Một số lớp từ vựng giàu sắc thái tu từ của ngôn ngữ thuyết minh trong

Một phần của tài liệu (Trang 28 - 63)

6. Bố cục khóa luận

2.1.2. Một số lớp từ vựng giàu sắc thái tu từ của ngôn ngữ thuyết minh trong

trong phim tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng

Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng trong ngôn ngữ thuyết minh của phim tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng có xuất hiện nhiều lớp từ vựng giàu sắc thái tu từ khác nhau như: từ Hán Việt, từ thi ca, biệt ngữ tôn giáo, từ lịch sử, từ vay mượn gốc Ấn Âu…

-Lớp từ Hán Việt giàu sắc thái tu từ:

Trong tất cả các lớp từ vựng giàu sắc thái tu từ kể trên, thì đặc biệt từ Hán Việt chiếm một số lượng rất lớn. Đây không phải là điều đáng ngạc nhiên bởi đối với đất nước ta, một đất sau hàng trăm năm chịu đô hộ Bắc thuộc, việc văn hóa Hán xâm nhập và chi phối sinh hoạt xã hội người Việt là khá sâu đậm. Về mặt ngôn ngữ, tuy rằng người Việt vẫn có tiếng nói riêng nhưng tiếng Hán, nhất là trong những phạm vi triết học, chính trị và kỹ thuật thì được người Việt chúng ta vay mượn rất nhiều.

Trong Tây Nguyên – Miền mơ tưởng xuất hiện nhiều loại từ Hán Việt

mang màu sắc tu từ khác nhau. Đặc biệt là những từ Hán Việt mang màu sắc trang nghiêm, trang trọng: “hi sinh, uy tín, uy vũ, uy dũng, tráng lệ, phò trợ,

tường minh, cốt tử…” Hay những từ Hán Việt có màu sắc chỉ tình cảm cảm xúc như: “hoan hỉ, hoan lạc, hạnh phúc…” Hay những từ Hán Việt màu sắc tu từ văn hoa: “cảm tác, thượng nguyên, ngoạn mục…” Và những từ Hán Việt mang màu sắc kì ảo: “Huyền thoại, huyền thuyết, huyền ảo, hoang sơ, hữu linh, tâm linh, nguyên thủy, truyền thuyết, sử thi…” Những từ Hán Việt mang màu sắc tôn giáo: “lễ tục, lễ thức, thần linh, nghi lễ, thượng đạo”.

-Lớp từ thi ca (từ ngữ văn chương) giàu sắc thái tu từ

Ngoài lớp từ Hán Việt giàu sắc tu từ, ngôn ngữ thuyết minh trong phim tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng còn có sự góp mặt của lớp từ thi ca. Cù Đình Tú gọi từ thi ca “là từ ngữ văn chương” [12, tr. 229]. Và chia từ ngữ văn chương trong tiếng Việt thành ba loại dựa trên sự phân bố của các phạm vi biểu thị sự vật, tính chất, hoạt động: từ ngữ văn chương biểu thị sự vật, từ ngữ văn chương biểu thị tính chất, lớp từ văn chương biểu thị hoạt động. Trong đó:

Những từ ngữ văn chương biểu thị sự vật như:

“Vẻ hoang sơ của quê vợ, ca sĩ nhân dân Hơben, đã hút hồn anh Đức Thịnh, một chàng trai Hà thành chính cống.” (Tập 4 – Cánh chim trở về)

“Lương thảo làm ra cũng sớm ổn định hơn so với các vùng khác trên cao nguyên.” (Tập 4 – Cánh chim trở về)

“Nàng hầu Yă Đố vận động dân đóng góp cho nghĩa quân 300 thớt voi, 400 ngựa chiến, vừa giúp ông cai quản việc sản xuất lương thảo, như di tích Vườn Mít, cánh đồng Cô Hầu ở xã Nghĩa An, huyện K’bang vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay.” (Tập 5 – Từ nàng hầu YăĐố đến anh hùng Núp)

“Chàng đẹp như tráng sĩ và cần mẫn bửa củi giúp cô em như thể tôi tớ của nhà giàu có.” (Tập 16 - Đường đến Buôn Hồ)

“Nếu cao nguyên Kontum là vùng giao thoa của ba nước Đông Dương, thì đô thị Kontum là thủ phủ giữa vai trò bắt nhịp của toàn vùng.” (Tập 11 –

Phố mang tên Đầm Nước)

“Và hình ảnh này đã nhắc nhở đến các chiến binh Ba Na thuở trước trong phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, mà chúng tôi sẽ đề cập trong tập phim tiếp theo. (Tập 4 – Cánh chim trở về)

“ Miền sơn nguyên Ea Hleo – Krông Bút được coi là chiếc nôi của nghệ thuật tấu chiên Ê đê.” (Tập 16 - Đường đến Buôn Hồ).

Những từ ngữ văn chương biểu thị tính chất như:

“Nơi có đến bảy cái hồ thiên tạo được người Mơ Nâm thêu dệt thành những huyền thoại diễm lệ.” (Tập 6 – Măng đen huyền thoại)

“Vùng sơn nguyên bao la này là nơi sản sinh ra vô số các trường ca uy dũng và tráng lệ.” (Tập 1 – Miền mơ tưởng và khát vọng)

“Ngay nay, trở lại vùng Tây Sơn thượng đạo bao la này ta thật khó hình dung được bản lai diện mục của núi rừng căn cứ địa xưa.” (Tập 5 – Từ nàng

hầu Yă Đố đến anh hùng Núp)

“Con sông của nhiều huyền thoại diễm lệ và hùng tráng.” (Tập 11 – Phố

mang tên Đầm Nước)

“Chúng tôi đặc biệt chú ý đến những ngôi nhà Việt cổ kính tại đây, vừa có dáng dấp của một mái từ đường vùng đồng bằng Nam trung bộ, vừa phù hợp với không gian vùng cao Tây nguyên.” (Tập 11 – Phố mang tên Đầm

Nước)

Những từ ngữ văn chương biểu thị hoạt động như:

“Bởi anh chàng dễ thương đến kì lạ này thường lang bạt đó đây, ít khi có mặt ở nhà.” (Tập 7 – Miền củ đắng)

“Trên một cao điểm thuận lợi, giữa ngã ba quốc lộ 14 tiếp giáp với quốc lộ 19, ta có thể chiêm quan một lượt không gian lồng lộng của thành phố Pleiku.” (Tập 14 – Phố Núi)

“Đối với người say mê khám phá các giá trị tinh thần bản địa thì một chuyến đi vùng sâu đến ĐăkRing, Măng Bút, Ngọc Tem… mới thực sự mục sở thị được các tập quán gốc của người Mơ Nâm – Xê Đăng.” (tập 6 – Măng

đen huyền thoại)

“Đối với người dân tộc thiểu số bản địa, thì Chư Mom Ray là một thế giới rừng huyền bí, luôn ngự trị trong tâm thức của họ.” (Tập 9 – Câu chuyện

Chư Mom Ray)

“Trong cơn tuyệt vọng nàng đã gieo mình xuống dòng thác dữ.” (Tập 16

– Đường đến Buôn Hồ)

-Lớp từ ngữ mang màu sắc tôn giáo (Biệt ngữ tôn giáo)

Trong xuyên suốt 36 tập của bộ phim tại liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng, những lớp từ ngữ mang màu sắc tôn giáo chỉ xuất hiện ở những hoạt

cảnh đề cập đến vùng đất tôn giáo nào đó. Đặc biệt, ở tập 12 – Câu chuyên xứ

đạo là câu chuyện của những người theo đạo Thiên Chúa ở xứ đạo Kontum.

Chính vì vậy xuất hiện trong tập phim này nhiều từ ngữ mang màu sắc công giáo như: “Xứ đạo, Thiên Chúa, truyền giáo, truyền đạo, hành đạo, đạo sở, tín đồ, giám mục,giáo phu, giáo dân, giáo sĩ, giáo hội, linh mục, họ đạo, thừa sai, toàn tòng, phúc âm, thánh đường, nhà thờ chính tòa, mục vụ…”

-Lớp từ ngữ mang màu sắc cổ (Từ lịch sử)

Nguyễn Thiện Giáp gọi từ lịch sử là những từ mang màu sắc cổ, hoặc đã lỗi thời vì đối tượng biểu thị của chúng đã không còn tồn tại [6, tr.127]. Những lớp từ mang màu sắc cổ chỉ chức tước, phẩm hàm như: “Vua, thủ lĩnh, dân biểu hạ viện Sài Gòn” (tập 3 – Vựa lúa trên đất Pơtao Apui); “Tri huyện, quan quản đạo” (tập 11 – Phố mang tên đầm nước); “Bá tước” (tập 12 – Câu

chuyện xứ đạo). Và những lớp từ mang màu sắc cổ chỉ nơi chốn, địa danh:

“Triều đình, thủ phủ, tòa đại lí” (tập 11 – Phố mang tên đầm nước); “Khâm sứ, tòa sứ” (tập 14 – Phố Núi).

-Lớp từ ngữ vay mượn Ấn – Âu

Sự góp mặt của lớp từ vay mượn Ấn –Âu đã làm giàu thêm hệ thống từ vựng trong ngôn ngữ thuyết minh Tây Nguyên – Miền mơ tưởng. Việc sử

dụng lớp từ này là cần thiết bởi có những sự vật, hiện tượng nếu không dùng từ vay mượn sẽ khó lòng diễn đạt được. Việc sử dụng từ vay mượn Ấn – Âu một cách hiệu quả và đúng đắn giúp cho ngôn ngữ thuyết minh Tây Nguyên –

Miền mơ tưởng bám sát hiện thực đời sống nhiều hơn. Hệ thống từ vay mượn

cho thấy tác giả có ý thức cao trong việc học hỏi, tiếp biến từ vựng của tiếng nước ngoài cũng như góp phần đẩy cao sự phát triển của từ vựng tiếng Việt trên hành trình cải tiến và hoàn thiện.

Khi được du nhập vào tiếng Việt, sự biến đổi về nghĩa của các đơn vị từ ngữ nguồn gốc Ấn-Âu tỏ ra không mấy rõ rệt và không làm nảy sinh những đối lập, khác biệt quan trọng như là ở các từ gốc Hán. Thế nhưng, vấn đề cải tổ bộ mặt ngữ âm của chúng lại là cái quan trọng hàng đầu, bởi vì cơ cấu âm thanh trong từ Ấn-Âu khác, thậm chí khác xa với cơ cấu âm thanh của tiếng Việt. Có nghĩa là các từ được phân chia thành những âm tiết tách rời (nếu là từ nhiều âm tiết) và phát âm theo cơ cấu ngữ âm của âm tiết tiếng Việt. Người Việt thêm thanh điệu cho các âm tiết đó, bỏ bớt âm trong các tổ hợp phụ âm, hoặc lại chuyển âm này thành âm khác cho phù hợp với cách phát âm của mình.

Những từ ngữ gốc Ấn Âu xuất hiện trong ngôn ngữ thuyết minh của bộ phim tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng, mà chúng tôi khảo sát được:

-“Cà phê” - tiếng Pháp: Café (Tập 13 - Ở lại với Klum) -“ violon” – tiếng Pháp: Violon (Tập 4 – Cánh Chim trở về)

-“Camera” – tiếng Anh: Camera (Tập 9 – Câu chuyện Chư Mom Ray) - “Bót” - tiếng Anh: poste (Tập 14 – phố núi)

-“Bazan” - tiếng Anh: basalt (Tập 16 – Đường đến Buôn Hồ) -“Mit ting” - tiếng Anh: meeting (Tập 21 – Buôn Ma Thuột) -“Mét” - tiếng Pháp: mètre (Tập 22 – Thủ phủ cà phê Việt) - “Bô xít” – tiếng Pháp: bauxite (Tập 36 – Khúc vĩ thanh) -“Dích dắc” - tiếng Anh: zigzag (Tập 36 – Khúc vĩ thanh)

- “Tuốc bin” - tiếng Anh: turbine (Tập 10 – Từ Lung Leng đến nguồn

sáng Xê Xan)

- “Romance” - tiếng Anh (Tập 12 – Câu chuyện xứ đạo) -“Gothique” - tiếng Pháp (Tập 12 – Câu chuyện xứ đạo)

2.2. Đặc điểm ngữ pháp của lời thuyết minh trong phim tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng

2.2.1. Tổng quan về các kiểu câu được sử dụng trong lời thuyết minh của phim tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng

Dựa vào số lượng cụm chủ vị và yếu tố “nòng cốt câu” mà Diệp Quang Ban phân biệt câu thành 3 loại: câu đơn, câu phức và câu ghép. Để khảo sát một cách chính xác và hiệu quả nhất, chúng tôi chọn ngẫu nhiên một tập trong bộ phim tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng để khảo sát tần số xuất hiện

của 3 loại câu: câu đơn, câu phức, câu ghép. Và tập phim mà chúng tôi chọn là tập 4, tập phim mang tên Cánh chim trở về. Qua tập phim này, chúng tôi thấy tần số xuất hiện của câu phức và câu đơn chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn tần số xuất hiện của câu ghép. Điều này cũng thể hiện phần nào tính đặc trưng của ngôn ngữ truyền hình, đó là ngôn ngữ thuyết minh ngắn gọn mà sáng rõ, chân phương mà xúc tích.

-Câu đơn:

Diệp Quang Ban trong Ngữ Pháp tiếng Việt căn cứ vào cấu tạo ngữ pháp, ông chia câu đơn ra thành hai kiểu: Câu đơn hai thành phần và câu đơn đặc biệt [3, tr. 119]. Các kiểu câu đơn trong Tập 4 – Cánh chim trở về của bộ phim tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng đều tồn tại hai kiểu câu trên:

1.Câu đơn hai thành phần: “là câu đơn có một cụm chủ - vị duy nhất làm thành phần nòng cốt câu” [3, tr.119]. Dựa vào tiêu chí trên chúng tôi liệt kê được một số ví dụ:

“Do đó, dân làng Tơ Nung / kiêng ăn mật ong.” C V

“ Nó / không thuần túy là những sinh hoạt văn hóa nhộn nhịp thông C V

thường.”

“Người Ba Na Tơlô / vẫn còn giữ được khả năng biểu đạt nghệ thuật C V

điêu khắc tượng mồ.”

2. Câu đơn đặc biệt: “là kiến trúc có một trung tâm cú pháp chính (có thể có thêm trung tâm cú pháp phụ), không chứa hay không hàm ẩn một trung tâm cú pháp thứ hai có quan hệ với nó như là quan hệ giữa chủ ngữ với vị ngữ” [3, tr.152]. Trong Tây Nguyên – Miền mơ tưởng xuất hiện nhiều câu đơn đặc biệt mang tính chất giới thiệu. Ở một vài tập phim, khi đến giới thiệu đến vùng đất nào đó, Đoàn Huy Giao đã sử dụng những câu đơn đặc biệt có cấu trúc ngắn ngọn như một lời thông báo, giới thiệu trước. Đây cũng là ưu điểm đặc biệt của điện ảnh so với văn chương nghệ thuật, thay vì phải diễn đạt dài dòng thì phim ảnh bằng sự kết hợp giữa hai chất liệu là hình ảnh và ngôn từ cùng lúc sẽ khiến nội dung vừa ngắn gọn xúc tích lại vừa sống động thu hút. Vì thế xuất hiện nhiều trong các tập phim Tây Nguyên – Miền mơ tưởng là

những câu đơn đặc biệt. Qua quá trình khảo sát Tập 4 – Cánh chim trở về,

chúng tôi liệt kê được một số ví dụ sau:

“Trở lại làng Tơ Nung.” (Vị ngữ là trung tâm cú duy nhất) “Làng Tơ Nung.” (Chủ ngữ là trung tâm cú duy nhất)

-Câu phức:

Theo Diệp Quang Ban: “Câu phức là câu gồm từ 2 cụm chủ - vị trở lên, trong đó chỉ có một cụm làm nòng cốt câu, những cụm chủ - vị còn lại đều bị bao hàm bên trong nòng cốt câu” [ 3, tr. 200]. Dựa vào tiêu chí trên, chúng tôi liệt kê một số ví dụ về các kiểu câu phức xuất hiện trong Tập 4 – Cánh chim

trở về như sau:

“Các lễ tục / không bị lai tạp / thường ăn sâu vào cảnh giới tự nhiên mà C V

C V

người “ở rừng” vốn chung đụng và trải nghiệm trong cuộc đời họ.”

“ Một số buôn vùng sâu Kông Choro, / giáp với huyện Ia Pa, / đồng bào C V

C V Ba Na Tơlô đời sống còn rất chật vật.”

“Khu vườn / có túp tều đạm bạc của anh chị Đức Thịnh – Howben / nằm C V

C V ngay bên bờ sông Bà.”

- Câu ghép:

Diệp Quang Ban quan niệm: “Câu ghép là câu gồm từ 2 cụm chủ - vị trở lên, mỗi cụm trong số đó có tư cách (tương đương) một nòng cốt câu đơn (2 thành phần) tức là không cụm từ chủ - vị nào bao hàm cụm chủ - vị nào. Các cụm chủ - vị đang bàn ở đây dường như được “ghép” lại, kết nối để làm thành

một câu” [3, tr.200]. Ngoài các kiểu câu đơn, câu phức như đã nêu ở các mục trên thì kiểu câu ghép cũng xuất hiện nhiều trong ngôn ngữ thuyết minh của

Tây Nguyên – Miền mơ tưởng. Chúng tôi liệt kê được một số ví dụ về câu

ghép trong Tập 4 – Cánh chim trở về như sau:

“Vài nơi chúng tôi tiếp cận/còn chưa biết sõi tiếng Kinh và bà con/tỏ C1 V1 C1 V2 ra rất rụt rè với người lạ ở vùng khác đến.”

“Tuy cư trú trên đất bằng, nhưng nghèo dinh dưỡng.” V1 V2

“Lúc chúng tôi / thực hiện bộ phim này, thì Kông Choro / đã thu hoạch C1 V1 C2 V2 xong mùa lúa rẫy và chuẩn bị cho vụ trồng tỉa mới.”

“Đất Kông Choro / không màu mỡ như nhiều vùng khác ở Tây Nguyên, C1 V1

nên có lẽ vì vậy mà nó / vẫn giữ được bình lặng tiếp nối vốn có của xã hội

C2 V2

“người ở rừng”.

Bên cạnh việc liệt kê các kiểu câu đơn, câu phức, câu ghép như đã nêu trên chúng tôi còn tiến hành khảo sát tần số xuất hiện của các kiểu câu trong

Bảng 3.1 Bảng khảo sát thống kê tần số sử dụng các kiểu câu trong tập 4 của bộ phim tài liệu Tây Nguyên – miền mơ tưởng.

Các kiểu câu được sử dụng Số lượng Tỉ lệ (%) Câu đơn 21 36,8 Câu phức 25 43,9 Câu ghép 11 19,3 Tổng 57 100

Qua khảo sát thống kê các kiểu câu được sử dụng trong Tập 4 – Cánh chim trở về, chúng tôi nhận thấy rằng, tần số xuất hiện của câu phức chiếm tỉ

lệ cao nhất, đứng vị trí thứ hai là câu đơn, và cuối cùng là câu ghép. Với mọi kiểu câu lại có vai trò riêng, tùy vào đặc điểm khuôn hình và tác giả chọn kiểu câu phù hợp để thuyết minh.

2.2.2. Các kiểu câu giàu sắc thái tu từ được sử dụng trong lời thuyết minh của phim tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng

Bên cạch các lớp từ giàu sắc thái tu từ như đã đề cập đến ở mục trên, trong ngôn ngữ thuyết minh của Tây Nguyên – Miền mơ tưởng còn tồn tại các kiểu câu giàu sắc thái tu từ. Đó là: kiểu câu có tác dụng khẳng định dưới các hình thức câu hỏi, kiểu câu có tác dụng khẳng định dưới hình thức phủ định của phủ định, và kiểu câu đơn đặc biệt. Cụ thể như sau:

-Kiểu câu có tác dụng khẳng định dưới hình thức câu hỏi:

“Mà khó khăn nghèo túng thì làm sao tránh khỏi một vùng đồi nhấp nhô như Mădrăk, chỉ mọc mỗi một thứ cỏ tranh miên man?” (Tập 17 – Lỗ đất

“Và làm sao họ biết dấu vết tổ tiên xưa hơn ba ngàn năm trước đã từng cư trú ở đây, và được các nhà khảo cổ học đưa ra ánh sáng?” (Tập 10 – Từ

Một phần của tài liệu (Trang 28 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)