Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đắk mil, tỉnh đắk nông (Trang 107 - 110)

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước. Việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ thuận tiện, công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực đầu tư xây dựng và quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước là việc cần thiết hiện nay trong việc áp dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các thủ tục hành chính. Điều này làm cho việc giải quyết các thủ tục hành chính nhanh gọn, hiệu quả và đặc biệt là công khai, minh bạch, tránh sách nhiễu, phiền hà. Việc áp dụng phương thức đấu thầu qua mạng được khuyến khích thực hiện và đạt hiệu quả cao. Cơ chế phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng được thực hiện khá hiệu quả thông qua cơ chế một cửa liên thông trên môi trường mạng, tránh việc tổ chức, cá nhân phải đi lại nhiều lần, đến nhiều cơ quan.

Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là quản lý từ khâu quyết định chủ trương đầu tư, thực hiện đầu tư và nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử dụng.

- Thực hiện quản lý nhà nước chặt chẽ đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trong việc ban hành quyết định chủ chương đầu tư. Việc xác định chủ trương đầu tư phải được cấp có thẩm quyền quyết định khi giao kế hoạch đầu tư, gắn với việc sắp xếp, phân bổ nguồn vốn ngân sách. Dự án đầu tư được xác định từ nguồn ngân sách nhà nước và những nguồn nào để có phương án đầu tư khả thi. Các dự án đầu tư xây dựng

cơ bản từ nguồn ngân sách cấp huyện thì do UBND huyện quyết định đầu tư và vừa là chủ đầu tư, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ quá trình đầu tư từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, phê duyệt thiết kế, dự toán… đến nghiệm thu, thanh quyết toán, bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng.

- Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng là nhằm tìm được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề phù hợp với từng loại và cấp công trình. Tùy theo quy mô, tính chất, nguồn vốn xây dựng công trình, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu như: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế; chỉ định thầu. Để công khai, minh bạch và thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng bằng ngân sách nhà nước, cần thực hiện việc đấu thầu rộng rãi, đấu thầu qua mạng để công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu thực sự có năng lực, tạo sự công bằng, bình đẳng, công khai, minh bạch trong quản lý dự án đầu tư xây dựng xây dựng cơ bản.

- Việc quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý khối lượng xây dựng, chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng. Khối lượng thi công phải được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng. Thực hiện công tác giám sát chất lượng xây dựng và nghiệm thu công trình theo đúng quy định tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ và quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

- Quản lý nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Công trình sau khi xây dựng hoàn thành, phải được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. Công trình chỉ được nghiệm

thu đưa vào sử dụng khi bảo đảm đúng yêu cầu thiết kế, bảo đảm chất lượng và đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định. Việc bàn giao công trình phải bảo đảm các yêu cầu về nguyên tắc, nội dung và trình tự bàn giao theo quy định của pháp luật về xây dựng, đảm bảo an toàn trong vận hành, khai thác khi công trình đã xây dựng xong đưa vào sử dụng.

- Giải quyết triệt để tình trạng nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước cấp huyện. Không được triển khai các dự án nếu chưa có đầy đủ thủ tục về đầu tư và xây dựng theo các quy định hiện hành hoặc không có khả năng cân đối vốn theo tiến độ đã được duyệt. Các dự án khởi công mới phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch được duyệt, có quyết định đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán được duyệt theo đúng quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

- Ưu tiên thanh toán số nợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ năm trước; bố trí vốn đầu tư để thực hiện các công trình chuyển tiếp. Sau khi bố trí vốn thực hiện những nhiệm vụ nêu trên nếu còn thì mới bố trí vốn cho công trình khởi công mới. Bố trí vốn đầu tư phải lưu ý yêu cầu đảm bảo các dự án được phê duyệt có thể hoàn thành đúng thời hạn quy định. Tăng cường kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước của Kho bạc nhà nước huyện nhằm hạn chế nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản phát sinh trong quá trình chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý các hồ sơ về đầu tư xây dựng, hệ thống văn bản liên thông giữa các cấp chính quyền đến các chủ đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước.

- Đẩy nhanh tốc độ giải ngân, quyết toán dứt điểm đối với các công trình đã hoàn thành để bàn giao đưa vào sử dụng đặc biệt là các công trình đường giao thong nông thôn, nhà cộng đồng, trường học, kiên cố kênh mương; tránh tình trạng nợ đọng vốn xây dựng cơ bản, sau đó mới bố trí các

công trình chuyển tiếp và mở mới công trình.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đắk mil, tỉnh đắk nông (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)