HÀM LƢỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG GẠO

Một phần của tài liệu Đánh giá hàm lượng kim loại nặng tích lũy trong gạo tại một số vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. (Trang 40 - 43)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

3.2. HÀM LƢỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG GẠO

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm KLN trong gạo làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng và sức khỏe con ngƣời. Thông qua chuỗi thức ăn, KLN đƣợc tích tụ trong cơ thể và tác động xấu đến sức khỏe con ngƣời [33].

Kết quả phân tích hàm lƣợng KLN tích lũy trong gạo ở các vùng nghiên cứu đƣợc trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Hàm lượng Cu, Zn, Pb và Cd trong các mẫu gạo

Ðịa điểm Cu Zn Pb Cd (mg/kg) Hòa Tiến (n=3) 3,12 ± 0,68 26,05 ± 2,38 0,07 ± 0,011 0,02 ± 0,0017 Hòa Liên (n=3) 2,71 ± 0,76 35,48 ± 8,39 1,49 ± 0,31 0,005 ± 0,0022 Hòa Thọ Tây (n=3) 2,52 ± 0,56 28,65 ± 2,75 0,64 ± 0,19 0,019 ± 0,0059 Quy định 2,48(1) 21 (19 - 28)(2) 0,1(3) 0,4(3) (1)

Hình 3.2. Hàm lượng các KLN Cu, Zn, Pb và Cd trong các mẫu gạo (mg/kg)

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy, hàm lƣợng các KLN trong gạo lần lƣợt là Cu: 2,52 – 3,12 (mg/kg); Zn: 26,05 – 35,48 (mg/kg); Pb: 0,07 – 1,49 (mg/kg); Cd: 0,005 – 0,02 (mg/kg). Hàm lƣợng Cu, Zn và Pb vƣợt quá TCCP lần lƣợt là tiêu chuẩn gạo Đài Loan, gạo Nhật Bản và FAO/WHO, ngoại trừ hàm lƣợng Pb trong mẫu gạo ở Hòa Tiến nằm trong giới hạn cho phép của TC FAO/WHO, hàm lƣợng Cd của tất cả các mẫu gạo nằm trong giới hạn cho phép của FAO/WHO.

Cu, Zn, Pb và Cd là những nguyên tố vi lƣợng cần thiết cho các quá trình sinh trƣởng và phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, nếu hàm lƣợng các KLN đƣợc đƣa vào cơ thể q cao thì có thể gây ra các bệnh cho hệ thần kinh, thiếu máu, ung thƣ, rối loạn, gây tử vong [19, 31]. Trong 4 KLN ở 3 địa điểm nghiên cứu, hàm lƣợng Zn tìm thấy là cao nhất (35,48) và vƣợt quá giới hạn cho phép so với TC gạo Nhật Bản 1,7 lần.

So sánh với kết quả nghiên cứu của Ngô Đức Minh (2008) và cộng sự cho thấy, hàm lƣợng Zn trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn 1,6 lần [21].

Hàm lƣợng Pb trong mẫu gạo ở Hòa Liên và Hòa Thọ Tây vƣợt TCCP của FAO/WHO lần lƣợt là 14,9 lần và 6,4 lần. So sánh với kết quả nghiên cứu của Ngô Đức Minh (2008), hàm lƣợng Pb trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn 12,9 lần [21].

Hàm lƣợng Cu trong các mẫu gạo ở các địa điểm nghiên cứu vƣợt TCCP lần lƣợt ở 3 địa điểm là 1,26 lần, 1,2 lần và 1,02 lần so với TC gạo Đài Loan. Kết quả này cũng tƣơng tự với nghiên cứu của Ngô Đức Minh (2008), hàm lƣợng Cu trong mẫu gạo lấy tại Thạch Sơn dao động từ 1,202 – 4,155 mg/kg, tƣơng đƣơng với hàm lƣợng Cu trong gạo sạch của Nhật Bản (2,8 mg/kg). Kết quả trên cho thấy nguy cơ tích lũy Cu trong gạo ở Hịa Liên và Hòa Tiến là đáng cảnh báo[21].

Hàm lƣợng Cd trong các mẫu gạo nghiên cứu đều dƣới ngƣỡng cho phép của FAO/WHO. Điều này cũng giống với kết quả phân tích mẫu gạo tại Thạch Sơn của Ngô Đức Minh (2008), sự tích lũy Cd trong gạo nằm ở mức trung bình và trong giới hạn của TCCP [21].

Nhƣ vậy, kết quả phân tích hàm lƣợng các KLN trong gạo ở 3 địa điểm nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, hàm lƣợng của các KLN Cu, Zn, Pb và Cd xếp theo trình tự Zn > Cu > Pb > Cd. Kết quả này cũng tƣơng tự với kết quả nghiên cứu của Mohamed H.H. Ali (2012) về một số kim loại nặng trong rau quả và ngũ cốc tại Saudi Arabian [54].

Trong nghiên cứu của Roongrawee Kingsawat và cộng sự (2011) về sự tích lũy và phân bố của KLN trong lúa tại tỉnh Samut Songkhram, Thailand cho thấy, hàm lƣợng Cd trong gạo dao động: 5,11 – 10,42 mg/kg; Cu: 1,05 – 2,47 mg/kg và Zn: 11,65 – 12,89 mg/kg. Đồng thời, hàm lƣợng KLN trong nƣớc, đất trồng lúa, và bốn bộ phận của cây lúa theo thứ tự nhƣ sau Zn > Cu> Cd [39]. Theo nghiên cứu của M.Y. Wang và cộng sự (2011) về đánh giá hàm lƣợng Cd trong các bộ phận khác nhau của cây lúa cho thấy, hàm lƣợng Cd trong gạo dao động 0,11 - 0,29

mg/kg (trung bình 0,24 mg/kg), trong vỏ trấu: 0,13 - 0,38 mg/kg (trung bình 0,23 mg/kg) và trong thân: 0,66 - 2,0 mg/kg (trung bình 1,3 mg/kg) [44]. Theo nghiên cứu của Haw-Tarn Lin và cộng sự (2004) về hàm lƣợng KLN trong gạo thì hàm lƣợng Cu, Pb, Zn và Cd lần lƣợt là 2,22 mg/kg; 0,01 mg/kg; 14,7 mg/kg và 0,01 mg/kg [40]. Nghiên cứu của D.W. Yap và cộng sự (2009) tại vùng Kota Marudu, Sabah, Malaysia thì hàm lƣợng của các KLN Cu, Zn và Cd trong gạo lần lƣợt là 0,312 mg/kg; 0,685 mg/kg và 0,18 mg/kg (không phát hiện thấy Pb) [46].

Trong 3 địa điểm nghiên cứu, hàm lƣợng các KLN trong mẫu gạo ở Hòa Liên tƣơng đối cao so với Hòa Tiến và Hòa Thọ Tây. Điều này có thể đƣợc giải thích do tại khu vực này chịu sự ảnh hƣởng từ hoạt động của các nhà máy trong KCN Hịa Khánh, gây ơ nhiễm nguồn nƣớc và môi trƣờng đất nông nghiệp. Theo nghiên cứu của Phạm Văn Khang và cộng sự (2003), hoạt động công nghiệp từ các nhà máy nằm gần các vùng sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân chính dẫn đến việc tích lũy KLN trong thực phẩm. Ngồi ra có thể do phƣơng thức canh tác, phân bón, giống cây trồng không hợp lý cũng ảnh hƣởng đến hàm lƣợng KLN tích tụ trong gạo [16].

Nhƣ vậy, sự tích lũy các KLN trong gạo không giống nhau ở các vùng nghiên cứu. Khả năng tích lũy KLN trong cây trồng liên quan bởi nhiều yếu tố nhƣ pH, mùn tổng số, hàm lƣợng các nguyên tố vi lƣợng, chế độ canh tác, giống cây trồng. Hàm lƣợng KLN khác nhau ở các mẫu có thể phản ánh đƣợc mức độ ảnh hƣởng từ các tác động ảnh hƣởng nhƣ hoạt động công nghiệp, phƣơng thức canh tác trồng trọt đều dẫn đến việc tích lũy KLN trong đất trồng [18].

Một phần của tài liệu Đánh giá hàm lượng kim loại nặng tích lũy trong gạo tại một số vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)