giải cơ sở đặc biệt là công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật nói chung và pháp luật đất đai của cán bộ và nhân dân.
Thường xuyên tuyên truyền giáo dục pháp luật đất đai một cách sâu rộng bằng nhiều hình thức như tổ chức các cuộc họp dân ở thôn để phổ biến hoặc phối hợp với Phòng Văn hóa-thông tin, đài phát thanh truyền hình, tổ chức các đợt tuyên truyền pháp luật đất đai hoặc tổ chức các cuộc tìm hiểu về pháp luật đất đai. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân; tăng cường vận động, thuyết phục công dân chấp hành pháp luật và các quyết định giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với các trường hợp lợi dụng khiếu nại, tố cáo để kích động, gây rối thì phải tiến hành làm rõ, xử ly nghiêm minh theo pháp luật.
Đẩy mạnh công tác hòa giải tranh chấp đất đai ở xã, thị trấn, đây là khâu quan trọng. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ địa chính phải không ngừng học tập nâng cao trình độ hiều biết về pháp luật đất đai và các luật khác có liên quan, tránh trường hợp giải quyết cho có lệ rồi chuyển lên cấp trên những vụ việc có thể hòa giải thành công tại cơ sở.
Làm tốt công tác tiếp dân, các cơ quan nhà nước phải củng cố và chấn chỉnh công tác tiếp công dân, thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp dân, bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức đảm nhiệm công tác tiếp dân. Những vụ việc phức tạp các đồng chí lãnh đạo phải đích than tiếp dân, đối thoại với công dân và trực tiếp chỉ đạo giải quyết với tinh thần giải quyết để yên dân chứ không phải giải quyết để xong việc. Khi sảy ra khiếu kiện đông người thì các cơ quan nhà nước phải tăng cường sự phối hợp để tiếp dân và vận động của công dân trở về địa phương, đồng thời, có biện pháp giải quyết kịp thời, dứt điểm, không để kéo dài, tái khiếu kiện.