3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.2.3. Nghiên cứu về hấp thụ CO2 trên thế giới:
Năm 1980, Brown và cộng sự đã sử dụng công nghệ GIS dự tính lượng cacbon trung bình trong rừng nhiệt đới Châu Á. Kết quả cho thấy có 144 tấn/ha trong phần sinh khối và 148 tấn/ha trong lớp đất mặt với độ sâu 1 m, tương đương 42 - 43 tỷ tấn cacbon trong toàn châu lục. Năm 1991, Houghton
R.A đã chứng minh lượng cacbon trong rừng nhiệt đới châu Á là 40 - 250 tấn/ha, trong đó 50 - 120 tấn/ha ở phần thực vật và đất [25].
Brown J và Pearce D. W (1994) đã nghiên cứu hấp thụ cacbon của rừng nhiệt đới. Kết quả cho thấy một khu rừng nguyên sinh có thể hấp thụ được 280 tấn cacbon/ha và sẽ cho ra 200 tấn cacbon/ha nếu bị đốt do canh tác nương rẫy và sẽ giải phóng cacbon lớn hơn nếu diện tích rừng chuyển bị chuyển thành đồng cỏ hay đất để sản xuất nông nghiệp. Rừng trồng có thể hấp thụ khoảng 115 tấn cacbon và con số này sẽ giảm từ 1/3 đến 1/4 khi rừng chuyển đổi sang canh tác nông nghiệp [28].
Bipal Kr Jan và cs (2009) đã nghiên cứu tốc độ tích lũy cacbon và sinh khối cacbon trên mặt đất của 4 loài cùng độ tuổi (6 tuổi) ở Ấn Độ: Shorea robusta Gaertn.f, Albzzia lebbek Benth, Tectona grandis Lin.f và Artocarpus integrifolia Linn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tốc độ hấp thụ cacbon từ môi trường xung quanh trong mùa đông của Shorea robusta Gaertn.f, Albzzia lebbek Benth, Tectona grandis Lin.f và Artocarpus integrifoli Linn lần lượt là 11,13 g/giờ; 11,86 g/giờ; 2,57 g/giờ và 4,22 g/giờ. Lượng cacbon tích lũy hàng năm của Shorea robusta Gaertn.f, Albzzia lebbek Benth, Tectona grandis Lin.f và Artocarpus integrifoli Linn tương ứng là 8,97 tấn C/ha; 11,97 tấn C/ha; 2,07 tấn C/ha và 3,33 tấn C/ha. Tỷ lệ % sinh khối cacbon trên mặt đất của 4 loài Shorea robusta Gaertn.f, Albzzia lebbek Benth, Tectona grandis Lin.f và Artocarpus integrifoli Linn tương ứng là 44,45 %; 47,12 %; 45,45 % và 43,33 % và tổng sinh khối cacbon trên mặt đất của 4 loài ước tính là 5,22 tấn C/ha; 6,26 tấn C/ha; 7,97 tấn C/ha và 7,28 tấn C/ha [26].
Arnor và cộng sự (2002) cũng đã ước tính lượng cacbon dự trữ của một số dạng rừng trồng tại Ireland, kết quả cho thấy: 1 ha rừng Larix sibirica khi đến tuổi 32, trung bình có thể cố định được 2,6 tấn/cacbon/năm, đối với rừng
Betula pubescens một năm có thể cố định được 1,0 tấn cacbon/năm và rừng
Wei Haidong và Ma Xiangqing (2007), đối với loài Pinus massoniana
lượng cacbon của cây trồng, vật rơi rụng và đất của rừng 30 năm tuổi (rừng già) cao hơn lượng cacbon của rừng 20 năm tuổi (rừng trung niên) và hai loại rừng trên đều có lượng cacbon tích trữ cao hơn so với rừng 7 năm tuổi (rừng non). Tuy nhiên, đối với thảm thực vật dưới tán rừng thì lượng cacbon cao nhất được ghi nhận ở rừng già, sau đó đến rừng non và thấp nhất là rừng trung niên [36].
Alexandra O’Donoghue và Charlie M. Shackleton (2013) đã có những nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO2 của cây xanh đô thị tại các bãi đỗ xe trong các trung tâm mua sắm ở thị trấn của Eatern Cape, Nam Phi. Nghiên cứu đã thực hiện tại 28 bãi đậu xe tại các trung tâm mua sắm để xác định thành phần loài cây, mật độ và khả năng hấp thụ cacbon của các loài thực vật trong bãi đậu xe. Tác giả đã thực hiện định danh, đo đường kính D1.3 của tất cả các cây có trong bãi đậu xe. Các loài chưa định danh được gửi đến Herbarium Schonland tại Bảo tàng Albany (Grahamstown) để xác định. Đề tài sử dụng phương trình tương quan sinh trưởng tổng hợp của Brown (1997) để tính toán sinh khối khô của cây dựa vào đường kính ngang ngực:
Sinh khối khô trên mặt đất (AGM)= exp {-1. 996 + 2. 32 * ln (DBH)} Sau đó trọng lượng khô được nhân với hệ số 0,48 để tính lượng cacbon tích tụ trên mặt đất (AGC).
Kết quả cho thấy mật độ cây cao nhất là 66 cây/ha, trong khi mật độ trung bình trên tất cả các bãi đỗ xe là 27,2 ± 22,6 cây/ha. Tiềm năng hấp thụ cacbon trung bình hàng năm mỗi bãi đậu xe là 1.390 ± 2.503 kg/ha. Độ phong phú loài của mỗi bãi đậu xe trung bình là 2,3 ± 1,8 loài. Đa số cây (62,5%) trong bãi đỗ xe là loài ngoại lai, mặc dù tại các bãi đỗ xe mới được xây dựng các loài bản địa chiếm tỉ lệ lớn hơn. Khả năng hấp thụ cacbon của các loài bản địa và loài ngoại lai gần như tương đương nhau, đối với loài bản địa là 60,0 ± 131.4 kg cây /năm) và loài ngoại lai là 58,2 ± 90,8 kg cây/năm. Đề tài cũng đã
lượng hóa giá trị hấp thụ cacbon của cây xanh đô thị tại các bãi đỗ xe ở Eatern Cape, Nam Phi là khoảng 5528USD/năm [24].
Changfu Liu, Xiaoma Li (2012) đã nghiên cứu về khả năng hấp thụ và lưu trữ cacbon của cây đô thị ở thành phố Thẩm Dương,Trung Quốc. Việc lưu trữ và hấp thụ cacbon được ước lượng bằng phương trình sinh khối, sử dụng số liệu điều tra và sử dụng các hình ảnh QuickBird có độ phân giải cao. Kết quả cho thấy cây đô thị tại khu vực nghiên cứu trong phạm vi đường vành đai thứ ba của thành phố Thẩm Dương lưu trữ 337.000 tấn C (tương đương 13.880.000 USD), với tỷ lệ hấp thu C 29.000 tấn / năm. Các C lưu trữ bởi các cây đô thị tương đương với 3,02% lượng khí thải C hàng năm từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, và C hấp thu có thể bù đắp 0,26% lượng khí thải hàng năm C tại Thẩm Dương. Ngoài ra, kết quả chỉ ra rằng việc lưu trữ C và tỷ lệ hấp thu khác nhau giữa các loại cây đô thị với thành phần loài khác nhau và cấu trúc tuổi. Những kết quả này có thể được sử dụng để giúp đánh giá vai trò thực tế và tiềm năng cây xanh đô thị trong việc giảm CO2 trong khí quyển tại Thẩm Dương. Ngoài ra, nghiên cứu này cung cấp những hiểu biết cho người ra quyết định và cộng đồng hiểu rõ hơn về vai trò của rừng đô thị từ đó lập kế hoạch quản lý rừng tốt hơn cho đô thị [29].
Trong một nghiên cứu khác về cây xanh đô thị, David J. Nowak, Daniel E. Crane (2002) đã dựa trên dữ liệu từ 10 thành phố của Mỹ và các số liệu về cây xanh đô thị quốc gia. Nghiên cứu đã ước tính cây xanh đô thị ở Mỹ hiện đang lưu trữ 700 triệu tấn cacbon (tương đương 14.300 triệu USD) với tỷ lệ hấp thụ cacbon là 22,8 triệu tC / năm (460 triệu USD / năm). Lưu trữ cacbon tại New York khoảng từ 1,2 triệu tC lên đến 19,3 triệu tC ở Jersey. Những vùng có với phần lớn lượng đất đô thị là Đông Bắc (8,5%) và Đông Nam (7,1%). Trung bình trên toàn quốc các cây đô thị lưu trữ là 25,1 tC / ha. Những dữ liệu này có thể được sử dụng để giúp đánh giá thực tế và tiềm năng
vai trò của cây xanh đô thị trong việc làm giảm cacbon dioxide trong khí quyển [31].