Tính phù hợp về của các thiết kế công trình trong bãi rác

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hợp lý của quy hoạch xây dựng bãi rác Khánh Sơn – Đà Nẵng. (Trang 45)

Khu vực bãi rác Khánh Sơn có địa hình trũng ở giữa, phía tây, nam và đông nam được bao bọc bởi các dãy núi. Cấu tạo địa chất ở khu vực có cấu tạo chủ yếu là đất sét, có độ thấm nước kém. Nước mặt chủ yếu là nước mưa, mực nước ngầm xuất hiện nông thay đổi từ vài tấc đến 2 mét.

Các hạng mục công trình trong bãi rác Khánh Sơn đều được thiết kế đáp ứng được yêu cầu của một bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trong bài khóa luận này em chỉ đề cập đến 2 khu vực có nguy cơ lớn về gây ô nhiễm môi trường tại bãi rác, cụ thể như sau: 3.1.4.1.Khu chôn lấp

 Hộc rác đô thị

Đáy của các hộc rác đô thị gồm 3 lớp từ trên xuống như sau:

- Một lớp đá sỏi có đường kính 2 -3 cm được rải đều trên bề mặt với chiều dày 30 cm;

- Một lớp vải địa kỹ thuật HDPE, chống thấm chiều dày khoảng 1cm, chịu lực tương đương lớp bê tông 3m. Bên trên có hệ thống ống thu gom nước rỉ rác;

- Một lớp đất sét được đầm chặt (chiều dày 1m).

Ở mỗi ô chôn lấp có một hệ thống ống thu gom nước rỉ rác riêng biệt có hình xương cá, độ dốc của đáy ô là 2 %.

 Hộc rác nguy hại

Đáy của hộc rác nguy hại gồm 5 lớp:

- 46 - - Một lớp vải địa kỹ thuật loại B; - Một lớp lót bằng đất sét;

- Một lớp vải địa kỹ thuật loại A;

- Một lớp đất sét được đầm chặt (chiều dày 1m). 3.1.4.2.Khu xử lý nước rỉ rác

 Các bể cô đặc tự hoại: có 6 bể, mỗi bể có thể tích 90 m3.

 Hồ kỵ khí

Các thông số của hồ kỵ khí: - Thời gian lưu giữ: 4 ngày.

- Dung tích hoạt động của hồ: 3.524 m3 - Độ sâu hoạt động của hồ: 4 m

Để tăng cường các quy trình xử lí kỵ khí, bên trên hồ kỵ khí được đậy một tấm màn nổi, được làm bằng HDPE và một số vật liệu tương tự đối với phần gập lại, lớp màn nổi có thể thích nghi với bất kỳ thay đổi nào đối với các mực nước hồ và sẽ không bị hư hỏng bởi các thay đổi đó.

 Các hồ tùy nghi Các thông số của hồ:

- Thời gian lưu tối thiểu: 30 ngày. - Dung tích hoạt động của hồ: 28.832 m3 - Độ sâu hoạt động của hồ: 2,4 m

Các hồ kỵ khí, hồ tùy nghi cũng như các bể phốt đều có hệ thống lớp lót bao gồm (từ đáy đến đỉnh):

- 47 -

- Một lớp GCL (lớp lót sét địa tổng hợp): gồm sét ben-tô-nít được đặt giữa 2 lớp vải địa (lớp này có chức năng giữ nước, đảm bảo không cho nhiều nước thấm từ các hồ xuống tầng nước ngầm – gần như 100%)

- Một tấm bê tông cốt thép có bề dày 150 mm.

3.4. Đề xuất một số giải pháp

3.5.1. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng

- Thiết kế xây dựng hệ thống thu gom khí gas, sân phơi bùn, bể lắng nước ở trạm rửa xe, trạm phân tích môi trường, khu phân loại chất thải…

- Tiến hành nâng toàn bộ các bờ đê ngăn giữa các hộc đã hoạt động với các hộc chưa hoạt động để hạn chế tối đa việc nước rỉ rác chảy tràn cũng như việc nước sạch từ các ô chưa hoạt động chảy qua các ô đang hoạt động làm gia tăng thêm lưu lượng nước rỉ rác. Trên các bờ đê này nên trồng cây xanh để hạn chế ô nhiễm và tạo cảnh quan môi trường.

- Phủ xanh toàn bộ các ô chôn lấp xong bằng các loại cây dễ sống và chống được xói mòn.

- Lắp biển báo, mở rộng vành đai cây xanh theo TCVN 261:2001, trồng thêm cây xanh trong khu vực bãi chôn lấp.

- Hoàn thiện hệ thống hàng rào bảo vệ xung quanh bãi, có thể là hàng rào bằng dây thép gai kết hợp với trồng cây (nên trồng các loại cây rễ chùm, cây có gai phát triển nhanh) hoặc là hàng rào bằng gạch, bê tông.

3.5.2. Nâng cao chất lượng môi trường

Để nâng cao chất lượng môi trường xung quanh bãi chôn lấp thì phải lựa chọn quy trình vận hành và xử lý rác thải hợp lý nhất, đặc biệt là tại khu vực chôn lấp rác thải và khu vực xử lý nước rỉ rác:

- 48 -

- Thử nghiệm các chế phẩm, hóa chất có hiệu quả cao hơn trong xử lý mùi, côn trùng tại ô chôn lấp rác.

- Sử dụng các biện pháp tách hiệu quả nước mưa, giảm thiểu lượng nước mưa xâm nhập vào rác thải nhằm làm giảm lượng nước rỉ rác phát sinh.

 Khu vực xử lý nước rỉ rác

- Nâng cấp mở rộng các hồ hoặc nạo vét bùn thường xuyên nhằm nâng cao công suất của hồ chứa, đảm bảo sức chứa khi trời mưa.

- Xử lý mùi tại khu vực xử lý nước rỉ rác, đặc biệt là tại bể phốt và hồ kỵ khí. - Sử dụng các loại hoá chất có hiệu quả cao hơn trong việc keo tụ các loại chất

rắn lơ lửng và một số chất độc hại khác trong nước rỉ.

- 49 -

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Bãi rác Khánh Sơn tuy được xây dựng theo tiêu chuẩn bãi rác hợp vệ sinh nhưng vẫn không đảm bảo được một số tiêu chuẩn quan trọng về địa điểm xây dựng và các phân khu chức năng trong bãi rác.

Cần phải quy hoạch xây dựng hoàn thiện các công trình trong bãi rác đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường; phải tính đến tính ổn định lâu dài và khả năng phát triển các mô hình tái chế, sử dụng rác trong tương lai.

Cải tiến hoặc thay đổi quy trình vận hành, đặc biệt là xử lý chất thải nguy hại, bùn bể phốt, xử lý nước thải và chôn lấp rác, giảm thiểu tối đa các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường phát sinh từ bãi rác.

KIẾN NGHỊ

Từ thực tế trên cùng với những kiến thức đã học tôi xin có một số kiến nghị như sau:

- Thành phố cần đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại để làm tăng hiệu quả thu gom và vận chuyển chất thải bằng cách: nâng cao, cải tiến các thiết bị thu gom, tăng cường xây dựng các trạm trung chuyển như vậy sẽ làm giảm mật độ giao thông trên đường;

- Để xử lý rác đạt hiệu quả tốt cần phải xây dựng, hoàn thiện và nâng cấp các công trình trong bãi chôn lấp Khánh Sơn, ví dụ: mở rộng hệ thống xử lý nước rác, khí rác; xây dựng hệ thống thu khí gas....

- Thành phố cần tạo điều kiện ứng dụng các chương trình thu gom và xử lý CTR có hiệu quả trên thế giới.

- 50 -

- Khi xây dựng bãi rác mới cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định từ khâu thiết kế, vận hành, giám sát môi trường tại bãi chôn lấp rác.

- Ứng dụng các công nghệ mới trong việc quản lý rác thải và lựa chọn địa điểm xây dựng bãi rác hợp lý nhất.

- 51 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2011

[2] Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về thiết kế, quy hoạch bãi rác và tiêu chuẩn xả thải của nước rỉ rác.

[3] Công ty Môi trường Đô thị Đà Nẵng. “Sổ tay vận hành bãi rác vệ sinh Khánh Sơn”; 2006 .

[4] Nguyễn Hồng Khánh (chủ biên), Lê Văn Cát, Tạ Đặng Đoàn, Phạm Tuấn Linh. “Môi trường bãi chôn lấp chất thải và kỹ thuật xử lý nước rác”. Hà Nội; NXB Khoa học và kỹ thuật; 2009.

[5] P.Economopoulos. “Hướng dẫn Kỹ thuật kiểm kê nguồn thải”. Tổ chức Y tế thế giới, 1993.

[6] PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Thái (chủ biên), GS. TS. Trần Hiểu Nhuệ, PGS. TS. Ứng Quốc Dũng. “Quản lý chất thải rắn – Tập 1: Chất thải rắn đô thị”. NXB Khoa học và Kỹ thuật; 2001.

[7] PGS, TS Nguyễn Văn Phước. “Giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn”. NXB xây dựng

[8] ThS, NCS Võ Đình Long, ThS Nguyễn Văn Sơn. “Tập bài giảng: Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại”. Tp. Hồ Chí Minh; 2005.

- 52 -

PHỤ LỤC

Một số hình ảnh của bãi rác Khánh Sơn

Cầu cân Hộc rác đô thị

Hồ kỵ khí 1 Bể Aroten

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hợp lý của quy hoạch xây dựng bãi rác Khánh Sơn – Đà Nẵng. (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)