6. Cấu trúc đề tài
1.3.4.1. Nạo vét lòng hồ
Biện pháp này thƣờng chỉ áp dụng cho các hồ nhỏ, đặc biệt là các hồ nội thành. Vấn đề lớn nhất của giải pháp này là việc xử lý bùn cặn nạo vét (ô nhiễm các kim loại nặng gây độc, với yêu cầu diện tích lớn cho bãi chôn lấp bùn) và dễ gây ra hiện tƣợng phốt pho tái hoà nhập tức thời vào nƣớc lớn, làm thay đổi môi trƣờng sống của thuỷ sinh. Chi phí cho giải pháp này thƣờng cao. Tuy nhiên, so với giải pháp bao phủ lát đáy, giải pháp này hiệu quả cao hơn do loại bỏ đƣợc toàn bộ chất ô nhiễm tích tụ ra khỏi hồ.
1.3.4.2. Thay nước tầng đáy
Nƣớc tầng đáy thƣờng nghèo oxy và giàu chất dinh dƣỡng do quá trình lắng và bổ sung từ bùn đáy. Biện pháp này nhằm bổ sung oxy cho tầng đáy và giảm lƣợng dinh dƣỡng trong nƣớc.
Hình 1.4. Sơ đồ nguyên tắc thay nước tầng đáy 1.3.4.3. Thông khí tầng đáy
Khi nguồn nƣớc bị ô nhiễm, một trong những biểu hiện là thiếu oxy hoà tan trầm trọng, đặc biệt ở tầng đáy. Trong kỹ thuật thông khí tầng đáy, khối nƣớc nghèo oxy ở tầng đáy đƣợc thiết bị hút lên và trải đều trên mặt thoáng. Do đƣợc tiếp xúc trực tiếp với không khí giàu oxy nên hiệu quả trao đổi oxy hơn hẳn các phƣơng pháp khác.[2],[6]
1.3.5. Tổ chức quản lý hồ đô thị
Để xây dựng đƣợc mô hình quản lý hệ thống hồ đô thị, cần phân loại hồ theo chức năng vốn có nhằm thuận tiện cho việc phân cấp quản lý, tránh để hiện tƣợng quản lý chồng chéo nhƣ ngày nay. Đối với các hồ nội thành, điều hoà nƣớc mƣa, chống úng ngập phải đƣợc coi là chức năng chính. Các hồ nằm đầu lƣu vực thoát nƣớc, khả năng điều hoà nƣớc mƣa hạn chế thì chức năng tạo cảnh quan để vui chơi giải trí phải đƣợc ƣu tiên.
1.3.6. Tổ chức giám sát
Giám sát chất lƣợng nguồn nƣớc các khu vực để đánh giá chất lƣợng nƣớc, dự báo mức độ ô nhiễm nguồn nƣớc. Đó là cơ sở để xây dựng các biện pháp bảo vệ có hiệu quả. Cần đánh giá các tác động do hoạt động của con ngƣời đối với nguồn nƣớc và khả năng sử dụng nƣớc vào các mục đích khác nhau. Xác định chất lƣợng nƣớc tự nhiên, giám sát nguồn gốc và đƣờng di chuyển của các chất bẩn và các chất độc hại đi vào nguồn nƣớc. Xác định xu hƣớng thay đổi chất lƣợng ở phạm vi vĩ mô. Đồng thời, phải tổ chức hệ thống giám sát ở từng cơ sở, ở từng khu vực. Trạm đánh giá xu hƣớng thay đổi chất lƣợng nƣớc có quy mô lớn ở từng khu vực.
1.4.1. Hiện trạng một số hồ đô thị thành phố Đà Nẵng
Theo kết quả nghiên cứu của TS. Trần Văn Quang và Th.S Phan Thị Kim Thủy năm 2012, thì chất lƣợng nƣớc của một số hồ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang ở tình trạng ô nhiễm. Để đánh giá về chất lƣợng nƣớc của hồ Bàu Tràm thì đề tài đã tiến hành thu thập số liệu quan trắc chất lƣợng nƣớc một số hồ trên thành phố Đà Nẵng.
Chất lƣợng nƣớc của một số hồ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đƣợc trình bày ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Chất lượng nước một số hồ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Thông số pH SS DO BOD5 COD N-NH4+ P-
PO43- Đơn vị - mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l Hồ Công viên 29-3 Min 6,2 84 2,9 7,5 12,5 0,2 0,32 TB 6,7 107 4,3 16 30,6 0,6 0,57 Max 7,1 129 5,8 25,3 48,8 1,08 0,83 Hồ Thạc gián – Vĩnh Trung Min 6,2 65 3,8 19,5 30 0,5 0,3 TB 6,6 89 4,5 28 45 0,9 0,58 Max 7,1 113 5,2 36,6 60 1,3 0,85 Bàu Tràm Min 6 35 2,9 21 38 0,4 0,1 TB 6,4 56 3,8 39 68 0,8 0,5 Max 6,8 78 4,8 57 98 1,2 0,9 Hồ 2ha Min 6,9 40 2,6 36 63 0,63 0,15 TB 7 69,5 3,3 47 73 0,9 0,33 Max 7,1 99 4,1 55 84 1,2 0,5 Hồ Đò Xu Min 6,2 38 2,9 20 32 0,3 0,2 TB 6,6 66 3,4 33 54 0,56 0,48 Max 7 95 4 48 75 0,9 0,75 QCVN 08:2008/BTNMT 5,5 – 9 50 ≥ 4 15 30 0,5 0,3 Nhận xét
So với QCVN 08:2008/BTNMT, phần lớn các thông số chất lƣợng nƣớc tại một số hồ đo đƣợc đều vƣợt quy chuẩn cho phép nhiều lần. Hàm lƣợng SS vƣợt từ
1,12 đến 2,58 lần; BOD5 vƣợt quy chuẩn cho phép từ 1,07 đến 3,2 lần; COD vƣợt từ 1,02 đến 3,3 lần; N-NH4+ và P-PO43- vƣợt quy chuẩn cho phép từ 1,07 đến 3 lần.
Bên cạnh đó, theo báo cáo chất lƣợng môi trƣờng thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005 – 2010, mặc dù chất lƣợng nƣớc hồ có cải thiện hơn so với các năm trƣớc do phân cấp quản lý cho các quận/huyện, địa phƣơng đã có những nổ lực trong các hoạt động bảo vệ môi trƣờng trong thời gian qua nhƣng chất lƣợng môi trƣờng nƣớc hồ còn ô nhiễm, một số hồ nƣớc vẫn có màu đen, mùi hôi (Bàu Tràm) do các cống thoát nƣớc sinh hoạt, sản xuất vào hồ hoặc nƣớc hồ có màu xanh (Hồ 2 hecta, Hồ Công viên) do sự bùng nổ và phát triển của tảo. Một vài thời điểm cá chết gây mùi hôi thối, đặc biệt là vào mùa hè và trời nắng nóng. Các số liệu thống kê kết quả quan trắc cho thấy, hàm lƣợng các chất lơ lửng, chất hữu cơ (BOD5,COD), các chất dinh dƣỡng (N,P), một số kim loại nặng,..đo đƣợc tại các hồ vẫn còn vƣợt quy chuẩn nhiều lần. [5]
Chất lƣợng nƣớc hồ đô thị đã và đang bị ô nhiễm bởi các chất lơ lửng, chất hữu cơ và các chất dinh dƣỡng. Nguy cơ chất lƣợng nƣớc hồ đô thị diễn biến theo chiều hƣớng xấu, quá trình phú dƣỡng hóa sẽ xảy ra vào thời điểm mùa hè nắng nóng là rất lớn. Sự ô nhiễm đƣợc hình thành do sự tích lũy nhanh hàm lƣợng các hợp chất phốt phát và đã dẫn đến sự phát triển bùng nổ của tảo kéo theo sự ô nhiễm các chất hữu cơ, gây nên hiện tƣợng cá chết hàng loạt vào các tháng đầu mùa hè và sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng nếu không có biện pháp kiểm soát phù hợp. [7]