5. CẤU TRÚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2.3.3. Phương pháp đánh giá lắng đọng KLN trong không khí
Phương pháp điều tra, khảo sát, lấy mẫu
- Khảo sát điều kiện địa hình, sự sẵn có của loài Rêu B. indica quanh KCN Hòa Khánh.
- Tiến hành lấy mẫu Rêu phân tích hàm lượng KLN theo thủ tục lấy mẫu tiêu chuẩn được thông qua ở Châu Âu [26].
Có tổng cộng 35 mẫu Rêu được lấy tại các địa điểm khác nhau chia làm 3 khu vực trong và ngoài KCN Hòa Khánh. Khu vực 1 gồm 5 vị trí nằm trong phạm vi
KCN Hòa Khánh. Khu vực 2 gồm 25 vị trí nằm quanh KCN như sau: phía Bắc (5 mẫu), phía Nam (5 mẫu), phía Đông (5 mẫu), phía Tây (10 mẫu) và 5 vị trí tại khu vực 3 là trung tâm thành phố.
Hình 2.3:Lấy mẫu tại hiện trường Hình 2.4: Mẫu sau khi thu thập tại phòng thí nghiệm
Phương pháp phân tích
- Xử lý mẫu trước khi phân tích
Làm sạch các thành phần: hạt đất lớn, lá, bụi,..Phần trên cùng của Rêu (sống, màu xanh ) được tách ra và loại bỏ phần dưới (màu nâu, đã chết), chỉ sử dụng phần đầu để phân tích. Đối với phương pháp AAS các mẫu chưa được rửa được sấy khô đến trọng lượng không đổi ở 400C. Nếu các mẫu không được làm sạch ngay sau khi lấy mẫu, chúng nên được đưa váo túi giấy, sấy khô và bảo quản ở nhiệt độ phòng (20-25oC) cho đến khi xử lý thêm [26].
Hình 2.7: Mẫu Rêu sau khi làm sạch Hình 2.8: Mẫu Rêu sau khi sấy
- Vô cơ hóa mẫu
Lấy khoảng 300 mg trọng lượng khô Rêu cho vào một hỗn hợp 2,1 ml HCl và 0,7 ml HNO3 đậm đặc (HNO3 65%), để yên ít nhất 16h ở nhiệt độ phòng. Sau đó tăng nhiệt độ của hỗn hợp trong 2h cho đến khi đạt điều kiện hồi lưu. Sau đó để nguội. Lọc qua giấy lọc KLN (giấy lọc Whatman 0,2 µm ) và định mức lên 100 ml bằng HNO3 1%. Nồng độ của các KLN được xác định bằng cách sử dụng lò với Pb và Cd. (Theo hướng dẫn của TCVN 6649:2000) [1].
Hình 2.9: Quá trình vô cơ hóa mẫu Hình 2.10: Mẫu sau vô cơ hóa
Phân tích mẫu
Mẫu được phân tích bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa (lò graphit) với các bước sóng tương ứng với các KLN Pb, Cd là 217 nm, 228.8 nm tại phòng thí nghiệm Khoa Sinh – Môi trường [2].