Ngôn ngữ bình dị, trong sáng, gần gũi và hấp dẫn

Một phần của tài liệu (Trang 69 - 86)

5. Bố cục khóa luận

3.3. Ngôn ngữ bình dị, trong sáng, gần gũi và hấp dẫn

3.3.1. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo, mang hơi thở cuộc sống

Kim Lân là nhà văn kỹ càng trong việc lựa chọn chi tiết, kỳ thu và tài hoa trong việc lựa chọn ngôn từ, hình ảnh. Ông cũng “rất chú ý miêu tả lời ăn tiếng nói của họ và đã biến thứ ngôn ngữ sống của những cư dân sống thực đó thành đối tượng nghệ thuật rất đáng lắng nghe, nếu ta biết nghiệm ra cái vẻ đẹp đích thực của lời ăn tiếng nói ấy”. Đó là những từ ngữ gần gũi, mang

hơi thở của cuộc sống hàng ngày. Kim Lân đã diễn đạt chúng với cuộc sống miền quê với những con người giản dị mà đáng yêu.

Chúng ta bắt gặp trong truyện ngắn Kim Lân một số lượng khá phong phú, đa dạng về từ láy. Đặc biệt, Kim Lân đã có sự kết hợp hài hòa và vận dụng một cách điêu luyện các từ láy ấy để làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, sống động, hấp dẫn, tăng thêm khả năng biểu cảm và giá trị gợi hình cao cho tác phẩm của mình. Đã có những từ láy được Kim Lân sử dụng liên tiếp để miêu tả ngoại hình và trạng thái, suy nghĩ của nhân vật: “Thế không nới được khổ, lúc nào Thế cũng bẽn lẽnnghi ngờ, chưa quen tiếp xúc với người lạ. Biết vậy Vân càng gần gũi, thân mật, cùng làm, cùng ăn với Thế,

xuề xòa, dễ dãi như người trong nhà” [16, tr.131]. Hay vận dụng một cách sắc sảo giá trị tạo hình của từ láy để khắc họa ngoại hình, tâm lý nhân vật: “Mắt nhìn trân trân lên sàn nhà; lúc ấy anh không nghĩ ngợi gì. Hai tay nặng nề rời rạc, thỉnh thoảng lại cố gượng đập nhẹ xuống phản, để xua đuổi những nổi tê tê buồn buồn chạy trong các ống xương. Anh xoay mình lại cho đỡ mỏi. Mắt se sẽ nhắm lại, và lắng nghe những cảm giác chạy trong người. Ruột anh xót như cào. Bụng hóp lại. Mắt phờ phạc. Anh thấy cáu kỉnh vẩn , những muốn càu nhàu mấy tiếng”[16, tr.7]. Ở đây Kim Lân đã có kết hợp tài tình khi đẻ các từ láy kết hợp với danh từ làm thành tố vị ngữ. Chẳng hạn: “Mắt phờ phạc. Anh thấy cáu kỉnh vẩn vơ”để tạo nên sự đa dạng cho nghệ thuật sử dụng từ ngữ của mình.

Trong truyện ngắn của Kim Lân có sự xuất hiện của những từ láy vô cùng mới lạ, độc đáo, gợi nên nhiều ý nghĩa sâu sắc: Tràng chỉ ngửa mặt lên trời, cười hềnh hệch [16, tr.88]; Hôm ấy leo lẻo cái mồm hếch xuống [16, tr.95]; Cu cậu lử khử đứng dậy [16, tr.217]... Nó thể hiện sự phong phú trong cách vận dụng nghệ thuật từ láy truyện ngắn của ông.

Kim Lân không chỉ vận dụng một cách tinh tế, độc đáo , điều khiển và phát huy tối đa giá trị kỳ diệu của các từ láy. Truyện ngắn của ông còn vô cùng đa dạng ở cách thức vận dụng đầy chỉnh chu, vừa vặn và sắc nét những thành ngữ, tục ngữ. Chính điều này đã mang đến sự gần gũi và sống động cho nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân. Từ những câu tục ngữ, thành ngữ quen thuộc như Quê cha đất tổ:“Quê cha đất tổ một lúc rứt ruột bỏ đi, làm gì àm không đau xót hả bác?” [15, tr.176], Ba chìm bảy nổi: “Ba chìm aby nổi mười mấy năm rời mới được trở về quê hương bản quán”[15, tr.175], “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uông nước thì nhớ nguồn” [15, tr.429]...cho đến những thành ngữ vô cùng dí dỏm, hài hước để xoáy sâu miêu tả, chế nhạo như “Dài lưng tốn vải” [15,124], “chết đuối vớ được cọc” [15, tr.267], “len lén như rắn mất đầu” [15, tr.402]...

Ngoài thành ngữ và tục ngũ cũng như các từ láy, Kim Lân cũng sử dụng những vốn từ gần gũi, đời thường mang đậm hơi thở thân thuộc nơi cuộc sống làng quê: “Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy vừa cười: - Chè đây. – Bà lão múc một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ” [16, tr.103] hay cả những cách đánh và í ới của trẻ con cũng được Kim Lân thể hiện trong tác phẩm của mình: “Trẻ con gặp Thế ngoài đường, cũng nhay chân lò cò, vỗ tay đánh vần: có anh ê sắc, là có anh ê sắc!” [16, tr.129].

Như vậy, truyện ngắn của Kim Lân đã sử dụng rất thành công và độc đáo các từ láy, thành ngữ, tục ngữ hay cả những từ ngữ đời thường, mang hơi thở của cuộc sống miền quê thân thương. Tất cả để thể hiện ngòi bút tài hoa, tỉ mẩn và sắc sảo của ngòi bút Kim Lân trong nghệ thuật truyện ngắn của ông.

3.3.2. Câu văn trong sáng, ngắn gọn, súc tích

Kim Lân cũng là nhà văn tinh tường trong việc miêu tả lời ăn tiếng nói, những suy nghĩ, tình cảm và tính cách nhân vật. Ông không sử dụng những câu văn dài dòng lan man để diễn tả những nét nghệ thuật đó. Kim Lân rất hay sử dụng những câu văn trong sáng, ngắn gọn nhưng vô cùng súc tích. Chỉ với những câu văn liền mạch, kết hợp khéo léo với nhau để tạo nên những đoạn văn thật mượt mà, dễ hiểu, góp phần thể hiện xúc cảm đậm nét của nhân vật: “Tôi tối sầm mặt lại, vừa thương xót con chó, vừa thấy xấu hổ. Quả thật tôi chỉ là một thằng tồi. Một thằng ích kỷ. Tôi chỉ nghĩ đến mình và vợ con mình. Đến như con chó mình nuôi, mình đối xử với nó đâu có được như cái tình nghĩa nó đối xử với mình đâu?... [16, tr.234]; rồi cả đến cuối truyện ngắn

Con chó xấu xí, khi được hỏi về tung tích Nhược Dự, Kim Lân cũng để nhân vật mình trả lời ngắn gọn, và lặng đi trong im lặng và hồi tưởng. Nhưng chỉ chừng ấy cũng giúp người đọc cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện: “Nó dinh tê rồi!”, “Cả hai chúng tôi cùng im lặng. Cái im lặng ghẻ lạnh, thật khó chịu” [16, tr.234]. Hay cả những câu văn đầy gọn ghẽ, trong sáng miểu tả hình ảnh Thạ trong Đứa con người cô đầu: “Thoáng thấy tôi, hắn đội lệch cái mũ trắng rúm ró che mặt rồi quay ngoắt vào phố khác. Độ này hắn gầy quá. Quần áo rộng lùng bùng. Sợi đã bạc nên mặc dầu vá chằng vá đụp, áo nó vẫn rách tả tơi để hở những miếng da đen sạn vì cháy nắng. Bóng cậu học trò xinh xắn, trắng trẻo không còn ở hắn nữa” [16, tr.21].

Đặc biệt, Kim Lân cũng nêu lên một triết lý rõ ràng, sắc sảo chỉ trong một câu văn ngằn ngủi nhưng vô cùng súc tích đã diễn đạt rất đắt triết lý ấy: “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời”. Nó thể hiện niềm tin và sự tồn tại dai dẳng ở những con người luôn sống hết mình với cuộc sống trong lao động và đấu tranh để sinh tồn. Niềm tin tưởng lạc qua ấy chỉ được gói gọn trong một câu

văn – một triết lý rõ rệt mà đúng đắn. Đó chính là sự tài hoa của ngòi bút truyện ngắn Kim Lân.

3.3.3. Thủ pháp tu từ độc đáo

Truyện ngắn của Kim Lân là một kho tàng vô cùng phong phú và đặc sắc về đặc điểm nghệ thuật. Ngoài nghệ thuật sử dụng từ ngữ và câu văn đầy tinh tế, Kim Lân còn mang tới cho người đọc những trang văn sinh động, giàu màu sắc và hình ảnh. Ở đó, Kim Lân đã vận dụng một cách tài hoa và thâm thúy các thủ pháp nghệ thuật tu từ độc đáo. Nổi bật là sự đan xen khéo léo, hài hòa giữa bút pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và so sánh tu từ. Đây là hai âm sắc chủ đạo làm nổi bật cho ngòi bút truyện ngắn của Kim Lân.

So sánh tu từ là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này so sánh với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc và người nghe. So sánh nhằm tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật, sự việc, gợi ra cảm giác thích thú, hấp dẫn và tạo nên tính tạo hình độc đáo. Kim Lân đã thể hiện rất đầy đủ, dí dỏm và sắc nét những hình ảnh so sánh tu từ độc đáo.

So sánh tu từ được Kim Lân sử dụng để miêu tả ngoại hình nhân vật. Từ những sự so sánh hài hước ấy, nhân vật của ông hiện ra rõ nét và sinh động hơn: “Cái đầu không húi tóc rù ra như tổ chim” [16, tr.18]; hay “nước da hồng hào, trắng nhễ trắng nhại, bóng loáng như bôi dầu” [16,tr.9]. Cũng có khi Kim Lân so sánh để bộc lộ trạng thái tâm lý nhân vật: “Hình như lúc tìm tòi ấy, anh đỡ đói hơn chút ít” [16, tr.7]; “Ruột anh xót như cào” [16, tr.7]; “Cả chuẩn như mê sảng” [16, tr.54]. Đó là những so sánh ví von nhằm lột những xúc cảm, những suy nghĩ của nhân vật.

Đặc biệt, Kim Lân đã vận dụng một cách sắc sảo, liên tiếp nhiều thủ pháp so sánh cùng một lúc để tạo nên sự sóng đôi liền mạch đầy trôi chảy: “Chơi như người ta mới là chơi, chứ như mình ấy à! Một tay lão ta nuôi hai

mươi nhăm con gà, ở trong cái trại bát ngát. Mà con nào cũng như công như phượng” [16, tr.45]. Ngoài ra, ngòi bút Kim Lân cũng vô cùng lãng mạn, nhẹ nhàng, sâu lắng khi so sánh các hình ảnh thiên nhiên: “Vầng trăng cuối tháng mỏng như cái lưỡi liềm buồn tênh giữa trời” [15, tr.263] hay “Bóng đêm như những người khoác cái áo choàng đen rộng, lặng lẽ, êm ả đi trên các thung lũng” [15,tr.355]...

Kim Lân đã vô cùng sáng tạo khi vận dụng một cách khéo léo thủ pháp so sánh tu từ để miêu tả về nhân vật, về thiên nhiên, cuộc sống. Ông đã cuốn hút người đọc bởi cách thức vận dụng độc đáo, tài hoa để tạo nên những hình ảnh nên thơ, tươi tắn và cũng thật dí dỏm cho truyện ngắn của mình.

Ngoài thủ pháp so sánh tu từ, truyện ngắn Kim Lân còn sử dụng rất độc đáo các ẩn dụ bổ sung (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) – một tiểu loại trong phương thức ẩn dụ, có sự kết hợp giữa hai hay nhiều từ chỉ những cảm giác sinh ra ở các trung khu khác nhau. Chính ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã gợi nên những dư vị mới mẻ, thú vị để từ đó hiện thực cuộc sống và nhân vật hiện lên rõ nét hơn. Trong truyện ngắn Ông lão hàng xóm chúng ta bắt gặp hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được Kim Lân sử dụng thật độc đáo: “Đoàn nghe tối sầm cả tâm trí và từ đấy Đoàn ngấm ngầm có thành kiến với anh em cán bộ cải cách ruộng đất” [15, tr.234]. Kim Lân đã sử dụng ẩn dụ “nghe tối sầm cả tâm trí” – đây là hình ảnh ẩn dụ rất đắt để thể hiện cảm giác bất ngờ, choáng ngợp của nhân vật. Hay trong truyện ngắn Con chó xấu xí: “Tiếng con chó da diết, nhọn hoắt xói vào ruột gan” [15, tr.280]...

Kim Lân đã thật sự sáng tạo và tài hoa khi vận dụng hài hòa và thành công những thủ pháp nghệ thuật độc đáo này. Chính ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và so sánh tu từ đã góp phần tạo nên sự mới mẻ, lạ lẫm và đa dạng cho nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân.

KẾT LUẬN

Có thể nói văn học là một dòng sông, nhà văn là một con thuyền trên dòng sông ấy. Nước chảy thuyền trôi. Con thuyền đi qua mọi bến bờ của thời gian, không gian và một nơi xa nào đó, để rồi nó đã cập bến mang theo những khuông hàng chất nặng suy tư và cảm xúc nghệ thuật nơi tâm hồn nghệ sĩ.

Kim Lân bằng sự tài hoa và ngòi bút sáng tạo trong đặc điểm nghệ thuật của mình, ông đã gửi gắm những thông điệp thật ý nghĩa về giá trị cao đẹp của cuộc sống. Kim Lân đã xây dựng nên một bức tranh độc đáo, sinh động, giàu màu sắc nghệ thuật cho mỗi truyện ngắn của ông. Nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân với những đặc điểm nổi bật và sắc sảo về nghệ thuật xây dựng cốt truyện, miêu tả nhân vật cũng như sự hài hòa độc đáo về ngôn ngữ và giọng điệu đã thực sự đi vào lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc. Chúng ta bắt gặp những cốt truyện rất đỗi giản dị, thân quen, có sự chọn lọc kỹ càng trong chi tiết; những tình huống truyện vô cùng độc đáo đan xen hài hòa trong nghệ thuật miêu tả nhân vật sắc sảo, dí dỏm. Kim Lân đã thể hiện nhãn quan nghệ thuật tinh tế từ những yếu tố dựng truyện độc đáo như vậy. Đặc biệt hơn, Kim Lân đã thể hiện những nét nghệ thuật ấy bằng cách nhìn đầy giản dị, chân thật, thể hiện đậm nét tính hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc. Những nét nghệ thuật trong truyện ngắn của Kim Lân như những mảng màu khác nhau đã góp phần tô vẻ một cách hài hòa và sống động cho ngòi bút truyện ngắn của nhà văn làng quê xuất sắc.

Kim Lân bằng nghệ thuật viết văn già dặn, vững vàng đã đem đến một chủ đề mới trong đề tài về cuộc sống của người lao động nghèo và làng quê Việt Nam. Nhà văn đã khẳng định ánh sáng của tình người thật thành công, cũng như mô tả những vẻ đẹp trong sáng, bình dị nơi cuộc sống làng quê chỉ với những nét chấm phá độc đáo trong nghệ thuật dựng truyện và khả năng

vận dụng ngôn ngữ, giọng điệu sắc sảo của mình. Giống như lời nhận xét dí dỏm nhưng khá toàn diện của nhà nghiên cứu Trung Trung Đỉnh: “Ông rất nghiêm khắc, nhất là nghiêm khắc với chính bản thân mình trong nghề, từ đó mà cực đoan với các nhận định về những quan niệm sống và viết. Ông hay tòi ra những khuyết điểm của đời thường, nhưng những truyện ngắn của ông hì quả là đặc sản, tinh vi, ranh mãnh, dồn nén và cả đáo để nữa” [20, tr.42]. Truyện ngắn của Kim Lân là vậy, có đi sâu tìm hiểu chúng ta mới cảm nhận được cái lý thú, hấp dẫn trong ngòi bút đầy tính nghệ thuật của ông. Kim Lân đã thực sự ghi dấu ấn đậm nét bởi những trang văn thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước, tình yêu giản dị và chân thành với cuộc sống của làng quê, của những người lao động nghèo ... Điều này càng được thể hiện đậm nét, sinh động và hấp dẫn hơn bởi cảm quan nghệ thuật tinh tế, tài hoa của ngòi bút truyện ngắn Kim Lân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân, Văn học và phê bình, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.

2. Lại Nguyên Ân (Biên soạn, 2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

3. Phan Cự Đệ (Chủ biên, 2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Quyển 2, tập 9, NXB Văn học.

4. Hà Minh Đức (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, NXB Hà Nội.

5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục.

6. Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên, 2004), Từ điển văn học, Bộ mới, NXB Thế giới. 7. Trần Ninh Hồ (1991), Một ngày Kim Lân, Báo văn nghệ số 34.

8. Nguyên Hồng (1978), Những nhân vật ấy đã sống với tôi, NXB Tác phẩm mới.

9. Nguyễn Khải (2003), Nghề văn cũng lắm công phu, NXB trẻ. 10. Phương Lựu (2002), Lý luận văn học, NXB Giáo dục.

11. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên, 1995), Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30b, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Văn Long (2004), Lịch sử văn học Việt Nam, tập 3, NXB Đại học Sư phạm.

13. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên, 2004), Tinh tuyển văn học Việt Nam,

Quyển 2, tập 7, NXB Khoa Học Xã Hội.

14. Nguyễn Đăng Mạnh (2006), 217 đề và bài văn, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội

15. Lữ Huy Nguyên (Tuyển chọn, 1996), Tuyển tập Kim Lân, NXB Văn học. 16. Nhiều tác giả (2010), Kim Lân truyện ngắn, NXB Văn học.

18. Vũ Dương Quỹ (Tuyển chọn và biên soạn, 1999), Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường – Nguyễn Huy Tưởng, Kim Lân, NXB Giáo dục.

19. Trần Hữu Tá (Chủ biên, 2005), Từ điển văn học, NXB Thế giới.

Một phần của tài liệu (Trang 69 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)