Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) văn hóa công vụ trong các cơ quan chuyên môn thuộc ubnd huyện krông ana, tỉnh đắk lắk (Trang 39 - 40)

2.1.1. Về điều kiện tự nhiên của tỉnh Đắk Lắk

Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, là vùng đất đặc thù về điều kiện tự nhiên, dân cư, dân tộc. Địa hình của tỉnh rất đa dạng, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven theo các sơng chính và có hướng thấp dần từ Đơng Nam sang Tây Bắc. Khí hậu ở Đắk Lắk có 02 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10. Đắk Lắk được ưu đãi về tài nguyên nước, đất, rừng và đa dạng về các loại khống sản như sét gạch ngói, than bùn, đá ốp lát, đá xây dựng, cát xây dựng [40].

Với đặc điểm về điều kiện tự nhiên tỉnh Đắk Lắk thích hợp cho phát triển cây cơng nghiệp có giá trị như cà phê, cao su, hồ tiêu,... điều này thuận lợi cho các trường đào tạo nghề hướng đến tập trung phát triển ngành nghề đào tạo như: nghề trồng trọt, nghề chế biến cà phê - cacao, nghề khuyến nông lâm, v.v. Hay việc tỉnh Đắk Lắk đa dạng về khống sản thì các ngành nghề liên quan đến khai thác, chế biến.

2.1.2. Về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk

Hiện nay, Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố (Buôn Ma Thuột), 01 thị xã (Buôn Hồ) và 13 huyện. Dân số trung bình tồn tỉnh năm 2020 của tỉnh là 1.886.937 người, bao gồm dân số thành thị 466.479 người, chiếm 24,72%; dân số nông thôn là 1.420.458 người, chiếm 75,28%. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 49 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hố riêng tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa

của Đắk Lắk; trong đó, người dân tộc thiểu số chiếm gần 35,7% dân số tồn tỉnh; bao gồm: M’nơng và J’rai là các tộc người tại chỗ hay tộc người địa phương chính, cịn các tộc người khác di cư đến trong 30 năm qua, như Tày, Nùng, Mường, Dao, Thái và Mông [6].

Kinh tế của tỉnh Đắk Lắk chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông, lâm sản như cà phê, hồ tiêu, cao su, ca cao,... Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất cả nước với diện tích 182.343 héc ta và sản lượng hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước. Đắk Lắk cũng là tỉnh trồng nhiều các loại cây ăn trái khác như cây bơ, sầu riêng, chơm chơm, xồi...Vì vậy, một số ngành nghề có nhu cầu nguồn nhân lực cao tại tỉnh Đắk Lắk: Công nghiệp chế biến; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất nông lâm nghiệp; xây dựng thương hiệu một số sản phẩm có lợi thế so sánh của vùng như cà phê, cao su, ca cao, tiêu...; công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp khai thác và chế biến khống sản, ngành cơ khí chế tạo tập trung phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, chế biến lâm sản, khai thác chế biến khống sản; các ngành dịch vụ. Do đó, những ngành nghề HSSV cần quan tâm: Trồng trọt; Sản xuất chế biến các loại nơng sản hàng hóa có lợi thế; Công nghệ sinh học; Nông nghiệp kỹ thuật cao; Dịch vụ nông nghiệp (khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; dịch vụ bảo vệ thực vật, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh, dịch vụ thú y, dịch vụ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) văn hóa công vụ trong các cơ quan chuyên môn thuộc ubnd huyện krông ana, tỉnh đắk lắk (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)