Nghệ thuật miêu tả nhân vật sắc sảo

Một phần của tài liệu (Trang 51 - 83)

5. Bố cục khóa luận

2.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật sắc sảo

2.2.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật chi tiết, chân thật

Kim Lân đã có những nét vẽ hài hòa khi thể hiện và mô tả cuộc sống và con người của làng quê Việt Nam cổ truyền, tuy nghèo khổ, thiểu thốn mà vẫn có nhiều thú vui thanh lịch. Những con người thật thà, chất phác, hóm hỉnh và tài hoa luôn được Kim Lân mô tả một cách chân thực, sắc nét, sống động đến từng chi tiết. Với điểm nhìn và cảm quan nghệ thuật sắc sảo, Kim Lân đã khắc họa một cách tỉ mỉ, kỳ thu những đường nét nổi bật về ngoại hình nhân vật. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn của Kim Lân cũng là một trong những đặc điểm nổi bật, luôn được thể hiện một cách chân thực, với nhiều nét điểm xuyết độc đáo nhất.

Hình ảnh của Thạ trong truyện ngắn Đứa con người cô đầu gợi lên trong lòng người đọc những rung động khó phai, không đỗi xót xa và ngậm ngùi với ngoại hình của Thạ “Dưới ánh sáng mờ mờ đêm trăng thường tuần,

tôi thấy hắn tiều tụy quá. Quần áo xốc xệch bẩn thỉu. Cái đầu lâu không húi, tóc rù ra như tổ chim, chùm lấy khuôn mặt choắt cheo khắc khổ. Hai mắt lờ đờ thiếu ánh sáng , trái hẳn với cái mồm mỏng tang lém luốc”[16, tr.15]. Chỉ với vài nét vẻ đầy tinh tế và sắc sảo, Kim Lân đã mô tả một cách chi tiết, chân thật con người khắc khổ, bẩn thỉu của Thạ. Từ trang phục quần áo cho đến cái đầu tóc, đôi mắt vô hồn và cả cái miệng của Thạ. Tất cả thật rõ nét như con người thực. Phải có sự quan sát tỉ mỉ, tường tận thì Kim Lân mới có thể xây dựng nên một ngoại hình chân thật đến thế. Để rồi cuối tác phẩm sự khắc họa ấy càng trở nên đậm nét hơn: “thoáng thấy tôi, hắn đội lệch cái mũ trắng rúm ró che mặt rồi quay ngoắt vào phố khác. Độ này hắn gầy quá. Quần áo rộng lùng bùng. Sợi đã bợt nên mặc dầu vá chằng vá đụp, áo nó vẫn rách tả tơi để hở những miếng da đen sạn vì cháy nắng. Bóng cậu học trò xinh xẻo, trắng trẻo không còn ở hắn nữa”[16, tr.21].

Dường như cuộc sống nghèo khổ và sự chèn ép khủng khiếp của xã hội đã làm cho nhân vật của Kim Lân mất đi vẻ đẹp trong sáng vốn có. Để giờ đây là những con người tồi tàn, với ngoại hình lấm lết, rách nát.

Rồi cả những bức chân dung với nhiều góc cạnh, sần sùi, khô khan của lão Mộc trong Người chú dượng: “Ông ta là một người lùn thấp và to lớn bè bè như cái cối xay gió. Cả người ông như bị một sức nặng gì đè cho lún xuống mà ông thì lúc nào cũng lấy hết gân sức mình đội cái sức mạnh vô hình ấy lên. Tất cả những bắp thịt trên người, trên mặt, trên vai, trên cổ đều nổi u lên từng cục và đang lặng lẽ di chuyển dưới lớp da đỏ cháy như đồng tụ. Ông ta chừng độ ngoài năm mươi tuổi; mặt ngắn, trán ngắn, bàn chân bàn tay đều to ngắn, nứt nẻ, sần sùi như những cành củi gộc. Khi tôi bước chân vào, ông vẫn ngồi bó gối trên giường, lưng và vai gù hẳn xuống. Đầu và cổ thì rụt vào trong vai. Cả người ông đều sù ra như con gấu ngồi thu hình, bằn bặt trong cái vắng lặng của mấy gian nhà, chỉ có hai con mắt chĩa ra là thấy sáng lóng

lánh”[16, tr.160]. Kim Lân đã miêu tả thật chi tiết và đầy đủ mọi đường nét ngoại hình điểm xuyết của nhân vật từ mặt, trán, chân, tay, lưng, vai, cổ, hai con mắt cho đến da thịt. Tất cả đều chân thực, rõ nét đến sống động.

Hay cả sự hài hước, ngố ngáo, xấu xí của cu Tràng trong Vợ nhặt. Dường như toát ra ở Tràng chả có một nét gì bảnh bao, hấp dẫn: “Hắn vừa đi, vừa tủm tỉm cười, hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ gì vừa lý thú vừa dữ tợn. Hắn có tật vừa đi vừa nói. Hắn lảm nhảm than thỏ những điều hắn nghĩ. Trẻ con trong xóm, cứ thấy cái thân hình to lớn, vập vạp của hắn từ dốc chợ đi xuống là ùa cả ra, vây lấy hắn, reo cười váng lên”[16, tr.87] với “cái đầu trọc nhay nháy một con mắt…”[16, tr.91]. Tràng hiện ra vừa buồn cười, xấu xí nhưng có cái gì đó thật chân chất và đáng yêu.

Những kiếp người lao động nghèo với cuộc sống khốn khổ, dãi nắng dầm mưa, cơ cực suốt đời đã làm cho vẻ đẹp ngoại hình của họ bị tàn phai, lu mờ. Nhưng họ vẫn tiềm ẩn một vẻ đẹp trong sáng, chân chất, thật thà.

Không chỉ xây dựng những nhân vật có ngoại hình xấu xí mà trong truyện ngắn Kim Lân còn có cả những nhân vật đáng yêu. Đó là vẻ đẹp ngây thơ, ngộ nghĩnh, dễ thương của những đứa trẻ hay cả sự tăng tướng, trắng trẻo của cụ già. Em bé trong Người chú dượng mà nhân vật tôi vô tình gặp để hỏi đường hiện lên thật dễ thương và đáng yêu. Kim Lân cũng có những cảm nhận và miêu tả vô cùng tỉ mỉ, chi tiết và chân thật: “Em bé quàng khăn đỏ thong thả đi lại phía tôi. Em vẫn giữ cái dáng nghiêm chỉnh, chững chạc như người lớn. Em bé mặc chiếc áo sơ mi màu lơ nhạt, vai khoác túi xách bằng vải xanh công nhân, quần tây nâu gụ xắn lên mấy gấu, đi chân đất”… “Chú bé mím chặt môi và nhíu đôi lông mày thưa, nhạt lại, có vẻ đang cố gắng lục tìm trong ý nghĩ xem trong trại có ai tên là bà Bản để trả lời tôi. Bấy giờ tôi mới

chú ý đến cái vẻ nghiêm trang đứng đắn và giọng chào hỏi lễ phép có phần không hợp lắm với khổ người và gương mặt còn mơn mỡn lông tơ của em. Tuy vậy tôi vẫn thấy em ngoan ngoãn dễ thương. Nhìn em, nhìn đôi bàn tay đen đủi, nứt nẻ của em, tôi thấy ngay em là một đứa trẻ vất vả, có vẻ như em vừa đi bắt cua hay tát nước ở ngoài đồng về. Cái áo sơ mi màu lơ nhạt và cái quần tây gu thẳng thớm, sạch sẽ có lẽ em chỉ mặc khi khoác túi xách đến trường. Những ý nghĩ ấy làm tôi gần gũi và yêu em bé lạ” [16, tr.55]. Hay vẻ đẹp tươi tắn, xinh xắn, hồng hào của bé Sen: “Con bé thật chẳng giống chút nào với hình ảnh gầy yếu, lủi thủi mà tôi vẫn mang trong trí nhớ. Nó lớn phổng hẳn lên, to, khỏe và chắc nình nịch. Trên cái khuôn mặt măng tơ, hồng hào của nó tôi không thấy dấu tích của sự đau khổ, tủi nhục của một đứa trẻ mồ côi; mà trái lại ở nó tôi chỉ thấy cái háo hức, vui tin tràn đầy trong khóe mắt, tiếng cười, tiếng nói” [16, tr.171]. Và cả thằng bé con đáng yêu con anh Đoàn trong Ông lão hàng xóm: “Thằng bé rút tụt vú ra, toét miệng cười, hở ra mấy cái răng sữa trắng ỡn”[16, tr.185].

Chắc hẳn người đọc cũng không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp và nước da hồng hào, khoe khoắn của cụ Tú trong Đôi chim thành: “Tuy tuổi tác, nhưng cụ vẫn còn tráng kiện. Cặp mắt vẫn tinh anh dưới hàng mi dài. Nước da hồng hào càng làm tôn bộ râu trắng muốt phất phơ trước ngực. Một tay chống gậy trúc, một tay cầm quạt thước che nắng, xúng xính trong chiếc áo lụa trắng dài, cụ trông có phong độ của một vị tiên” [16, tr.34].

Với những nhân vật ấy, Kim Lân đã xây dựng nên những thước phim sinh động và tươi đẹp với những gam màu và hình ảnh sắc nét độc đáo thể hiện vẻ đẹp ngoại hình nhân vật. Người đọc hẳn có những phút giây cảm thấy thõa mãn, hạnh phúc, những ấn tượng khắc khổ của người lao động nghèo đã phần nào được xóa nhòa hơn. Đó chính là những khát khao nhỏ bé và lời nhắn

nhủ nhẹ nhàng của Kim Lân với hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn cho những nhân vật của mình.

Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong truyện ngắn của Kim Lân ngoài việc khắc họa chân thật, chi tiết vẻ đẹp và cả sự khốn khổ của những người lao động nghèo đáng thương, Kim Lân còn hướng đến những nhân vật phản diện. Ông miêu tả một cách sắc lạnh, rõ nét. Nhân vật Nhược Dự trong Con chó xấu xí là điển hình sinh động nhất. Chỉ vơi đôi dòng trần thuật, Nhược Dự hiện lên bức chân dung của một kẻ khôn ngoan, luôn tìm cách che đậy bộ mặt thật của mình: “Anh ta là người khó hiểu, khôn ngoan và kín đáo. Ngồi nói chuyện với anh ta khó mà biết được ý thật của anh ta như thế nào. Bao giờ anh ta cũng nói theo ý của người khác và nếu gặp một ý nào đối chọi lại lập tức anh ta rụt lại ngay. Lúc nào anh ta cũng khoắc bên ngoài vẻ lờ mờ, rụt rè như một người lạc lõng, hiểu rất ít về thời cục. Hồi mới chạy lên trên này, Nhược Dự còn để cái đầu trọc. Cái đầu sinh ra từ ngày còn Nhật chua có dịp chuyển sang đầu thương, nhưng chỉ mấy tháng sau tóc anh đã mọc rất dài, không những thế anh còn để cả bộ râu dài lượt mượt như một ông cụ nữa. Bộ râu lạc lõng trên cái mặt non choẹt, trắng nhẫy nom như râu đóng kịch. Có bộ râu ấy, anh có thể rền rĩ, than thở với mấy ông xã đội trưởng rằng mình già yếu không thể đi canh tác, hay đi phá đường được; hoặc từ chối một vài việc gì đấy mà ủy ban muốn nhờ anh ta giúp đỡ” [16, tr.219].

Chỉ vài ba nét điểm xuyết về khuôn mặt, mái tóc, cách xử sự, thế mà bức chân dung của một kẻ phản bội, giả dối, ham sống sợ chết đã hiện ra mồn một trước mắt người đọc. Nếu Nam Cao xây dựng ngoại hình nhân vật Hoàng trong Đôi mắt thật kỹ lưỡng, đậm nét để từ đó người đọc thấy rõ nét về bộ mặt giả dối của nhân vật thì Kim Lân chỉ sơ lược những nét nổi bật nhất về ngoại hình của nhân vật. Thế nhưng với lời văn súc tích, điêu luyện của mình, Kim Lân đã dẫn dắt người đọc nhận biết được bộ mặt xấu xa, nhục nhã của kẻ

phản bội. Đó mới là cái tài, sự sắc sảo trong ngòi bút miêu tả ngoại hình nhân vật độc đáo của Kim Lân.

2.2.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý, tính cách nhân vật đặc sắc

Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật là một phương diện trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn, gắn liền với miêu tả ngoại hình và miêu tả hành động của nhân vật. Điều đó cũng có nghĩa là tính tất yếu trong hành động thường liên quan chặt chẽ với tính tất yếu trong hành động nội tâm của nhân vật. Ở đây khái niệm “nội tâm” chỉ toàn bộ cuộc sống bên trong của nhân vật. Đó là những tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, những phản ứng tâm lý của bản thân nhân vật trước cảnh ngộ, tình huống mà nhân vật chứng kiến hoặc thể nghiệm trên bước đường đời của mình. Nhà văn có thể trực tiếp biểu hiện nội tâm của nhân vật bằng ngôn ngữ của chính mình với tư cách người kể chuyện. Nhưng biện pháp mà nhà văn hay dùng nhất là biểu hiện “độc thoại nội tâm”“đối thoại nội tâm” của nhân vật. Những đoạn này được thể hiện bằng chính ngôn ngữ của nhân vật, chúng “vang lên” một cách thầm lặng trong tâm tư của nhân vật. Nhân vật tự biểu hiện, phơi bày những diễn biến trong tâm trạng của mình qua những suy nghĩ, cảm xúc cụ thể. Có thể nói để đạt được sự thành công trong miêu tả tâm lý nhân vật. Nhà văn phải thực sự nhập thân vào nhân vật,phải sống cùng nhân vật của mình, đồng cảm với từng niềm vui, nỗi buồn của nhân vật. Có như vậy người sáng tạo mới có thể thể hiện hết những cung bậc của trạng thái cảm xúc, những thay đổi của diễn biến tâm lý phức tạp. Đó chính là điều mà một nhân vật cần đạt tới.

2.2.2.1. Khắc họa và miêu tả một cách trực tiếp sắc sảo những biểu hiện của tâm lý, tính cách nhân vật

Kim Lân bằng ngòi bút viết văn vững vàng và già dặn của mình, ông đã khắc họa một cách rõ nét, chân thực, sống động những biểu hiện tâm lý tính

cách của nhân vật. Có khi đó chỉ là những nét phác thảo sơ lược về những nét biểu hiện tâm lý bên ngoài, lại có khi miêu tả trực tiếp, tỉ mỉ những nét chấm phá tinh tế trong suy nghĩ của nét tính cách nhân vật.

Trong truyện ngắn Con chó xấu xí, Kim Lân đã gửi gắm tới người đọc những sự suy ngẫm thú vị về nét tâm lý, tính cách của các nhân vật Đặng và Nhược Dự. Thông qua những biểu hiện bên ngoài của nhân vật để rồi sự tốt xấu hay khôn ngoan, ranh mãnh cũng dần được hé lộ. Dù nó vẫn được bao bọc bởi vẻ bề ngoài khó đoán. Nhưng chỉ với những nét miêu tả thâm thúy, khôn khéo của mình, Kim Lân đã chỉ cho người đọc nhận biết được điều đó: “Đặng là một tay bợm rượu. Anh em bạn chơi vẫn gọi anh là Đặng cồn. Người anh ta lúc nào nom cũng ủ dột. Mặt trắng bự, mắt ướt nhèm, lưng gù, cặp kính trắng thỏng đến xuống cánh mũi, cái miệng chảy thểu ra lúc nào cũng đánh tóp ta, tóp tép như cóc thèm muỗi. Thường khi cả ngày không thấy anh ta nói một câu, ấy hể mà khi ngồi vào mâm rượu, cả người anh ta bổng tỉnh táo, linh hoạt và cái khuôn mặt bệch bạc, rụng hết lông mày của anh phút chốc rạng rỡ hẳn lên. Lúc ấy sao mà anh ta nói chuyện có duyên đến thế…”[16, tr.217].

Đặng thực ra với vẻ bề ngoài lì lợm của kẻ bợm rượu nhưng lại là người thẳng thắn, thiệt thà, giàu nghĩa khí. Còn Nhược Dự với lớp vỏ bọc của một ngoại hình nom khù khờ, rụt rè, lờ mờ, hiểu rất ít thời cuộc, nhưng thực chất bên trong con người hắn là những mưu mô xảo quyệt, khôn ngoan và kín đáo đến khó hiểu. Chính với những nét phác họa độc đáo, tỉ mỉ qua biểu hiện bên ngoài của nhân vật mà Kim Lân đã giúp người đọc nhận ra được nét tính cách, tâm lý của từng nhân vật. Quả thực đó là sự tài tình và thâm thúy của ngòi bút Kim Lân.

Hay nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng, khi nghe tin giật gân về làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai đã vô cùng sững sốt, bàng hoàng. Ngọn lửa

mâu thuẫn trong suy nghĩ của nhân vật đã được Kim Lân đẩy lên đến cực đại, để rồi nó rực cháy khủng khiếp, len lỏi khắp tâm can ông, nó biểu hiện một cách rõ rệt qua từng cử chỉ, hành động của ông Hai: “Cổ ông lão nghẹn cứng hẵn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như không thể thở được”; ”ông cúi mặt mà đi”,”về đến nhà ông nằm vật ra giường” và “nước mắt ông lão cứ tràn ra”[15, tr.186]. Kim Lân đã miêu tả vô cùng tinh tế, sắc sảo những nổi đau đớn, xót xa, nghẹn ngào và cả sự thẹn thùng của nhân vật chỉ qua những nét biểu hiện cảm xúc bên ngoài. Nó trở nên lắng đọng, gọn gẽ hơn bao giờ hết.

Kim Lân ngoài việc biểu hiện tính cách tâm lý nhân vật thông qua những miêu tả tinh tế bên ngoài, ông còn có những điểm nhấn xuất sắc khi quan sát và khắc họa trực tiếp những suy nghĩ chân thật của nhân vật. Đó là tâm trạng đan xen hài hòa của bà cụ Tứ, Tràng và người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt. Đặt nhân vật vào một tình hình truyện độc đáo, hấp dẫn nhưng cũng thật trớ trêu. Kim Lân đã miêu tả thật sắc sảo những biểu hiện tâm lý tính cách cao đẹp và đáng trân trọng của mỗi nhân vật ấy.

Bà cụ Tứ - một người mẹ nghèo suốt đời tần tảo, tận tụy chăm chồng

Một phần của tài liệu (Trang 51 - 83)