PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hàm lượng kim loại nặng tích lũy trong gạo tại một số vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. (Trang 31 - 36)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện những nội dung trên, chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau:

2.3.1. Phƣơng pháp hồi cứu số liệu

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp hồi cứu số liệu đƣợc sử dụng để có đƣợc các thơng tin về:

 Điều kiện tự nhiên, môi trƣờng, kinh tế xã hội của các vùng nghiên cứu.

 Một số nghiên cứu về chất lƣợng môi trƣờng đất và trong gạo ở một số nƣớc trên thế giới và Việt Nam.

 Một số các tác nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng đất và gạo tại khu vực nghiên cứu.

 Một số đặc điểm sinh học của cây lúa nƣớc.  Vai trị và độc tính của một số KLN.

2.3.2. Phƣơng pháp lấy mẫu đất và mẫu gạo

a. Mẫu đất

Để đánh giá hàm lƣợng các KLN (Cu, Zn, Pb , Cd) chúng tôi tiến hành lấy 9 mẫu đất tại 3 địa điểm là xã Hòa Tiến; xã Hòa Liên và phƣờng Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ. Mẫu đất đƣợc lấy ở độ sâu (0 – 20 cm) bằng xẻng nhựa theo hƣớng dẫn của TCVN 7538-2:2005., sau đó mẫu đƣợc xử lý sơ bộ bằng cách loại bỏ thành phần cơ giới khác trong đất sau đó phơi khơ mẫu, giã mịn và rây qua rây có kích thƣớc 0,2 mm. Mẫu đƣợc bảo quản trong túi polyethylene có gắn nhãn, để ở chỗ tối theo hƣớng dẫn của TCVN 7538-6:2010.

b. Mẫu gạo

Để đánh giá hàm lƣợng KLN trong gạo tại 3 vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, chúng tôi tiến hành lấy 9 mẫu lúa tƣơng ứng với mẫu đất tại các địa điểm lấy mẫu và chỉ lấy phần hạt ăn đƣợc. Lúa sau khi phơi khô sẽ đƣợc giã bỏ vỏ trấu, lấy phần gạo trắng giã nhỏ và rây qua rây có kích thƣớc 0,2 mm. Mẫu đƣợc bảo quản trong túi polyethylene có gắn nhãn và giữ ở nhiệt độ phòng theo hƣớng dẫn của TCVN 9016:2011.

2.3.3. Phƣơng pháp vơ cơ hóa mẫu và phân tích mẫu

Lấy 3g mẫu đất (hoặc gạo) cho vào bình 250ml, thêm vào 21ml HCl và 7ml HNO3; để n ít nhất 16 h ở nhiệt độ phịng.

Đun từ từ hỗn hợp trong điều kiện đối lƣu và duy trì trong 2 h. Sau đó để nguội, cho phần lớn cặn không tan của huyền phù lắng xuống. Thu dịch lọc, định mức lên 100 ml bằng HNO3 1 %. Lọc bằng giấy lọc kim loại nặng (Theo hƣớng dẫn của TCVN 6649 : 2000).

Mẫu đƣợc phân tích bằng phƣơng pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử trên máy Zenit 700 tại PTN Môi trƣờng Khoa Sinh – Mơi trƣờng. Bƣớc sóng tƣơng ứng của các kim loại nặng Cu, Zn, Pb và Cd lần lƣợt là 324nm, 213nm, 283nm và 228nm (Theo hƣớng dẫn của TCVN 6496:2009).

2.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu

a. Hệ số vận chuyển của kim loại nặng từ đất vào gạo (transfer coefficients – TCs)

Để đánh giá hệ số vận chuyển (TCs) của Cu, Zn, Pb, Cd từ môi trƣờng đất vào gạo chúng tôi sử dụng hệ số TCs của Kloke, 1984 [58]:

TCs =

Hàm lƣợng KLN trong gạo Tổng hàm lƣợng KLN trong đất

Thông qua TCs xác định đƣợc khả năng tích lũy KLN trong gạo. Theo Alloway (1997), giá trị TCs càng cao thì thời gian lƣu lại của KLN trong môi trƣờng đất càng thấp hay nói cách khác, hiệu quả hấp thụ KLN của gạo cao và ngƣợc lại [6, 63].

Hàm lƣợng KLN hữu dụng trong môi trƣờng đất (heavy metal bioavailability) đƣợc xác định dựa vào phƣơng pháp tách chiết bằng cách sử dụng NH4OAc (CH3COONH4) 1M, pH = 7 [61]: Lấy 1 g mẫu đất + 10 ml CH3COONH4 lắc trong 1 h rồi đem li tâm với tốc độ 3000 vòng/phút trong 15 phút [5]. Sau khi li tâm, đem lọc bằng giấy lọc kim loại nặng và đo bằng máy quang phổ hấp thụ ngun tử với bƣớc sóng thích hợp.

Xác định pH đất bằng cách lấy 5 g mẫu đất đã đƣợc nghiền nhỏ và rây mịn và cho vào một thể tích nƣớc cất; dung dịch KCL gấp 5 lần thể tích của mẫu thử. Lắc mạnh dung dịch huyền phù trong 60 - 100 phút, và không quá 3h và tiến hành đo pH theo TCVN 5979:2007.

Xác định EC đất bằng cách cân 20,00 g mẫu thí nghiệm cho vào chai lắc 250ml. Thêm 100 ml nƣớc ở nhiệt độ 20o

C ± 1oC. Đậy nắp chai và đặt vào máy lắc ở tƣ thế nằm ngang.Lắc 30 phút. Lọc trực tiếp qua giấy lọc và tiến hành đo EC theo TCVN 6650:2000.

c. Phương pháp phân tích tương quan

Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định sự tƣơng quan giữa hàm lƣợng KLN hữu dụng trong đất với pH đất, EC đất, hàm lƣợng KLN tổng số trong đất và hàm lƣợng KLN trong gạo bằng hệ số tƣơng quan r. Hệ số r đƣợc so sánh theo bảng 2.1.

Bảng 2.1. Hệ số r và mức độ tương quan

Hệ số tƣơng quan Mức tƣơng quan

0 < ǀrǀ < 0,3 Tƣơng quan yếu 0,3 < ǀrǀ < 0,5 Tƣơng quan vừa 0,5 < ǀrǀ < 0,7 Tƣơng quan tƣơng đối chặt 0,7 < ǀrǀ < 0,9 Tƣơng quan chặt

0,9 < ǀrǀ < 1 Tƣơng quan rất chặt

Nguồn: Chu Văn Mẫn (2003) [20].

d. Xử lý số liệu

 Số liệu đƣợc tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel 2007.  Biểu đồ tƣơng quan đƣợc vẽ bằng phần mềm Origin 6.0.

Một phần của tài liệu Đánh giá hàm lượng kim loại nặng tích lũy trong gạo tại một số vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)