Hướng phát triển của đề tài

Một phần của tài liệu (Trang 86 - 95)

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra một phương pháp dạy học mới nhằm đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở trường THPT. Việc ứng dụng phương pháp dạy học có ứng dụng phần mềm Autograph vào thực tiễn giảng dạy đã làm nâng cao chất lượng dạy và học của GV và HS trong bộ môn này. Đề tài hy vọng sẽ được nghiên cứu chương trình môn Toán ở trường THPT trong từng tình hình cụ thể, có sự kết hợp nhiều kinh nghiệm của các GV dạy Toán trong từng trường khác nhau để bổ sung, hoàn thiện và phát triển thêm những hạn chế, thiếu sót của đề tài.

Qua đề tài, tôi hy vọng sẽ mang lại những hiểu biết cũng như những kiến thức cơ bản nhất về một phương pháp dạy học mới_phương pháp dạy học có ứng dụng CNTT ở trường THPT cho GV môn Toán và những người quan tâm đến phần mềm này. Và tôi cũng hy vọng, việc ứng dụng đúng cách phương pháp dạy học này sẽ mang lại những kết quả lớn trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Văn Hạo (Tổng Chủ biên), Nguyễn Mộng Hy (Chủ biên), Nguyễn Văn Đoành, Trần Đức Huyên, Hình học 10 , NXB Giáo dục.

2. Nguyễn Mộng Hy (Chủ biên), Nguyễn Văn Đoành, Trần Đức Huyên, Bài tập Hình học 10, NXB Giáo dục.

3. Đoàn Quỳnh (Tổng Chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên), Nguyễn Xuân Liêm, Nguyễn Khắc Minh, Đại số và Giải tích 11 Nâng cao, NXB Giáo dục. 4. Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên), Nguyễn Xuân Liêm, Nguyễn Khắc Minh,

Đoàn Quỳnh, Bài tập Đại số và Giải tích 11 Nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam.

5. Trần Văn Hạo (Tổng Chủ biên), Vũ Tuấn (Chủ biên), Vũ Viết Yến, Đại số và Giải tích 11, NXB Giáo dục.

6. Đoàn Quỳnh (Tổng Chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên), Trần Phương Dung, Giải tích 12 Nâng cao, NXB Giáo dục.

7. Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên), Trần Phương Dung, Phạm Thị Bạch Ngọc, Bài

tập Giải tích 12 Nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam.

8. Lê Đức, Vương Ngọc, Các dạng Toán điển hình Hình học 10, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Th.S Bùi Tá Toàn, Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay, Trường Đại học Phạm Văn Đồng, Quảng Ngãi. 10. Đào Tiến Dũng (2009), Thiết kế hoạt động có ứng dụng công nghệ thông tin

trong dạy học một số chủ đề môn Toán ở trường Trung học phổ thông, Trường Đại học Sư Phạm, Thái Nguyên.

11. Douglas Butler (2005), Autograph, Cambridge University . 12. Trang web: http://www.edu.net.vn.

PHỤ LỤC

Họ và tên:……… Lớp:

………..

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Hãy đánh dấu vào ý kiến em cho là đúng nhất)

Câu 1: Trong quá trình dạy học môn Toán ở trường THPT, giáo viên thường dạy một kiến thức mới cho các em theo cách nào trong những cách sau đây?

 Giáo viên nêu ra một vấn đề rồi tự mình giải quyết vấn đề đó theo cách dạy “chay”.

 Giáo viên nêu ra vấn đề, cho học sinh suy nghĩ rồi giáo viên cùng học sinh đi vào giải quyết dần dần vấn đề với sự hỗ trợ của phần mềm Mathcard

 Giáo viên đặt vấn đề, rồi cho học sinh tự giải quyết theo cách hiểu của mình.

 Giáo viên đặt vấn đề, học sinh suy nghĩ rồi cùng với giáo viên giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của phần mềm Autograph, từ đó đưa ra nhiều kết luận từ hình trực quan.

Câu 2: Với cách dạy đó, em thấy hoạt động của học sinh diễn ra như thế nào?

 Học sinh ngồi dưới chỉ việc nghe thầy cô giảng và chép bài vào vở .

 Học sinh suy nghĩ theo hướng dẫn của giáo viên mà chẳng biết ý đồ của giáo viên là gì và dẫn mình đi đến vấn đề như thế nào.

 Học sinh.giải quyết vấn đề nhờ hướng dẫn của giáo viên rồi báo cáo kết quả.

 Học sinh giải quyết vấn đề theo cách hiểu của mình, sau đó quan sát hình ảnh trực quan để kiểm tra xem mình tư duy vậy đúng chưa, kết quả có đúng không.

Câu 3: Với cách dạy trên của giáo viên, em nhận thấy mức độ hiểu bài của mình là:

 Không hiểu.  Hiểu rất ít.

Câu 4: Khi giáo viên dạy bài mới, em thích:

 Dạy ngay lý thuyết rồi đưa bài tập áp dụng.

 Dạy theo phương pháp tự đọc sách nghiên cứu trước ở nhà rồi lên lớp nhờ giáo viên giải thích giúp những thắc mắc.

 Nêu ra vấn đề kèm theo các câu hỏi gợi mở để học sinh hiểu rõ vấn đề của bài toán từ hình ảnh trực quan của nó.

 Nêu ra các câu hỏi gợi mở có liên quan đến bài mới cho học sinh rồi cùng học sinh vào bài mới mà không cần đến phần mềm Toán học nào.

Câu 5: Khi dạy giải một dạng bài tập cụ thể, giáo viên có thường ngầm định phạm

vi và cách thức sử dụng kiến thức để học sinh không mắc sai lầm khi giải dạng bài tập đó không? (Ví dụ: Viết phương trình tiếp tuyến của đường thẳng  với đường tròn ( )C tại M, hoặc trong trường hợp  đi qua M.

 Rất thường xuyên.  Thỉnh thoảng.

 Rất ít.  Chưa gặp bao giờ.

Câu 6: Trong quá trình học một kiến thức mới, em được học theo cách tác động của

các đối tượng như thế nào?:

 Giáo viên – Kiến thức.  Giáo viên – Phần mềm – Kiến thức – Học sinh.

 Học sinh – Kiến thức.  Học sinh – Phần mềm – Kiến thức – Giáo viên.

Câu 7: Em có hứng thú với các bài toán mà thầy giáo mở rộng ra từ một bài tập bình thường không?

 Không thích lắm.  Giải bài tập sách giáo khoa là đủ rồi.  Không ý kiến.  Đương nhiên là thích.

Câu 8: Em thích học môn Toán theo cách nào?

 Giáo viên đưa ra phương pháp để học sinh thực hiện theo .

 Giáo viên chỉ cần cho học sinh giải các bài tập trong sách giáo khoa thôi.  Giáo viên giải luôn bài tập để học sinh chép.

 Giáo viên gợi ý vấn đề, học sinh viết suy luận để tìm ra cách giải và được quan sát hình ảnh trực quan của vấn đề để khắc sâu kiến thức.

Câu 9: Theo em, giáo viên có nên tiếp tục sử dụng phần mềm Autograph vào dạy

học một số chủ đề môn Toán không?

 Không nên.  Dạy “chay” là đủ rồi.  Không ý kiến.  Nên tiếp tục.

Câu 10: Hãy nêu ý kiến của bản thân em trong việc ứng dụng phần mềm Autograph

vào dạy học một số chủ đề môm Toán ở trường THPT?

……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Kết quả điều tra

Câu 1: Trong quá trình dạy học môn Toán ở trường THPT, giáo viên thường dạy một kiến thức mới cho các em theo cách nào trong những cách sau đây?

Lựa chọn Số lượng (121) Tỷ lệ (%)

Giáo viên nêu ra một vấn đề rồi tự mình giải quyết

vấn đề đó theo cách dạy “chay”. 12 9,92

Giáo viên nêu ra vấn đề, cho học sinh suy nghĩ rồi giáo viên cùng học sinh đi vào giải quyết dần dần vấn đề với sự hỗ trợ của phần mềm Mathcard

22 18,18

Giáo viên đặt vấn đề, rồi cho học sinh tự giải

quyết theo cách hiểu của mình 31 25,62

Giáo viên đặt vấn đề, học sinh suy nghĩ rồi cùng với giáo viên giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của phần mềm Autograph, từ đó đưa ra nhiều kết luận từ hình trực quan.

56 46,28

Câu 2: Với cách dạy đó, em thấy hoạt động của học sinh diễn ra như thế nào?

Lựa chọn Số lượng (121) Tỷ lệ (%)

Học sinh ngồi dưới chỉ việc nghe thầy cô giảng và

chép bài vào vở 3 2,48

Học sinh suy nghĩ theo hướng dẫn của giáo viên mà chẳng biết ý đồ của giáo viên là gì và dẫn mình đi đến vấn đề như thế nào

5 4,13

Học sinh.giải quyết vấn đề nhờ hướng dẫn của

giáo viên rồi báo cáo kết quả. 39 32,23

Học sinh giải quyết vấn đề theo cách hiểu của mình, sau đó quan sát hình ảnh trực quan để kiểm tra xem mình tư duy vậy đúng chưa, kết quả có

đúng không.

Câu 3: Với cách dạy trên của giáo viên, em nhận thấy mức độ hiểu bài của mình là:

Lựa chọn Số lượng (121) Tỷ lệ (%)

Không hiểu. 1 0,83

Khá hiểu. 43 35,54

Hiểu rất ít. 28 23,14

Hoàn toàn hiểu. 49 40,5

Câu 4: Khi giáo viên dạy bài mới, em thích:

Lựa chọn Số lượng (121) Tỷ lệ (%)

Dạy ngay lý thuyết rồi đưa bài tập áp dụng. 14 11,57 Dạy theo phương pháp tự đọc sách nghiên cứu

trước ở nhà rồi lên lớp nhờ giáo viên giải thích giúp những thắc mắc.

0 0

Nêu ra vấn đề kèm theo các câu hỏi gợi mở để học sinh hiểu rõ vấn đề của bài toán từ hình ảnh trực quan của nó.

54 44,63

Nêu ra các câu hỏi gợi mở có liên quan đến bài mới cho học sinh rồi cùng học sinh vào bài mới mà không cần đến phần mềm Toán học nào.

53 43,8

Câu 5: Khi dạy giải một dạng bài tập cụ thể, giáo viên có thường ngầm định phạm

vi và cách thức sử dụng kiến thức để học sinh không mắc sai lầm khi giải dạng bài tập đó không? (Ví dụ: Viết phương trình tiếp tuyến của đường thẳng  với đường tròn ( )C tại M, hoặc trong trường hợp  đi qua M.

Lựa chọn Số lượng (121) Tỷ lệ (%)

Thỉnh thoảng. 28 23,14

Rất ít. 32 26,47

Chưa gặp bao giờ. 1 0,8

Câu 6: Trong quá trình học một kiến thức mới, em được học theo cách tác động của

các đối tượng như thế nào?

Lựa chọn Số lượng (121) Tỷ lệ (%)

Giáo viên – Kiến thức. 31 25,62

Giáo viên – Phần mềm – Kiến thức – Học sinh. 41 33,88

Học sinh – Kiến thức. 15 12,34

Học sinh – Phần mềm – Kiến thức – Giáo viên. 34 28,16

Câu 7: Em có hứng thú với các bài toán mà thầy giáo mở rộng ra từ một bài tập bình thường không?

Lựa chọn Số lượng (121) Tỷ lệ (%)

Không thích lắm. 12 9,92

Không ý kiến. 1 0,83

Giải bài tập sách giáo khoa là đủ rồi. 65 53,72

Đương nhiên là thích. 43 35,53

Câu 8: Em thích học môn Toán theo cách nào?

Lựa chọn Số lượng (121) Tỷ lệ (%)

Giáo viên đưa ra phương pháp để học sinh thực hiện theo .

38 31.41

Giáo viên chỉ cần cho học sinh giải các bài tập trong sách giáo khoa thôi.

5 4,13

Giáo viên giải luôn bài tập để học sinh chép. 1 0.83 Giáo viên gợi ý vấn đề, học sinh viết suy luận để 77 63.63

tìm ra cách giải và được quan sát hình ảnh trực quan của vấn đề để khắc sâu kiến thức.

Câu 9: Theo em, giáo viên có nên tiếp tục sử dụng phần mềm Autograph vào dạy

học một số chủ đề môn Toán không?

Lựa chọn Số lượng (121) Tỷ lệ (%)

Không nên. 0 0

Không ý kiến. 48 39,67

Dạy “chay” là đủ rồi. 12 9,92

Nên tiếp tục. 61 50,41

Nhận xét

 Về thực trạng dạy và học môn Toán theo phương pháp đổi mới hiện nay ở trường THPT

– Đa số giáo vẫn dạy theo những phương pháp truyền thống: thầy giảng – trò nghe (9,92% giáo viên nêu vấn đề rồi tự mình giải quyết; 25,62% giáo viên cho học sinh nắm bắt vấn đề trước khi giải_Câu 1).

– Học sinh tiếp thu bài còn thụ động, ít sáng tạo, ít linh hoạt (2,48% học sinh ngồi dưới chỉ nghe giảng và chép bài; 4,13% học sinh ngồi dưới suy nghĩ theo hướng dẫn của giáo viên mà chẳng biết ý đồ của giáo viên là gì và dẫn mình đến đâu_Câu 2).

– Và như vậy, tình trạng học sinh không hiểu bài còn diễn ra khá nhiều và phổ biến trong các tiết dạy Tin học, gây chán nản cho các em. Tỉ lệ học sinh ít hiểu bài và ít hứng thú với việc mở rộng phạm vi bài tập cao (23,14% hiểu rất ít_Câu 3 và 53,72% ít ít hứng thú với việc mở rộng phạm vi bài tập).

– Đa số các em đều mong muốn có một cách dạy học mới, phát huy được tính tích cực trong giảng dạy, phát huy được khả năng tư duy sáng tạo cho các em, kích thích các em tự tìm tòi sáng tạo (63,63% các em hy vọng về điều này_Câu 8).

 Thăm dò về phương pháp dạy học mới – phương pháp ứng dụng phần mềm Autograph vào dạy học một số chủ đề môn Toán

– Học sinh tỏ ra rất thích thú với phương pháp giảng dạy mới (giúp các em hiểu tận gốc vấn đề). Trong điều tra ở câu 4, có 44,63% học sinh thích phương pháp dạy học mà đặc trưng của nó chính là phương pháp dạy học có ứng dụng phần mềm Toán học.

– Kiến thức mới có được dựa trên việc đào sâu suy nghĩ những kiến thức đã có nhưng tất cả đều kích thích khả năng tư duy tích cực, óc tò mò sáng tạo, lòng ham học hỏi, ưa hiểu biết của các em. Như vậy, phương pháp mới đã dạy các em biết cách học và có tính thực tế hơn. Có 49,59% học sinh thích học theo cách mở rộng vấn đề (Câu 5). Ngoài ra, hơn 33,88% học sinh mong muốn giáo viên dạy học lập trình theo kiểu: Giáo viên – Phần mềm – Kiến thức – Học sinh (Câu 6).

– Phương pháp dạy học Toán có ứng dụng phần mềm Autorgaph vào dạy học một số chủ đề môn Toán đóng góp tích cực vào việc học tập của học sinh nên được sự đồng tình khá cao, có hơn 50% học sinh cho rằng giáo viên nên tiếp tục sử dụng phần mềm dạy học này trong giảng dạy.

Một phần của tài liệu (Trang 86 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)