Tổng quan về các lớp từ vựng của ngôn ngữ thuyết minh trong phim

Một phần của tài liệu (Trang 25 - 28)

6. Bố cục khóa luận

2.1.1. Tổng quan về các lớp từ vựng của ngôn ngữ thuyết minh trong phim

2.1. Đặc điểm của hệ thống từ vựng của ngôn ngữ thuyết minh trong phim tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng phim tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng

2.1.1. Tổng quan về các lớp từ vựng của ngôn ngữ thuyết minh trong phim tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng phim tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng

Nguyễn Thiện Giáp đã phân chia hệ thống từ vựng tiếng Việt theo ba tiêu chí: đối tượng sử dụng, thời gian sử dụng và nguồn gốc.

Theo tiêu chí đối tượng sử dụng, ta có các lớp từ: từ vựng toàn dân, tiếng lóng, từ địa phương, từ nghề nghiệp, thuật ngữ khoa học.

Theo tiêu chí thời gian sử dụng, ta có các lớp từ: từ ngữ cổ, từ ngữ lịch sử, từ ngữ mới.

Theo tiêu chí nguồn gốc, ta có các lớp từ: từ thuần Việt, từ Hán Việt, các từ ngữ ngoại lai khác.

Dựa theo cách phân chia từ vựng như trên của Nguyễn Thiện Giáp, chúng tôi đi vào quá trình khảo sát hệ thống các lớp từ vựng xuất hiện trong ngôn ngữ thuyết minh của phim tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng. Và kết quả khảo sát cho thấy các loại từ vựng sau đây xuất hiện với tần số cao: Từ toàn dân, thuật ngữ khoa học, từ ngữ lịch sử, từ thuần Việt, từ Hán Việt, từ vay mượn gốc Ấn- Âu.

Từ toàn dân là lớp từ chiếm tỉ lệ lớn nhất trong số các lớp từ. Lớp từ này là vốn từ chung, phổ biến nhất vì là lớp từ toàn dân hiểu và sử dụng. Đây cũng là lớp từ vựng cơ bản, quan trọng nhất của mỗi ngôn ngữ. Là một bộ phim tài liệu địa chí truyền hình, cung cấp những tri thức về mặt văn hóa, lịch sử, địa lý cho tất cả các tầng lớp xã hội thì hiển nhiên từ vựng toàn dân phải xuất hiện trong ngôn ngữ thuyết minh của phim tài liệu Tây Nguyên – Miền

mơ tưởng. Chẳng hạn, khi nói về vùng đất Tây Nguyên, việc sử dụng những

từ chỉ hiện tượng thiên nhiên là tất yếu: “đêm, đất, núi, rừng, sông, củi, sương, cỏ” (Tập 1- Miền mơ tưởng và khát vọng ). Những từ chỉ bộ phận cơ thể người: “thân, chân, đầu” (Tập 1 – Miền mơ tưởng và khát vọng). Những từ chỉ các sự vật, hiện tượng gắn liền với đời sống của đồng bào vùng cao: “bẫy, túp lều, rẫy, trồng, tỉa, lễ hội, lễ cúng, lễ tục” (Tập 4 – Cánh chim trở về). Những từ chỉ những hoạt động của người đồng bào vùng cao: “tháo, gỡ, bắt, đánh, nhử, nhặt, sấy” ( Tập 6 – Măng Đen huyền thoại).

Lớp từ thuật ngữ khoa học cũng xuất hiện trong Tây Nguyên – Miền mơ

tưởng với tần số cao. Là một bộ phim tài liệu truyền hình dài tập về đời sống,

xã hội, kinh tế, văn hóa của vùng đất Tây Nguyên, nên nhiều loại thuật ngữ khoa học thuộc các lĩnh vực như: khảo cổ học, sinh học, địa lí, kiến trúc, vật lí, kinh tế… được sử dụng nhiều. Đơn cử như thuật ngữ về khảo cổ học: “di tích, di chỉ, di vật, cổ đại, tiền sử, mộ táng, hậu kì đá mới, hậu kì đá cũ, sở kì kim khí, khai quật”(Tập 10 – Từ Lung Leng đến nguồn sáng Xê Xan). Thuật ngữ về sinh học: “lai ghép, nhà kính, nhân giống, chiết cành, hoa thân mộc, cấy ghép, ươm trồng, phòng lab, in vitro” (Tập 29 – Phố Hoa). Thuật ngữ về kiến trúc: “Gothique, Romance” (Tập 12 –Câu chuyện Xứ đạo). Thuật ngữ kinh tế: “sản xuất, xuất khẩu, thương mại, dịch vụ, nhập khẩu” (Tập 8 – Ngã

ba Đông Dương Đồi máu và Cửa mở)…Ngoài ra còn có sự xuất hiện của

thuật ngữ về vật lí như: “Siêu trường, siêu trọng, thủy năng”(Tập 10 – Từ

Lung Leng đến nguồn sáng Xê Xan)

Lớp từ lịch sử xuất hiện không nhiều và chủ yếu là khi nội dung đề cập đến quá khứ. Qua khảo sát ngôn ngữ thuyết minh trong phim tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng, chúng tôi phát hiện Đoàn Huy Giao đã sử dụng

những từ lịch sử trong các tập phim tài liệu của mình, đó là những tập phim có những đoạn có tác giả nhắc đến những sự kiện trong quá khứ. Như vậy là

hoàn toàn hợp lí bởi với vai trò là một bộ phim tài liệu địa chí lịch sử, Tây Nguyên – Miền mơ tưởng lấy những sự kiện nổi bật trong lịch sử, nhân vật nổi

trội của từng vùng đất để làm nền cho mỗi tập phim. Trong Tây Nguyên – Miền mơ tưởng từ ngữ lịch sử đa số là những từ chỉ tên gọi những chức tước,

phẩm hàm ngày xưa: “Tù trưởng, công sứ, khâm sứ, hoàng triều, thành hoàng cương thổ, Hoàng thái hậu, thứ phi” (Tập 21- Buôn Ma Thuột) ; “Vua, thủ lĩnh, viên quan, chiến binh, thủ phủ, hạ viện” (Tập 3 – Vựa lúa trên đất

Powtao Apui). Hoặc những từ ngữ lịch sử chỉ đại danh: “thủ phủ, triều đình,

tòa sứ, tòa đại lý...”

Lớp từ Hán Việt xuất hiện dày đặc. Từ ngữ trong ngôn ngữ Việt Nam có rất nhiều từ là từ Hán Việt. Vì vậy, có sự xuất hiện với tần số rất cao của lớp từ này trong ngôn ngữ thuyết minh của Tây Nguyên – Miền mơ tưởng. Hầu

như, ngôn ngữ thuyết minh trong tất cả các tập của bộ phim tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng đều xuất hiện lớp từ này. Vì số lượng quá nhiều,

nên chúng tôi chỉ liệt kê 5 ví dụ điển hình sau:

Tập 1 – Miền mơ tưởng và khát vọng: “giải phóng, trọng pháo, cục diện,

thống nhất, chiến lược, trung tâm, thuộc địa, văn hóa, thiên tai, tài liệu, triển vọng, thế giới, sơn nguyên…”

Tập 2 – Đường xưa tìm Xăm Brăm: “cảm tác, thượng nguyên, địa lí, lịch

sử, hạ lưu, cảm thức, án ngữ, trung tâm, lưu thông, đô thị, quy mô, thương cảng, cư trú, chứng tích, nghiên cứu…”

Tập 5 –Từ nàng hầu Yă Đố đến anh hùng Núp: “khởi nghĩa, thượng đạo,

thập niên, hùng tráng, căn cứ, thế kỉ, tù binh, thân sinh, đồng bào, thiểu số, định cư, lưu truyền, chiến binh, doanh trại, di tích…”

Tập 13 - Ở lại với Klum: “biên ải, thành lập, phục viên, biên giới, giải

phóng, khai hoang, cựu binh, vũ trang, tuyên truyền, hi sinh, tiên phong, tiểu điền, khá giả, thanh niên, vành đai, nông lâm…”

Lớp từ vay mượn Ấn Âu cũng được sử dụng nhưng không nhiều. Sau tiếng Hán, một số ngôn ngữ Ấn –Âu đặc biệt là tiếng Anh, tiếng Pháp xuất hiện trong hệ thống lớp từ vựng của ngôn ngữ thuyết minh Tây Nguyên – Miền mơ tưởng: “violon –Tiếng Pháp: Violon (Tập 4 – Cánh chim trở về),

Tuốc bin – Tiếng Anh: turbine (Tập 10 – Từ Lung Leng đến nguồn sáng Xê

Xan) Cà phê - Tiếng Pháp: café (Tập 13 - Ở lại với Klum) bót - Tiếng Anh:

poste (Tập 14 – phố núi), Bazan - Tiếng Anh: basalt (tập 16 – Đường đến

Buôn Hồ), Mit ting - tiếng Anh: meeting (Tập 21 – Buôn Ma Thuột), Mét-

tiếng Pháp: mètre (Tập 22 – Thủ phủ cà phê Việt), Dích dắc - tiếng Anh: zigzag (Tập 36 – Khúc vĩ thanh)”.

Một phần của tài liệu (Trang 25 - 28)