tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
1.4.1. Nhu cầu và nhận thức của xã hội
Nhu cầu và nhận thức của xã hội về lĩnh vực ĐTN tác động mạnh đến công tác QLNN đối với trường đào tạo nghề, ảnh hưởng rõ rệt nhất là công tác tuyển sinh. Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư của các cấp, ngành trong triển khai công tác ĐTN nên nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của ĐTN, học nghề được thay đổi rõ rệt; ngày càng nhiều gia đình chọn trường đào tạo nghề cho con em theo học, nhiều người học đủ điểm học đại học hoặc đã tốt nghiệp bậc đại học cũng đã lựa chọn trường đào tạo nghề để học tập; từ chỗ học theo phong trào, học chỉ để biết, người học đã chủ động lựa chọn nghề, tham gia học nghề nhằm tìm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp, học nghề để nắm vững khoa học kỹ thuật, từng bước thay đổi thói quen canh tác, từ đó tăng năng suất, chất lượng hàng hóa, dịch vụ góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống; tỷ lệ lao động qua ĐTN ngày càng tăng, góp phần tích cực trong cơng tác giảm nghèo của địa phương.
Quan trọng hơn hết, công tác ĐTN phải xuất phát từ nhu cầu của xã hội, bám sát chiến lược phát triển KT-XH của địa phương và phải đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; phải gắn việc ĐTN với giải quyết việc làm sau đào tạo.
1.4.2. Tổ chức bộ máy và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý
Trong QLNN đối với các trường đào tạo nghề, đội ngũ cán bộ quản lý có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả quản lý. Hiệu quả, chất lượng và uy tín của bộ máy QLNN phụ thuộc nhiều vào đội ngũ cán bộ thực hiện chức năng quản lý. Đây là đội ngũ hoạch định chính sách, chiến lược, các chương trình, dự án, kế hoạch dài hạn, định hướng phát triển đào tạo nghề dựa trên chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, đội ngũ cán bộ quản lý này là đội ngũ
chuyển tải chủ yếu và tổ chức thực hiện đường lối, chiến lược phát triển đào tạo nghề tới những đối tượng tham gia vào hoạt động ĐTN. Chính sách đãi ngộ trong quản lý là điều kiện đủ để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý.
1.4.3. Tác động của các nguồn lực đầu tư trong hoạt động đào tạo nghề
Để QLNN đối với các trường đào tạo nghề có hiệu quả phải chuẩn bị tốt các nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất cần thiết. Trong đó, nguồn lực vật chất bao gồm: Trụ sở làm việc, những điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị,… để đảm bảo cho công tác QLNN đối với trường đào tạo nghề đạt kết quả cao. Nguồn lực vật chất có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công việc, khi thiếu nguồn lực vật chất sẽ không đảm bảo chất lượng ĐTN; bên cạnh đó, nguồn lực tài chính bền vững cho cơng tác đào tạo nghề là một yếu tố quan trọng để thực hiện chức năng của các cơ sở ĐTN, nâng cao chất lượng đào tạo thường hàm ý là việc tăng thêm các yêu cầu về tài chính. Đặc biệt là mối quan hệ trực tiếp giữa việc đảm bảo nguồn lực tài chính đầy đủ cho đội ngũ cán bộ và nhà giáo có năng lực, cơ sở vật chất và chất lượng đầu ra được kỳ vọng để thực hiện công tác ĐTN theo các tiêu chuẩn nghề.
Hơn nữa, đặc thù của hoạt động ĐTN với tỷ trọng thời gian thực hành chiếm tới 70-80% chương trình đào tạo thì cơ sở vật chất, trang thiết bị cần được ưu tiên đầu tư để đảm bảo chất lượng ĐTN. Cơ sở vật chất, trang thiết bị là yếu tố hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp lên chất lượng đào tạo nghề. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo càng tốt, càng hiện đại bao nhiêu, theo sát với máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất bao nhiêu thì HSSV có thể thích ứng, vận dụng nhanh chóng bấy nhiêu. Chất lượng của các trang thiết bị, cơ sở vật chất đòi hỏi phải theo kịp tốc độ đổi mới hiện đại hố của máy móc thiết bị sản xuất.
Bởi vậy, các trường đào tạo nghề cần tập trung đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị đồng bộ phục vụ yêu cầu chương trình đào tạo hoặc danh mục
thiết bị dạy nghề tối thiểu do cơ quan QLNN ban hành. Ngồi máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu thực hành thì cần phải đảm bảo nguồn tài chính để xây dựng cơ sở vật chất và các hoạt động khác phục vụ cho quá trình ĐTN; từng bước phải chuẩn hố và hiện đại hố cơ sở vật chất, trang thiết bị góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
1.4.4. Các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương
Thơng qua cơ chế chính sách, Nhà nước sẽ tác động trực tiếp tới công tác QLNN đối với hoạt động đào tạo nghề. Cơ chế, chính sách đưa ra phải gắn liền với điều kiện thực tế của ngành được đào tạo, lúc đó nó mới thúc đẩy ngành được đào tạo phát triển. Với đặc thù tại mỗi địa phương khác nhau có những điều kiện về tự nhiên, tài nguyên, con người, nguồn vốn… khác nhau đặt ra cho các cơ quan QLNN tại mỗi địa phương có những biện pháp để khuyến khích các ngành kinh tế có lợi thế, tiềm năng phát triển.
Các địa phương sẽ tùy từng giai đoạn phát triển và chiến lược phát triển của địa phương để có các cơ chế, chính sách cụ thể hỗ trợ phát triển đào tạo ngành, nghề nào hay siết chặt quản lý. Có thể nói, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương sẽ có tác động lớn và mang tính định hướng phát triển tồn diện trường đào tạo nghề theo hướng đã đề ra với các nguồn lực sẵn có.
QLNN đối với trường đào tạo nghề có hiệu quả khi hệ thống thể chế về lĩnh vực ĐTN được ban hành có căn cứ khoa học, hợp lý; tạo hành lang pháp lý đầy đủ, tạo nên cơ chế vận hành và điều hành đồng bộ, thông suốt trong hệ thống trường đào tạo nghề.
Tiểu kết Chương 1
Trong nội dung chương 1, Luận văn giới thiệu những vấn đề chung về trường đào tạo nghề, quản lý nhà nước đối với trường đào tạo nghề và phân tích làm sáng rõ về vai trò, sự cần thiết, chủ thể, nội dung quản lý nhà nước đối với trường đào tạo nghề. Bên cạnh đó, Luận văn cũng đề cập đến kinh nghiệm quản
lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Gia Lai, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm hữu ích cho tỉnh Đắk Lắk.
Từ những khái niệm và nội dung về QLNN đối với các trường đào tạo nghề được nghiên cứu, tổng hợp và trích dẫn từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau và được phân tích, trình bày theo nhận thức, cách tiếp cận của tác giả. Đây là cơ sở quan trọng để tiếp tục nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ở chương 2.
Chương 2:
THỰC TRẠNG CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO NGHỀ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK