham gia và làm chủ của cộng đồng địa phƣơng với các mục tiêu cụ thể nhƣ: bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn văn hóa địa phƣơng; cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phƣơng; giao lƣu văn hóa giữa khách du lịch và địa phƣơng; trao quyền cho các cộng đồng quản lý DLCĐ độc lập. Thực tế, Chi Phat đã xây dựng các tổ công tác, lập kế hoạch, hoạch định chính sách, theo dõi, giám sát các nội dung công việc cần làm; triển khai kế hoạch công tác hƣớng tới đáp ứng tiêu chuẩn ASEAN về du lịch cộng đồng; tổ chức các cuộc hội thảo của thành viên cộng đồng; Đánh giá thử nghiệm kết quả thực hiện kế hoạch theo tiêu chuẩn ASEAN và tiếp tục phấn đấu đáp ứng cao nhất yêu cầu của tiêu chuẩn.

Cơ chế tài chính: Các nguồn thu tài chính cho mô hình DLCĐ của Chi Phat từ các tổ chức phi chính phủ và từ khách du lịch. 20 tổng số đó đƣợc đóng góp cho quỹ phát triển DLCĐ, trong đó: Tiết kiệm 14 ; chi phí cho vận

hành dự án, duy trì sản phẩm, hoạt động và thu gom rác thải 25 ; phát triển cộng đồng, đƣờng xá, trƣờng học, chùa, cầu và các công trình công cộng 2 ; hỗ trợ kiểm lâm 5 ; marketing 7 ; hỗ trợ ngƣời già và hoạt động từ thiện 1 ; hỗ trợ Ban quản lý DLCĐ 45 ; hỗ trợ quỹ tham gia phát triển du lịch sinh thái 1% [3].

1.3.2.2. Kinh nghiệm của Lào

Hiện nay, Lào có trên 50 sản phẩm DLCĐ tại 11 tỉnh trong cả nƣớc, gồm những sản phẩm chính nhƣ: khám phá đƣờng mòn (trekking); homestay; tham quan bằng tàu; cƣỡi voi, quan sát các loài chim; bán sản phẩm thủ công; cắm trại; biểu diễn văn hóa.

Bài học điển hình của DLCĐ tỉnh Nam Nern với sản phẩm công viên bảo tồn động vật hoang dã Nam Nern (Nam Nern Night Safari): công viên nằm trong vùng lõi của khu bảo tồn Nam Et-Phou, thuộc tỉnh Huaphan. Chƣơng trình DLCĐ này do Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã phối hợp xây dựng với 14 bản của tỉnh Huaphan. Có 5 nhóm công tác tham gia cung cấp dịch vụ, mỗi nhóm khoảng 5-10 ngƣời, gồm nhóm hƣớng dẫn viên, tàu tham quan, nấu ăn, cắm trại và sản xuất thủ công.

Cơ chế tài chính: Thu nhập đƣợc chia đều cho 14 bản và quỹ đóng góp trực tiếp cho bảo vệ rừng, bảo tồn và các chƣơng trình phát triển kinh tế dựa trên hoạt động du lịch của các bản.

Kết quả trong việc áp dụng tiêu chuẩn DLCĐ ASEAN: Lào đã thực hiện 2 khóa tập huấn cho đào tạo viên, các hội thảo phổ biến Tiêu chuẩn, đánh giá các cộng đồng mục tiêu; 2 cộng đồng đã nhận đƣợc giải thƣởng Du lịch Cộng đồng ASEAN năm 2017. Trong tƣơng lai, Lào sẽ tiếp tục các hoạt động nâng cao nhận thức về DLCĐ và du lịch sinh thái, đồng thời, lựa chọn và phát triển các cộng đồng mục tiêu đáp ứng đủ tiêu chuẩn DLCĐ ASEAN [12].

1.3.2.3. Kinh nghiệm của Myanmar

Xây dựng tiêu chuẩn du lịch cộng đồng áp dụng cho 15 điểm du lịch, chú trọng tới các tiêu chí về quản lý. Bộ Du lịch Myanmar quy định các dự án do Bộ quản lý trong 3 năm đầu, sau đó chuyển giao quyền quản lý cho địa phƣơng. Thành lập Tổ công tác phát triển du lịch Thandaunggyi, bao gồm:

a) Hội đồng tư vấn, thành phần gồm Tổ chức Xã hội dân sự và Chính phủ;

b) Tổ chức thực hiện gồm các thành viên của khoảng 15 thôn và cân bằng về

giới; c) Tổ chức hỗ trợ gồm các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGOs).

Bài học điển hình của điểm du lịch Thandaung-Gyi ở bang Kayin phía Bắc Myanmar: Du lịch đƣợc xem nhƣ là một ngành kinh tế, trong khi vẫn bảo tồn bản sắc cộng đồng. Chú trọng phát triển du lịch phù hợp với sức chứa của điểm đến. Các sản phẩm du lịch chủ yếu bao gồm: du lịch nông nghiệp; B&B; đƣờng mòn khám phá các đồi ch (đi bộ hoặc đạp xe), bản làng, thác và suối khoáng nóng; làng nghề truyền thống giỏ mây tre; lễ hội Karen mừng năm mới và vụ mùa. Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch năm 2015 xác định tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng. Cụ thể: Việc quy hoạch cho điểm đến đều phải chú trọng đến vai trò của ngƣời dân địa phƣơng và quản lý du lịch, phù hợp với chính sách chung của quốc gia về sự tham gia của cộng đồng trong du lịch. Các dự án thí điểm tại các địa điểm lựa chọn sẽ giới thiệu các điển hình tốt trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ, các nhóm dân tộc thiểu số và ngƣời ngh o, nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng cho cộng đồng địa phƣơng, các tổ chức chính phủ và doanh nghiệp tƣ nhân [8].

TIỂU KẾT CHƢƠNG I

Trong chƣơng 1, những vấn đề lý luận về du lịch cộng đồng, phát triển du lịch cộng đồng, công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch cộng đồng đã đƣợc làm rõ trong các phần của luận văn, gồm có các nội dung chính sau: (1) khái quát công tác QLNN đối với du lịch cộng đồng; (2) Xây dựng và ban hành quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng; (3) Triển khai các chính sách, quy định trong lĩnh vực phát triển du lịch cộng đồng; (4) Thực hiện các chính sách, quy định trong quản lý hoạt động du lịch cộng đồng; (5) Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc cấp tỉnh về phát triển du lịch, du lịch cộng đồng trong và ngoài nƣớc.

Chƣơng 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. Tổng quan về phát triển du lịch tại Đắk Lắk

2.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng tại Đắk Lắk

Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 13.030,49 km2, gồm 15 đơn vị hành chính (13 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố); dân số gần 1,9 triệu ngƣời với 49 dân tộc từ các vùng miền trong cả nƣớc (trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 36 dân số toàn tỉnh); đồng bào Êđê, M’nông và J’rai là các d ân tộc thiểu số tại chỗ, còn các dân tộc thiểu số ở các tỉnh khác đến trong gần 50 năm qua nhƣ: Mƣờng, Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông... Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng phong phú và đa dạng góp phần vào sự đa dạng, phong phú về văn hóa truyền thống các vùng miền của tỉnh Đắk Lắk; trong đó, các dân tộc thiểu số tại chỗ có những đặc trƣng văn hóa riêng biệt của vùng Tây Nguyên nhƣ: Trƣờng ca Đam San, Xinh Nhã, Đăm Di, truyền miệng, ngôn ngữ nói, chữ viết của ngƣời Êđê, ngƣời M'nông... Một niềm tự hào cho Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung là Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đƣợc UNESCO công nhận là “Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại” năm 2005 (năm 2008 đƣợc UNESCO công nhận là “di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”). Không gian văn hóa cồng chiền Tây Nguyên là một loại tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh có giá trị cao gắn liền với sự đa dạng bản sắc dân tộc với những giá trị độc đáo về kiến trúc, mỹ thuật, âm nhạc, văn hóa, lễ hội, ẩm thực… Các di sản văn hóa vật thể nổi tiếng nhƣ các loại nhạc cụ cồng chiêng, đàn đá, tre nứa, kiến trúc nhà dài, kiến trúc nhà mồ, công cụ lao động dệt thổ cẩm, tạc tƣợng... thể hiện đời sống, sinh hoạt văn hóa và phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc chung sống trong khu vực Tây Nguyên.

Đắk Lắk có 32 di tích đƣợc xếp hạng (trong đó, 02 di tích quốc gia đặc

biệt, 17 di tích quốc gia và 13 di tích cấp tỉnh). Di tích Đắk Lắk có nhiều loại

hình khác nhau, trong đó thế mạnh là các thắng cảnh hùng vĩ, mang đậm dấu ấn đại ngàn, tiếp đó là những di tích lịch sử phản ảnh lại những trang sử bi tráng và hào hùng của đồng bào các dân tộc Đắk Lắk qua các thời kỳ, cũng có di tích lại là sản phẩm kiến trúc văn hóa độc đáo… Ngoài ra, Đắk Lắk còn có vẻ đẹp tự nhiên, đa dạng, phong phú và thể hiện một sự hoà hợp của những dòng sông xen lẫn núi đồi, ao hồ, thác ghềnh và những khu vực rừng nguyên sinh tạo nên nhiều sông, hồ, thác ghềnh thơ mộng, hùng vĩ, nổi tiếng nhƣ: Thác Dray Nur, Dray Sáp Thƣợng, Thủy Tiên, Bìm Bịp, Drai Dlông, Drai Yông, hồ Lắk, Ea Kao, Ea Nhái, Vƣờn quốc gia Yok Đôn, Vƣờn quốc gia Cƣ Yang Sin, các Khu bảo tồn thiên nhiên: Nam Ka, Ea Sô, Rừng Lịch sử Văn hóa Môi trƣờng hồ Lắk...

Những năm qua, với chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nƣớc và sự ổn định chính trị - xã hội, nền kinh tế Đắk Lắk đạt tốc độ tăng trƣởng khá cao. Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển đổi nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)