Hồi cứu số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng xử lý và cấp nước của thành phố Đà Nẵng. (Trang 44)

Tiến hành thu thập số liệu từ nhiều nguông khác nhau. Từ tƣ liệu nhà máy nƣớc Cầu Đỏ, sách báo, tài liệu khoa học có liên khác nhau.

ƢƠN 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nƣớc cấp trên địa bàn thành phố à Nẵng

Trong những năm qua, từ nhiều nguồn vốn, TP Đà Nẵng đã tập trung đầu tƣ phát triển hệ thống cấp nƣớc, cải thiện đáng kể chất lƣợng dịch vụ cấp nƣớc cho ngƣời dân. Tuy nhiên, tại một số vùng ngoại thành, tình hình cấp nƣớc còn nhiều khó khăn. Thành phố đang triển khai xây dựng thêm các nhà máy nƣớc sạch công suất lớn, hoàn thiện mạng lƣới cấp nƣớc theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu sử dụng nƣớc phục vụ sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng của ngƣời dân thành phố. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 4 nhà máy cấp nƣớc: Sơn Trà, Cầu Đỏ, Hải Vân, Sân Bay. Các nhà máy hoạt động liên tục để cung cấp nƣớc nƣớc cho mọi hoạt động và sinh hoạt của thành phố đƣợc đảm bảo. Bên cạnh sự phát triển của nhà máy, vẫn còn có nhiều bất cập ảnh hƣởng đến công tác cấp và quản lý nƣớc cấp trên địa bàn thành phố.

3.1.1.Công suất sản xuất của các nhà máy nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Các nhà máy nƣớc trên địa bàn thành phố hoạt động liên tục để đảm bảo cho cuộc sống của ngƣời dân trong khu vực. Tùy vào khả năng và nguồn nƣớc thô cung cấp mà mõi nhà máy có công suất riêng.

Bảng 3.1. Công suất nước của các nhà máy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Năm

Sản lƣợng sản xuất (m3)

Cầu Đỏ Sân Bay Sơn Trà Hải Vân Tổng

2012 44.482.164 13.656.634 1.736.080 222.514 60.097.392

2013(10 tháng đầu năm)

Nhận xét: Từ kết quả thống kê ta có thể thấy công suất của các nhà máy không

ngừng nâng cao. Việc phát triển đồng đều các nhà máy sẽ tạo cơ hội phát triển mạng lƣới cấp nƣớc trên địa bàn thành phố, giảm áp lực lên các nhà máy lớn. Việc cung cấp nƣớc ổn định là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

3.1.2. Sản lượng nước tiêu thụ và thất thoát trên địa bàn thành phố

3.1.2.1. Sản lượng nước tiêu thụ

Nguồn nƣớc tiêu thụ đƣợc chia làm 2 trƣờng hợp: thứ nhất theo địa bàn (các chi nhanh), thứ 2 theo mục đích sử dụng. Việc phân loại nguồn nƣớc tiêu thụ cho thay sự thay đổi sản lƣợng nƣớc tiêu thụ tại các mục đích sử dụng hay tại các chi nhánh.

Bảng 3.2. Sản lượng nước tiêu thụ ở các Chi nhánh (m3)

Năm Hải châu Thanh khê Liên chiểu Cẩm lệ Ngũ

Hành Sơn Sơn Trà 2012 12.974.956 10.069.971 9.311.208 5.782.441 3.453.318 6.797.722 2013(10 tháng đầu năm) 11.035.891 8.743.826 9.160.876 5.442.098 3.205.799 6.305.595

Nhận xét: Sản lƣợng nƣớc tiêu thụ ở các chi nhánh không có sự thay đổi đổi lớn

về cơ cấu. Từ kết quả ta thấy tốc độ tiêu thụ nƣớc tăng, và tăng đều tại các chi nhánh trên địa bàn thành phố. Các chi nhánh có sản lƣợng nƣớc tiêu thị không ngừng tăng cao, công suất khai thác của các nhà máy nếu không ngừng nâng cao sẽ có nhiều ảnh hƣởng đến cuộc sống và sản xuất trên địa bàn thành phố.

Bảng 3.3. Sản lượng nước tiêu thụ theo mục đích sử dụng Năm SHNT SH HCSN SX DV 2012 1.250.594 33.971.899 4.244.702 4.616.279 4.326.141 2013 (10 tháng đầu năm) 1.215.853 30.581.380 3.796.391 4.386.225 3.876.216

Nhận xét: Cơ cấu của sản lƣợng nƣớc theo mục đích sử dụng có thay đổi. Mục

đích sử dụng nƣớc vào các mục đích đều tăng. Nguyên nhân của sự gia tăng mục đích của các mục đích của các nhóm là do sự gia tăng dân số và phát triển của xã hội.

3.1.1.2. Lượng nước thất thoát trên địa bàn thành phố

Có nhiều nguyên nhân gây thất thoát nguồn nƣớc. Việc thất thoát nguồn nƣớc là bằng chứng yếu kém cho sự phát triển của ngành quản lý.

Bảng 3.4. Lƣợng nƣớc thất thoát trên địa bàn thành phố (m3)

Năm Nƣớc sản xuất Nƣớc tiêu thụ Nƣớc thất thoát

Tỉ lệ thất thoát (%) 2012 60.097.392 48.409.616 11.654.905 19,39 2013 (10 tháng đầu năm) 53.437.141 43.892.065 9.538.537 17,85

Nhận xét: Nƣớc sạch là tài sản chung của xã hội, là tài sản vô cùng quý giá. Tuy

nhiên, qua quá trình cấp nƣớc đến nơi sử dụng thì tỉ lệ thất thoát còn cao. Lƣợng nƣớc thất thoát gần bằng sản lƣơng nƣớc sản xuất của nhà máy nƣớc Sân Bay. Việc thất thoát nguồn nƣớc do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do những công trình hạ tầng làm

phá vỡ đƣờng ống, do các khu tái định cƣ tùy tiện nối các đƣờng ống để sử dụng,.

Nếu năm 2000, tỷ lệ thất thoát nƣớc là 50,6%, sau gần 8 năm, thất thoát nƣớc vào thời điểm tháng 7-2008 trung bình là 36,5%, năm 2012 tỉ lệ thất thoát còn 19,37%. Tỉ lệ

thất thoát giảm nhanh, tuy nhiên vẫn còn cao so với thực tế.Hiện nay, thất thoát nƣớc

chiếm 40% ở trung tâm thành phố nhƣ quận Hải Châu, Thanh Khê. Khu vực này còn đang sử dụng đƣờng ống từ những năm 1975, các tuyến đƣờng ống này sử dụng ống nhựa tái chế, chất lƣợng kém. Nhằm khắc phục những ảnh hƣởng tiêu cực đòi hỏi công tác quản lý cấp nƣớc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng phải có những đổi mới và kiểm tra chặt chẽ để công tác cấp nƣớc đạt hiệu quả tốt hơn. Đến với bài báo cao này, tôi xin lấy nhà máy nƣớc Cầu Đỏ để tìm hiểu rõ hơn về quá trình hoạt động của 1 NMN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

3.1.2. Mạng lưới cấp nước của thành phố

Theo Công ty TNHH MTV Cấp nƣớc Đà Nẵng: Hiện tỷ lệ hộ dân đƣợc sử dụng nƣớc sạch trên địa bàn thành phố do công ty cung cấp đạt bình quân 85%. Trong đó, quận Hải Châu, Thanh Khê đạt 97%; Cẩm Lệ, Sơn Trà đạt 85%; Liên Chiểu 78%, Ngũ Hành Sơn 63% và Hòa Vang chiếm tỷ lệ thấp nhất 20%. Hiện trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều khu dân cƣ chƣa có nƣớc sạch để dùng, đặc biệt là ở các quận Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, do đƣờng ống chƣa đƣợc đấu nối đến tận nhà dân. Hơn nữa nhiều khu dân cƣ nằm trong vùng quy hoạch, sắp di dời giải tỏa nên việc lắp đặt đƣờng ống ở những khu vực này sẽ dẫn đến lãng phí.

Tại khu vực huyện Hòa Vang, mạng lƣới cấp nƣớc gần nhƣ chƣa có, chỉ có một số xã vùng ven là có ống cấp II và cấp III. Tỷ lệ ngƣời dân dùng nƣớc sạch do Công ty Cấp nƣớc cung cấp là 9,5% (tính đến cuối 2009). Quy hoạch HTCN trong thời gian tới

sẽ tập trung cho việc phát triển mạng lƣới đƣờng ống cho vùng ven đô thị, các tuyến ống cấp I cho huyện Hòa Vang, tuyến ống cấp II và cấp III cho quận Ngũ Hành Sơn và quận Liên Chiểu.

Đà Nẵng là một trong những tỉnh thành bị ảnh hƣởng nặng bởi cuộc chiến tranh hóa chất tại Việt Nam, đó là lý do mà mạng lƣới nƣớc cấp cần phát triển nhanh để hạn chế việc sử dụng những nguồn nƣớc đơn lẻ ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời dân. Bên cạnh đó, quân Ngũ Hành Sơn với làng nghề Đá Mỹ Nghệ phát triển thì mặt tiêu cực của nó đêm lại cho môi trƣờng nƣớc là việc nguồn nƣớc nhiễm axit trên diện rộng. Lƣợng axit từ làng nghề truyền thống này đƣợc đổ trực tiếp ra môi trƣờng gây mất cảnh quan và nhiễm bẩn cho cả nguồn nƣớc ngầm. Đối với quận Liên Chiểu có khu công nghiệp Hòa Khánh là khu công nghiệp lớn của thành phố, là quận có tốc độ nhập cƣ cao nhất cả nƣớc. Tuy nhiên chỉ mới 30% -50% nƣớc thải của các nhà máy đƣợc xử lý. Còn lại thì nguồn nƣớc thải của các nhà máy đang đƣợc thải lắng hoặc thải trực tiếp ra môi trƣờng đe dọa đến môi trƣờng nƣớc nếu không có những giải pháp kiệp thời. Bên cạnh đó, cần đầu tƣ phát triển mạng lƣới đƣờng ống dẫn nƣớc và cấp nƣớc để đáp bảo nhu cầu sử dụng nƣớc và chất lƣợng nƣớc cho ngƣời dân.

3.2. Hệ thống xử lý nƣớc của nhà máy nƣớc Cầu ỏ

3.2.1. Quy trình xử lý nước cấp

Nhà máy nƣớc Cầu Đỏ là nhà máy nƣớc lớn nhất tại thành phố Đà Nẵng. Quá trình hoạt động của nhà máy ảnh hƣởng đến cuộc sống của mọi ngƣời dân trên địa bàn thành phố.

3.2.1.2. Thuyết minh sơ đồ

Nƣớc từ sông Cầu Đỏ vào hồ sơ lắng thông qua cửa thu nƣớc để lắng cặn có kích thƣớc và trọng lƣợng lớn. Nƣớc từ hồ sơ lắng cặn có kích thƣớc và trọng lƣợng lớn. Nƣớc từ hồ sơ lắng đƣợc các hệ thống bơm ly tâm trục ngang tai Trạm bơm I bơm nƣớc lên vùng phản ứng của bể lắng lamen và đƣợc chuyển đến các cụm bể. Tại đây nƣớc thô đƣợc phản ứng với chất keo tụ PAC đƣợc đƣa vào bằng các bơm định lƣợng

Nƣớc thô Hồ sơ lắng Trạm bơm cấp I Bể phản ứng Bể lắng Bể lọc Bể chứa Trạm bơm cấp II Mạng cấp nƣớc Nhà hóa chất Bơm định lƣợng Xử lý cặn Clo lỏng Rửa lọc

theo chiều lƣợng đƣợc xác định bởi phòng xét nghiệm nƣớc. Phản ứng đƣợc thực hiện ở các bể phản ứng nhanh (tạo bông cặn) và sau đó đƣợc chuyển qua bể khuấy chậm (phát triển bông cặn).

Nƣớc thô sau khi phản ứng tạo bông cặn đƣợc chuyển qua bể lắng MULTIFLO, nƣớc đƣợc lắng xuống theo phƣơng thẳng đứng nhờ tấm Lamen có độ nghiêng khoảng 700. Sau đó, nƣớc đã lắng đƣợc chuyển qua bể lọc nhanh bằng lớp vật liệu lọc cát thạch anh với đƣờng kính cát lọc 0,9-1,2 mm.

Nƣớc sau khi lọc tại các bể lọc nhanh đƣợc khử trùng bằng hệ thống Clo lỏng đƣợc bố trí hai máy châm Clorua công suất 20kg/h; Clo lỏng đƣợc châm vào nƣớc thông qua hệ thống Ejector và đƣợc đƣa vaod 2 bể chứa, mỗi bể có thể tích 10000 m3.

Quá trình khai thác, sử dụng nƣớc đƣợc đo đạc và giám sát thông qua đồng hồ đo nƣớc đặt tại các trạm bơm cấp I của Nhà máy nƣớc Cầu Đỏ.

3.2.2. Các thiết bị và quá trình xử lý công nghệ xử lý nước cấp

3.2.2.1. Cửa thu nước

Cửa thu nƣớc dùng để thu nƣớc từ vị trí lấy nƣớc thô vào hồ sơ lắng. Công trình cửa thu nƣớc Đà Nẵng đƣợc xây dựng năm 1985 có nhiệm vụ thu nƣớc phục vụ cho cả 2 nhà máy nƣớc Sân Bay và Cầu Đỏ. Công trình thu nƣớc gồm lƣới chắn rác và song chắn rác. Lƣới chắn rác là loại lƣới B40 đƣợc đặt ở phía ngoài cửa thu nƣớc có tác dụng ngăn chặn các vật lơ lửng, trôi nổi không đi vào cửa thu nƣớc. Sau đó sẽ đi qua song chắn rác và theo 2 đƣờng ống có kích thƣớc D= 900 mm vào hồ sơ lắng, có van đóng mở.

3.2.2.2. Hồ sơ lắng

Hồ sơ lắng có nhiệm vụ lắng các cặn có kích thƣớc và trọng lƣợng lớn, cung cấp nƣớc thô cho 2 nhà máy cấp nƣớc là Sân Bay và Cầu Đỏ. Hồ tiếp nhận nguồn nƣớc thô sông Cầu Đỏ chảy vào trực tiếp từ của thu và nguồn nƣớc thô từ trạm bơm An

Trạch (hồ này chỉ vận hành khi lƣợng nƣớc cấp trực tiếp tại của thu bị thiết độ mặn hồ sơ lắng không đạt yêu cầu).

Hồ chứa có kích thƣớc B x L = 100 x 60m. Xung quanh đƣợc kè đá.

3.2.2.3. Trạm bơm cấp I

Trạm bơm này có tác dụng đƣa nƣớc từ hồ sơ lắng đi đến bể phản ứng. Trạm bơm gồm 5 máy bơm gồm 5 máy bơm với công suất 2.560 m3/h. Gồm 2 máy cung cấp nƣớc thô cho nhà máy nƣớc Sân Bay và ba máy nƣớc còn lại cung cấp cho nhà máy nƣớc Cầu Đỏ. Ba máy bơm của nhà máy nƣớc Cầu Đỏ có công suất và lƣu lƣợng nhƣ nhau, trong đó có một máy bơm sử dụng máy biến tầng nên gọi là bơm biến tầng, có tác dụng biến đổi tầng số, tốc độ quay của máy bơm nên có thể điều chỉnh đƣợc lƣu lƣợng. Bơm biến tầng hoạt động với công suất 160 kw, hai máy còn lại hoạt động với công suất 75kw, thƣờng xuyên có 2 máy bơm chạy. Trạm bơm cấp 1 chƣa lắp đặt máy bơm dự phòng. Tất cả máy bơm đƣợc bố trí thấp hơn mực nƣớc thấp nhất trong hồ sơ lắng sau đó đi qua ống đẩy D700 dài 72m đến bể phản ứng.

3.3.3.4. Bể trộn, bể phản ứng

- Nƣớc thô từ trạm bơm cấp I theo đƣờng ống Φ1000mm cấp đến bể trộn. Tại đây sẽ xảy ra quá trình trộn đều hóa chất phản ứng với nƣớc, hình thành quá trình keo tụ. - Nƣớc sau khi qua bể trộn đi vào bể phản ứng, tại đây hình thành các phản ứng hóa học và hình thành bông cặn. Bể đƣợc tăng hiệu quả phản ứng nhờ các máy khuấy cƣỡng bức, tăng giảm pH,…

3.2.2.5. Bể lắng lamen

Bể lắng tiếp nhận nƣớc từ bể phản ứng, tại đây các bông cặn liên kết với nhau tạo thành những bông cặn lớn và lắng xuống đáy bể, nƣớc trong đƣợc thu vào các ống khoan lỗ trên bề mặt bể và chảy sang bể lọc, cặn bùn sau khi lắng đƣợc xả ra mƣơng dẫn cặn bằng thủy lực. Bể lắng có 4 ngăn, bể lắng có các thiết bị sau:

- Hệ thống tấm Lamen (tăng hiệu suất của bể lắng) - Hệ thống đƣờng ống dẫn nƣớc sang cụm lọc

- Hệ thống van điện để súc xả bùn

3.2.2.6. Bể lọc

Bể lọc tiếp nận nƣớc từ bể lắng, nƣớc đƣợc lọc qua lớp vật liệu lọc, các cặn bẩn và vi khuẩn đƣợc giữ lại trên bề mặt lớp vật liệu lọc, nƣớc sạch đi vào ống tập trung và đƣợc dẫn vào 02 bể chứa nƣớc sạch. Hết một chu kỳ lọc phải tiến hành rửa bể lọc để phục hồi khả năng làm việc của lớp vật liệu lọc. Rửa bể bằng khí và nƣớc kết hợp. Có 12 bể lọc, kích thƣớc mỗi bể: 8500 x 9500 x 5000mm, tổng diện tích 855 m2 .

3.2.2.7. Bể chứa

Chứa nƣớc sạch sau khi xử lý nguồn nƣớc thô từ sông Cầu Đỏ. Định kỳ súc xả làm vệ sinh bể chứa, 1 năm súc xả 1 lần vào tháng 12 hoặc tháng 1 vào mùa nƣớc nguồn có độ đục thấp.

3.2.2.8. Nhà hóa chất

Nhà hóa chất có nhiệm vụ hòa, trộn hóa chất phục vụ xử lý nƣớc của dây chuyền công nghệ. Hóa chất đƣợc sử dụng trong dây chuyền công nghệ là P.A.C (nồng độ 5- 10%). Nhà hóa chất gồm các thiết bị sau:

- 03 thùng pha trộn P.A.C có thể tích 1 bể 18,75m3

- Có 03 máy khuấy pha trộn P.A.C. Có N=2,2 Kw, n=70v/ph

- Bơm định lƣợng hóa chất gồm có: 03 máy bơm định lƣợng dung dịch P.A.C Q=22 lít/phút, H=35m

- Tủ điện động lực và điều khiển - Hệ thống cầu trục

3.2.2.9. Nhà vận hành Clo

Kích thƣớc mặt bằng B x L = 9,2 x 18,8m. Đƣợc chia làm 2 phòng:

- Phòng đặt bình Clo 9,2 x 13,9m trong phòng đặt 12 bình cho 950kg, 2 bình làm việc, 2 bình dự phòng và 8 bình dự trữ.

- Có thiết bị sensor báo hiệu đèn và còi lúc có khí Clo xì và rò.

- Phòng đặt thiết bị Cloratơ: 9,2 x 4,7m trong phòng đặt 2 Cloratơ 0-20kg/h, các phụ tùng và 2 bơm nƣớc kỹ thuật Q=9m3/h, H=52m, N=3Kw

- Bên ngoài nhà Clo đặt một thiết bị trung hòa Clo gồm: + 1 bể trung hòa NaOH V=15m3

+ 1 bơm NaOH Q=0,6m3/phút H=15m N=5,5Kw + 1 quạt gió Q=60m3/phút N=5,5Kw

+ 1 tháp trung hòa D=1200 H=2000mm

3.2.2.10. Trạm khử trùng

Khử trùng là khâu bắt buộc và là cuối cùng của quá trình xử lý, nhằm tiêu diệt hết tất cả các vi sinh vật gây bệnh có trong nƣớc. Khử trùng là khâu quyết định đến chất lƣợng nƣớc cấp. Trạm khử trùng nhà máy nƣớc Cầu Đỏ đƣợc bố trí có một máy châm Clorua công suất 20kg/h, sử dụng Clo lỏng để khử trùng nƣớc, Clo lỏng đƣợc châm vào nƣớc thông qua một hệ thống Ejector, lƣợng Clo thêm vào phải đảm bảo các yêu cầu:

- Khử trùng tuyệt đối

- Đảm bảo lƣợng Clo dƣ ngay tại đầu nguồn từ 0,5 – 0,7 mg/l.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng xử lý và cấp nước của thành phố Đà Nẵng. (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)