Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra thi hành khiếu nại và

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai từ của UBND tỉnh phú thọ (bỏ đi em nhé vì theo quy định không có) (Trang 75 - 78)

và giải quyết khiếu nại

Thanh tra, kiểm tra là một khâu quan trọng trong công tác quản lý. Thông qua thanh tra, kiểm tra chủ thể quản lý nắm được tình hình thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh của cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp dưới và với đối tượng quản lý. Để nâng cao hiệu quả công tác khiếu nại, ngoài việc hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước và giám sát hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính của tòa án. Thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác giải quyết khiếu nại và việc thực hiện pháp luật về khiếu nại của các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại. Qua thanh tra, kiểm tra, giám sát, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể kết hợp với rà soát, chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Tăng cường công tác trước hết cần hoàn thiện các quy định của pháp luật và xây dựng cơ chế phối hợp để các chủ thể có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Đồng thời, cần có chế tài xử lý những vi phạm trong giải quyết khiếu nại được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Thanh tra việc thực hiện trách nhiệm giải quyết khiếu nại nhằm đánh giá được thực trạng việc chấp hành những quy định pháp luật của các cơ

quan, tổ chức có thẩm quyền trong công tác khiếu nại. Các cơ quan hành chính nhà nước cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:

- Xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy trình thanh tra, kiểm tra trách nhiệm khiếu nại. Quá trình thanh tra, kiểm tra cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về khiếu nại và thực hiện tốt quy trình thanh tra, kiểm tra trách nhiệm khiếu nại. Trong quá trình tiến hành thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về khiếu nại, cần lưu ý rằng việc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thể hiện thông qua kết quả của từng cuộc thanh tra, kiểm tra. Vì vậy, kết thúc việc thanh tra, kiểm tra, các đoàn thanh tra, kiểm tra cần phải nêu rõ những vấn đề liên quan tới nội dung thanh tra, kiểm tra, đặc biệt phải phân tích, đánh giá được những ưu, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong thực hiện các quy định của pháp luật về công tác tiếp dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại và công tác khiếu nại. Trường hợp còn hạn chế, bất cập thì phải nêu rõ được các nguyên nhân khách quan, chủ quan của vấn đề đó. Nội dung kết quả thanh tra, kiểm tra cần xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân trong việc để dẫn tới tình trạng tổ chức công tác tiếp nhận và giải quyết khiếu nại kém hiệu quả. Qua thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện có vi phạm pháp luật về trình tự, thủ tục khiếu nại hoặc các sai phạm pháp luật khác thì phải xử lý hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý nghiêm minh. Có như vậy hoạt động thanh tra, kiểm tra trách nhiệm mới có hiệu lực, hiệu quả, thể hiện được vai trò quan trọng của nó trong quản lý nhà nước về công tác khiếu nại.

- Tập trung thanh tra, kiểm tra có trọng điểm việc thực hiện các quy định về khiếu nại trên cơ sở xác định được những nội dung cơ bản. Việc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật về khiếu nại cần tập trung vào những nhóm nội dung chủ yếu, cụ thể: Thanh tra, kiểm tra trách nhịêm của các cơ quan hành chính nhà

nước về tổ chức việc tiếp công dân như việc bố trí nơi tiếp dân (nội quy nơi tiếp dân; thông tin hướng dẫn tại nơi tiếp dân; tài liệu, sổ sách; lịch tiếp định kỳ của lãnh đạo); việc tổ chức tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại của công dân gồm công việc tiếp nhận, tổ chức nghiên cứu, phân loại đơn, thư khiếu nại theo thẩm quyền, tổ chức quản lý, theo dõi; việc thực hiện lịch tiếp dân của thủ trưởng cơ quan đơn vị; thanh tra, kiểm tra trách nhịêm giải quyết các khiếu nại thuộc thẩm quyền. Nội dung này bao gồm việc thực hịên quy trình các bước khiếu nại; việc thực hịên các thủ tục cần thiết theo quy định; việc bảo đảm thời gian giải quyết và kiểm tra, theo dõi đôn đốc thi hành các quyết định đã có hiệu lực; thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc quản lý nhà nước về khiếu nại. Khi tiến hành kiểm tra, thanh tra trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, phải đánh giá được thực trạng tình hình việc thực hiện các công việc đó như thế nào, kết quả ra sao, còn những vấn đề gì tồn tại, vướng mắc nổi lên, những khâu làm tốt, những công việc làm chưa tốt, nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân, tập thể, các biện pháp khắc phục; Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc xử lý những vụ, việc khiếu nại đông người, bức xúc, kéo dài, phức tạp trên địa bàn; làm rõ trách nhiệm trong việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra đối với cấp dưới về chấp hành pháp luật về khiếu nại, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cụ thể.

Về lâu dài, những nội dung trên đây có thể được tập hợp thành bộ quy chuẩn làm mẫu khi tiến hành thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong thực hiện pháp luật về khiếu nại. Thanh tra Chính phủ cần ban hành thông tư hướng dẫn về quy trình nghiệp vụ thanh tra thực hiện pháp luật về khiếu nại. Các cơ quan hành chính nhà nước phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về công tác thanh tra trách nhiệm thực

hiện pháp luật về khiếu nại, coi đó là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả công tác khiếu nại. Đặc biệt, các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan thanh tra nhà nước cần quan tâm hơn nữa trong việc tổ chức chỉ đạo công tác thanh tra; xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra cụ thể, biện pháp tiến hành rõ ràng, thích hợp, nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra một cách có trách nhiệm; bố trí cán bộ có năng lực, trình độ để tham gia, kết luận khách quan, trung thực. Các cơ quan thanh tra nhà nước cần phải phát huy vai trò, trách nhiệm và phải đổi mới mạnh mẽ công tác thanh tra. Đổi mới về nhận thức cũng như trong chỉ đạo điều hành. Cần giảm bớt đáng kể việc tiến hành giải quyết những vụ việc cụ thể mà tập trung nhiều hơn vào việc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại. Cần đổi mới phương pháp, cách thức tiến hành các cuộc thanh tra, đồng thời hướng dẫn các cơ quan thực hiện.

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai từ của UBND tỉnh phú thọ (bỏ đi em nhé vì theo quy định không có) (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)