Thực hiện phân cấp mạnh trong quản lý đầu tư xây dựng, giữa các cấp các ngành, giữa Trung ương và địa phương đã khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, đặc biệt là đẩy lên cấp trên; làm rõ hơn trách nhiệm của các cấp, các ngành và các chủ thể tham gia, tạo động lực thúc đẩy các hoạt động đầu tư, phát triển xây dựng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo Quyết định 32/2015/QĐ- UBND ngày 03/11/2015 của UBND tỉnh Đắk Nông và Nghị quyết số 07/2018/NQ-HĐND ngày 02/08/2018 ban hành quy định phân cấp thẩm quyền quyết định trong việc quản lý sử dụng tài sản công [32].
* Về phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư:
Chủ tịch UBND huyện quyết định đầu tư đối với các dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng (trừ các công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo) sử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh (vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh theo cơ cấu; vốn chương trình mục tiêu quốc gia; vốn chi sự nghiệp thường xuyên; vốn bảo trì đường bộ...) được đầu tư trên địa bàn do mình quản lý. Đồng thời phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư theo mức vốn đầu tư. Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư nhiều cấp phải được từng cấp thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
* Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng, báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng.
UBND cấp huyện giao cho Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc UBND cấp huyện chủ trì, tổ chức thẩm định dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng do UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư. Cụ thể phòng Kinh tế - Hạ tầng được giao thẩm định đối với các công trình dân dụng, giao thông, hạ tầng kỹ thuật; phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn được giao thẩm định các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn như hồ, đập, kênh mương... với đội ngũ kỹ sư, cán bộ có trình độ
chuyên môn, đảm bảo các công trình xây dựng phù hợp với quy hoạch hơn, đảm bảo chất lượng trong từng khâu thiết kế, áp dụng đúng các định mức, đơn giá từ đó nâng cao chất lượng công trình, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước và hiệu quả của các dự án đầu tư xây dựng.
* Quy trình quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
Huyện Đắk Mil thực hiện quy trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản thực thực hiện theo các quy định của Luật xây dựng, Luật đầu tư, Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước… và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật này và quy định phân cấp cụ thể của UBND tỉnh Đắk Nông, gồm các giai đoạn như sau:
Lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư: Tất cả các dự án đầu tư công phải được lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (dự án nhóm B, nhóm C) làm cơ sở để trình thẩm định và quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư. Phòng Tài chính kế hoạch được giao nhiệm vụ tham mưu UBND huyện giao đơn vị thực hiện chuẩn bị Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư cung cấp các tài liệu về thiết kế sơ bộ, phương án thiết kế sơ bộ để trình cơ quan thẩm quyền tổ chức thẩm định.
Thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn: Hồ sơ thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án đầu tư công thực hiện theo quy định tại Nghị định số 136/2016/NĐ-CP. Trường hợp dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư của nhiều cấp phải được từng cấp thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
Thẩm định chủ trương đầu tư: Cơ quan được giao nhiệm vụ lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án có trách nhiệm gửi hồ sơ Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án đến cơ quan thẩm định là phòng Tài chính kế hoạch huyện, Hội đồng thẩm định chủ trương đầu tư đối với các dự án quan trọng của địa phương để được thẩm định theo quy trình của Luật Đầu tư công năm 2014.
là cơ quan đầu mối tham mưu UBND huyện quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án có cấu phần xây dựng chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND huyện.
Thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán dự án: đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, phòng Kinh tế và Hạ tầng chủ trì tổ chức thẩm định dự án có cấu phần xây dựng chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng do UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư.
Đối với các công trình quan trọng có liên quan đến các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh ở địa phương, UBND huyện quyết định thành lập hội đồng thẩm định riêng cho từng công trình.
Chủ đầu tư hoàn chỉnh Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo kết quả thẩm định và gửi phòng Kinh tế và Hạ tầng để trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt.
Lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Trình tự lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu.
Nghiệm thu đưa công trình, dự án vào khai thác sử dụng:
Công trình phải được Phòng Kinh tế và Hạ tầng kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình theo quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật Xây dựng, Điều 32 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP. Việc bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 124 Luật Xây dựng
Thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư:
Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm tra quyết toán vốn đầu tư và tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện phê duyệt quyết toán vốn đầu tư của các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch UBND huyện;
sử dụng vốn chi sự nghiệp trong dự toán ngân sách Nhà nước để sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các công trình hiện có, có giá trị dưới bảy tỷ đồng do chủ đầu tư phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.